Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Viễn thông liên tỉnh

Một phần của tài liệu quản trị cung ứng các dịch vụ viễn thông trên nền mạng thế hệ sau (ngn) tại công ty viễn thông liên tỉnh (Trang 46 - 50)

các dịch vụ viễn thông trên tuyến trục đáp ứng nhu cầu thông tin cho khách hàng, các doanh nghiệp, các ngành trong nền kinh tế, thực hiện nhiệm vụ chính trị theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước.

BẢNG 2.1 : DOANH THU CỦA CÔNG TY VTN QUA CÁC NĂM 2007 - 2010

Đơn vị tính : Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Dịch vụ truyền hình NGN và

truyền hình truyền thống 8.829 9.896 25.534 17.071 2 Dịch vụ Kênh thuê riêng 302.938 339.568 420.892 618.354 3 Dịch vụ Mạng riêng ảo VPN 36.629 49.656 91.751 149.357

4 Cước kết nối 76.151 154.691 225.278 211.988

(Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD của Công ty Viễn thông liên tỉnh các năm 2007 đến 2010)

Qua bảng 2.1, ta thấy các chỉ tiêu về doanh thu của Công ty đều tăng qua các năm, chứng tỏ rằng Công ty đang trong giai đoạn phát triển. Theo lộ trình giảm cước của Tập đoàn VNPT, giá cước các dịch vụ viễn thông đã giảm theo hai đợt trong hai năm 2007 và 2009, tuy nhiên Công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định đối với doanh thu và sản lượng các dịch vụ viễn thông. Điều này là do, khối lượng sản phẩm dịch vụ tăng nhanh, một phần do tăng nhu cầu của thị trường viễn thông trong nước, một phần do năng lực phát triển mạng luới viễn thông gia tăng đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Có thể thấy rằng Công ty VTN đã không ngừng đổi mới công nghệ viễn thông và đã phát huy hiệu quả.

BIỂU ĐỒ 2.1: SỐ LƯỢNG KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ VPN QUA CÁC NĂM 2007 - 2010

BIỂU ĐỒ 2.2: DOANH THU DỊCH VỤ VPN QUA CÁC NĂM

(Nguồn: báo cáo sản lượng và doanh thu công ty VTN năm 2007, 2008, 2009, 2010)

2.1.4 Vị thế cạnh tranh của Công ty Viễn thông liên tỉnh trên thị trường Viễn thôngViễn thông Viễn thông

Từ khi xuất hiện các doanh nghiệp viễn thông mới, hoạt động kinh doanh các dịch vụ viễn thông của Công ty VTN đã gặp nhiều khó khăn. So sánh tương quan giữa Công ty và các nhà khai thác mới như SPT, Viettel, EVN Telecom có thể nhận xét sau:

- Điểm mạnh của các đối thủ cạnh tranh là:

Một là, các Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông mới luôn tận dụng cảm tình dành cho người đi sau từ công luận và khách hàng, kể cả chính sách ưu tiên của Nhà nước, để thu hút và lôi kéo khách hàng.

Hai là, do thành lập sau các nhà khai thác mới có nhiều thuận lợi trong việc lựa chọn các loại hình dịch vụ, thị trường kinh doanh có hiệu quả để tiến hành khai thác nhằm giảm chi phí và thu được lợi nhuận cao. Các doanh nghiệp viễn thông này có điều kiện tìm hiểu và biết cách khai thác điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để

từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho hoạt động kinh doanh của mình như lựa chọn công nghệ, lựa chọn thị trường, các nhóm đối tượng khách hàng...

Ba là, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông mới linh hoạt trong áp dụng chính sách giá cả, nhất là giá theo phân đoạn thị trường, triển khai các phương thức tuyên truyền quảng bá, khuyến mại mạnh mẽ và rất bài bản do có nhiều ưu đãi về cơ chế hoạt động, chế độ tài chính, quyền tự chủ trong quyết định giá cước dịch vụ viễn thông, công tác chăm sóc khách hàng tốt và linh hoạt.

Bốn là, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông mới có khả năng cung cấp dịch vụ với chất lượng tương đối tốt do triển khai sau nên có cơ hội lựa chọn, ứng dụng công nghệ hiện đại và họ chỉ đầu tư tập trung chủ yếu kinh doanh tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Năm là, các nhà khai thác mới luôn tìm cách và đẩy mạnh chính sách thu hút chất xám bằng chế độ thu nhập cao, cơ hội thăng tiến do vậy đã thu hút được nhiều cán bộ có trình độ của VNPT từ đó giảm thiểu chi phí đào tạo cán bộ.

Sáu là, tổ chức bộ máy của các doanh nghiệp mới nhìn chung là gọn nhẹ, năng suất lao động cao, chế độ trách nhiệm khá rõ ràng, phân quyền khá mạnh nhằm tạo sự chủ động cho người thừa hành để họ có thể ứng phó linh hoạt với diễn biến công việc, tập trung nguồn lực trên những lĩnh vực mũi nhọn.

- Điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh:

Thứ nhất, hạn chế lớn nhất của các nhà khai thác mới là thiếu đầu tư, chậm xây dựng mạng lưới cho riêng mình nên phạm vi cung cấp dịch vụ hạn chế. Hiện nay mới chỉ có Viettel, EVN là có mạng lưới riêng dựa trên các mạng lưới của ngành sẵn có (như mạng lưới của Viettel dựa trên mạng viễn thông quân đội, EVN dựa trên mạng lưới điện quốc gia). Tuy nhiên các doanh nghiệp mới vẫn phải dựa vào mạng lưới và cơ sở kỹ thuật của VNPT để kinh doanh, chia xẻ thị phần, tạo ra doanh thu và lợi nhuận

Thứ hai, là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông mới thành lập nên lực lượng lao động chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông.

hạn chế, ngoài ra, còn phụ thuộc vào khả năng kết nối giữa mạng riêng với mạng của VNPT và còn phụ thuộc vào hệ thống mạng của VNPT.

Hiện nay các đối thủ cạnh tranh của Công ty mới chỉ tập trung kinh doanh tại các các thành phố lớn, các khu dân cư đông, các vùng kinh tế trọng điểm... tuy nhiên sau này thị trường của họ sẽ được mở rộng phạm vi ra cả nước. Các đối thủ không chỉ cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông mà còn cạnh tranh trong cả việc cung cấp hạ tầng cơ sở mạng viễn thông.

Nhìn chung, Công ty VTN là doanh nghiệp có nhiều ưu thế cạnh tranh trong việc kinh doanh các các dịch vụ viễn thông trên mạng đường trục quốc gia nhờ có mạng lưới viễn thông hiện đại, rộng khắp, an toàn và đảm bảo chất lượng dịch vụ. Trong thời gian tới, khi các doanh nghiệp khác xây dựng xong mạng đường trục thì sức ép về việc cho thuê kênh, cho thuê đường truyền, về giảm giá cước sẽ diễn ra mạng mẽ hơn đòi hỏi VTN phải sớm đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có thể duy trì và tăng doanh thu, lợi nhuận.

Một phần của tài liệu quản trị cung ứng các dịch vụ viễn thông trên nền mạng thế hệ sau (ngn) tại công ty viễn thông liên tỉnh (Trang 46 - 50)