TỰ LUẬN (7.0 đ)

Một phần của tài liệu GA sinh 9 có KNS (Trang 71 - 72)

Câu 1: (1.5 đ) Thế nào là lai phấn tích? Và có ý nghĩa gì? Câu 2: (2.0 đ) ARN tổng hợp theo nguyên tắc nào?

Câu 3: (1.5đ) Thế nào là đột biến cấu trúc NST? có những dạng đột biến nào? Câu 4: (2.0đ) So sánh thường biến và đột biến?

ĐÁP ÁN

I/TRẮC NGHIỆM:Đúng mỗi câu 0,5 điểm .

1 2 3 4 5 6

d b d b c a

II/ TỰ LUẬN

câu1: - Lai phân tích là:

a/ (1.0 đ) Lai giữa cá thể có kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cá thể có kiểu hình lặn nếu: + F1 đồng tính thì cá thể trội có kiểu gen thuần chủng.

+ F1 phân tính thì cá thể trội có kiểu gen không thuần chủng. b/ (0.5 đ) xác định cá thể trội có kiểu gen thuần chủng hay không.

Câu 2: - ARN tổng hợp theo nguyên tắc ( Mỗi ý đúng 0.5 đ) + Dựa vào 1 mạch khuôn ( mạch ADN )

+ Các nuclêôtit mạch khuôn liên kết các nuclêôtit tự do ở môi trường theo NTBS từng cặp: A – U; T – A ; X – G; G – X.

+ Các nulêôtit mạch khuôn qui định các nulêôtit của mạch ARN + Dựa vào chức năng có 3 loại ARN

Câu 3:

a/ (0.5 đ) Đột biến cấu trúc Nhiễm sắc thể là sự thay đổi trong cấu trúc Nhiễm sắc thể b/ (1.0 đ) Các trường hợp đột biến cấu trúc NST:

+ Mất 1 đoạn Nhiễm sắc thể. + Lặp đoạn Nhiễm sắc thể. + Đảo đoạn Nhiễm sắc thể.

Câu 4:

a/ (0.5 đ) Giống nhau: đều có thay đổi về kiểu hình b/(1.5 đ) Khác nhau:

Thường biến Đột biến

+ Là những biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường.

+ không di truyền được.

+ Phát sinh đồng loạt theo 1 hướng xác định với điều kiện môi trường,

+ có lợi cho bản thân sinh vật.

+ Là những biến đổi kiểu hình do thay đổi vật chất di truyền ( kiểu gen ADN NST,)

+ Có di truyền.

+ Xuất hiện, ngẫu nhiên, cá biệt. + thường có hại cho bản thân sinh vật.

TUẦN :20 Ngày soạn:31/12/2011 Tiết 37

CHƯƠNG VI – ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

BÀI 31: CÔNG NGHỆ TẾ BÀOI/ MỤC TIÊU: I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

- Học sinh phải hiểu được khái niệm công nghệ tế bào, nắm được những giai đoạn chủ yếu của công nghệ tế bào và hiểu được tại sao cần thực hiện các công nghệ đó.

- Trình bày được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống.

2/ Kỹ năng: - Nhận biết các giai đoạn của nhân giống vô tính.

II/ CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV Giải thích Tranh hình 31 SGK.

III/TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:1/ Kiểm tra bài cũ 1/ Kiểm tra bài cũ

- Không kiểm tra.

2/ Khám phá:

VB: Di truyền học được ứng dụng trong khoa học chọn giống. Nhiệm vụ vủa ngành chọn giống là cải tiến giống hiện có tạo ra những giống mới nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống. Bằng các phương pháp lai tạo giống và gây đột biến nhân tạo, đặc biệt là kĩ thuật gen các nhà chọn giống đã có thể chủ động tạo nguồn biến dị cho chọn giống đồng thời đề ra các phương pháp chọn lọc tốt nhất để củng cố và tăng cường những tính trạng mong muốn.

3/ Kết nối:

Hoạt động 1: Khái niệm công nghệ tế bào

Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và

trả lời:

- Công nghệ tế bào là gì?

- Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện những công việc gì? - Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc?

- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.

- HS nghiên cứu thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức và nêu được:

Một phần của tài liệu GA sinh 9 có KNS (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w