2.1.1 Giới thiệu về Công ty Viễn thông liên tỉnh
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Viễn thông liên tỉnh là một tổ chức kinh tế, đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), là một doanh nghiệp thuộc kết cấu hạ tầng, hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích trong lĩnh vực viễn thông, cùng với các đơn vị thành viên khác trong dây truyền công nghệ Bưu chính Viễn thông liên hoàn thống nhất trong cả nước và có mối liên hệ mật thiết lẫn nhau.
Công ty có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Telecom National, viết tắt là VTN và được chính thức thành lập ngày 31/3/1990 theo quyết định số 340/TCCB- LĐ của Tổng cục Bưu điện trên cơ sở sáp nhập một số đơn vị chuyên ngành viễn thông.
Năm 1991 với phương châm đi thẳng vào công nghệ hiện đại là số hóa mạng viễn thông liên tỉnh, tuyến vi ba số băng hẹp AWA Hà Nội - Lạng Sơn và tuyến thông tin trục Bắc Nam, Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh đưa vào sử dụng. Tiếp đó, ngày 16/8/1993 tuyến cáp quang 34 Mb/s trục Bắc - Nam từ Hà Nội đến Tp HCM đã khai thông toàn tuyến và đưa vào sử dụng.
Tháng 10/1993 hệ thống vi ba băng rộng 140 Mb/s từ Hà Nội đến Tp HCM đã đưa vào khai thác, đánh dấu một bước ngoặt chuyển hóa năng lực phục vụ
thông tin đường dài đối với các Bưu điện tỉnh thành phố dọc quốc lộ 1A từ Hà Nội đến Tp HCM. Mạng viễn thông liên tỉnh tiếp tục vươn xa hơn với các tuyến thông tin khác trên mọi miền đất nước như tuyến vi ba Hà Nội-Sơn La-Lai Châu, các tuyến vi ba khu vực Tây Nguyên…
Ngày 20/12/1993 mạng viễn thông liên tỉnh đã được số hóa tới 64/64 tỉnh thành phố. Mạng viễn thông liên tỉnh tiếp tục được nâng cấp và mở rộng dung lượng trên nhiều tuyến bằng hai phương thức song song cáp quang và vi ba như tuyến Hà Nội-Quảng Ninh, Tp HCM -Vũng Tàu, trên tuyến trục Bắc-Nam còn có tuyến cáp quang trên tuyến đường dây điện lực 500KV tạo thành mạch vòng khép kín luôn đảm bảo độ thông liên lạc là 100%.
Đặc biệt năm 1996 thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng về công nghiệp hóa- hiện đại hóa, được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Ngành, Công ty VTN đã cùng các chuyên gia nước ngoài lắp đặt xong thiết bị 2,5 Gb/s trên tuyến trục Bắc- Nam và trên tuyến cáp quang điện lực 500 KV đưa dung lượng lên gần 20.000 kênh thoại, với công nghệ SDH nhằm đáp ứng sự phát triển các dịch vụ viễn thông đang phát triển rất nhanh và mạnh.
Trong những năm gần đây, cùng với đầu tư xây dựng mới nhiều công trình như các tuyến cáp quang đường HCM, tuyến cáp quang biển trục Bắc-Nam, Công ty luôn cập nhật các công nghệ viễn thông tiên tiến của thế giới, gần đây nhất là mạng viễn thông thế hệ sau NGN đã được đưa vào khai thác tháng 11/2004. Mạng thế hệ sau NGN ứng dụng công nghệ IP đã mở ra cơ hội cung cấp nhiều dịch vụ viễn thông đa dạng, nâng cao hiệu suất sử dụng truyền dẫn, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng viễn thông Việt Nam.
Hai mươi năm qua, Công ty luôn giữ vai trò là trục xương sống của mạng viễn thông quốc gia, với 4 nút chuyển mạch liên tỉnh đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ; sử dụng công nghệ hiện đại như mạng viễn thông thế hệ sau NGN, hệ thống truyền dẫn hiện đại công nghệ SDH (vi ba, cáp quang), DWDM với dung lượng tuyến trục lên đến 120 Gb/s, đóng góp một phần
không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của ngành BCVT và của đất nước. Mạng lưới viễn thông liên tỉnh cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân và nhu cầu thông tin nói chung cho xã hội, tuy nhiên mạng lưới viễn thông còn phải tiếp tục hiện đại hóa, tương xứng với các nước trong khu vực Đông Nam á và thế giới.
Trong những năm qua, Công ty luôn cố gắng vươn lên khẳng định vị thế của một ngành then chốt trong đời sống kinh tế xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước. Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã tích cực phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.
Qua 20 năm hình thành và phát triển, Công ty Viễn thông Liên tỉnh đã từng bước trưởng thành, phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, và đời sống của nhân dân trong công cuộc đổi mới đất nước.
2.1.1.2 Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của Công ty Viễn thông liên tỉnh
Về cơ cấu tổ chức : Công ty có 6 đơn vị trực thuộc
- Văn phòng Công ty: là bộ phận đầu não điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Trung tâm viễn thông khu vực I: Quản lý và khai thác mạng lưới viễn thông khu vực phía Bắc.
- Trung tâm viễn thông khu vực II: Quản lý và khai thác mạng lưới viễn thông khu vực phía Nam.
- Trung tâm viễn thông khu vực III: Quản lý và khai thác mạng lưới viễn thông khu vực miền Trung và Tây nguyên.
- Trung tâm Thanh khoản: Thu thập, xử lý số liệu, tính cước kết nối, đối soát số liệu và thanh toán với các đơn vị trong và ngoài Ngành.
Khối chức năng Khối sản xuất Khối XDCB P h òn g T C C B P hò n g K T N V -Đ H P hò n g kế h oạ ch P hò n g K in h d oa n h P hò n g hà n h c hí n h Trung tâm Viễn Thông KVI Trung tâm Viễn Thông KVII Trung tâm Viễn Thông KVIII Trung tâm Thanh khoản B an Q u ản lý d ự á n
HÌNH 2.1: MÔ HÌNH BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG LIÊN TỈNH
Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Viễn thông liên tỉnh
- Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành khai thác mạng lưới viễn thông liên tỉnh. Kinh doanh các dịch vụ viễn thông và các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng
Các phòng chức năng
Các đơn vị sản xuất: Đài, Tuyến, Xưởng, trạm …
viễn thông liên tỉnh, làm đầu mối kết nối giữa mạng viễn thông các tỉnh trong cả nước với nhau và với cửa ngõ quốc tế để kinh doanh và phục vụ theo quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trực tiếp giao.
- Đảm bảo thông tin viễn thông liên tỉnh, phục vụ sự chỉ đạo của các cơ quan Đảng và chính quyền các cấp, phục vụ công tác phòng chống lụt bão, các yêu cầu đời sống kinh tế xã hội và sản xuất kinh doanh theo quy định của Tập đoàn nhằm hoàn thành kế hoạch được giao.
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế dự toán, xây lắp mạng chuyên ngành thông tin liên lạc. - Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành viễn thông. Bảo trì các thiết bị chuyên ngành viễn thông.
2.1.2 Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Viễn thông liên tỉnhthông liên tỉnhthông liên tỉnh thông liên tỉnh
2.1.2.1 Đặc điểm về phạm vi hoạt động của Công ty VTN.
Phạm vi hoạt động của Công ty VTN phân bố ở cả 63 tỉnh/thành phố trong cả nước, là đơn vị quản lý, khai thác, vận hành các thiết bị, mạng lưới thông tin viễn thông liên tỉnh kết nối giữa các VNPT tỉnh trong cả nước và nối cửa ngõ thông tin quốc tế với hơn 300 trạm viễn thông, trong đó có gần 70% số trạm là trên các vùng núi cao, các vùng xa xôi hẻo lánh, điều kiện sinh hoạt khó khăn. Hệ thống cáp quang do Công ty quản lý khoảng 20.000 km xuyên suốt từ Bắc đến Nam. Hệ thống thông tin cáp sợi quang chôn ngầm dưới lòng đất, trải rộng khắp đất nước qua nhiều địa hình phức tạp và qua nhiều cầu cống, sông ngòi, đồi núi. Số lao động công nghệ của Công ty phân bố trải theo các trạm và theo các tuyến cáp quang bao gồm nhiều lứa tuổi, nhiều loại trình độ, nhiều dân tộc có phong tục tập quán khác nhau nhưng đều phải thực hiện những nhiệm vụ trong một mạng lưới thông tin hiện đại và thống nhất.
2.1.2.2 Đặc điểm về sản phẩm dịch vụ và tiêu thụ dịch vụ của Công ty
Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ của Công ty đều được khai thác trên hệ thống mạng đường trục liên tỉnh, dựa trên hai công nghệ chuyển mạch: chuyển
mạch kênh và chuyển mạch gói.
Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của Công ty là:
- Các sản phẩm từ mạng viễn thông liên tỉnh truyền thống: sử dụng công nghệ chuyển mạch kênh
+ Điện thoại VoIP 171: Là dịch vụ điện thoại gọi đường dài trong nước và quốc tế giá rẻ, sử dụng công nghệ thoại qua internet VoIP. Ưu điểm của dịch vụ là giá cước rẻ, chất lượng gần bằng điện thoại liên tỉnh truyền thống. Dịch vụ này cũng có đối tượng là mọi khách hàng, cá nhân và tổ chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên tỉnh giá rẻ mà không đòi hỏi cao lắm về chất lượng.
Cách sử dụng điện thoại VoIP 171: 171+ 0+ mã vùng+ Số điện thoại cần gọi. + Dịch vụ kênh thuê riêng là dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn vật lý dùng riêng để kết nối và truyền thông tin giữa các thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng của khách hàng tại hai điểm cố định khác nhau. Đây là dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng: thoại, hình ảnh, truyền số liệu, truyền hình hội nghị… dành cho các khách hàng là những công ty lớn, có phạm vi hoạt động rộng có nhu cầu thuê đường truyền riêng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình: là dịch vụ cho phép khách hàng truyền dẫn tín hiệu truyền hình một hoặc hai chiều tới mọi địa điểm khách hàng có nhu cầu trên lãnh thổ Việt Nam. Truyền hình trực tiếp các phiên bóng đá, ca nhạc, thời trang, thời sự... với bất cứ thời gian và địa điểm nào, đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế.
+ Dịch vụ truyền hình hội nghị: Dịch vụ này cho phép những người tham dự tại các điểm khác nhau có thể nhìn thấy và trao đổi trực tiếp với nhau qua màn hình tivi. Dịch vụ truyền hình hội nghị còn là công cụ hữu ích và hiệu quả trong việc phục vụ công tác đào tạo, giảng dạy, hoặc trợ giúp y tế từ xa.
- Các sản phẩm dịch vụ mới từ mạng thế hệ sau NGN dành cho người sử dụng (sử dụng công nghệ chuyển mạch gói).
+ Dịch vụ mạng riêng ảo VPN (dịch vụ MegaWan, Dịch vụ Metronet): là dịch vụ cung cấp kết nối mạng riêng cho khách hàng trên nền IP/NGN. Dịch vụ
VPN cho phép triển khai các kết nối nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện với chi phí thấp. Dịch vụ này thích hợp cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có diện trải rộng, gồm nhiều điểm, có nhu cầu kết nối số liệu như: ngân hàng, bảo hiểm, hàng không… Đây là dịch vụ có nhiều ưu thế hơn dịch vụ kênh thuê riêng truyền thống của Công ty với ưu thế linh hoạt, ổn định, khai thác hiệu quả mềm dẻo với chi phí thấp hơn trong khi vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn bảo mật theo tiêu chuẩn quốc tế.
+ Dịch vụ truyền hình hội nghị NGN: là dịch vụ truyền dẫn tín hiệu hình ảnh và âm thanh giữa hai hoặc nhiều điểm khác nhau. Dịh vụ cho phép nhiều người tham dự tại các địa điểm khác nhau có thể trao đổi trực tiếp bằng âm thanh, hình ảnh qua màn hình và loa. Hệ thống hội nghị truyền hình còn cung cấp nhiều tiện ích cho người sử dụng như : Kết nối với máy tính trình chiếu văn bản , kết nối với hệ thống âm thanh ngoài, các thiết bị lưu trữ (đầu ghi băng từ, đĩa quang VCD, DVD hoặc đĩa cứng) để lưu lại những phiên hội thảo quan trọng.
Sản phẩm dịch vụ của Công ty là kết quả của một chuỗi các hoạt động thống nhất trong toàn bộ dây truyền sản xuất, sản phẩm sản xuất ra không những là của tập thể người lao động trong toàn Công ty mà còn có sự tham gia của các VNPT tỉnh/thành phố và các Công ty dọc trực thuộc Tập đoàn VNPT mới tạo ra được sản phẩm dịch vụ hoàn chỉnh.
Sản phẩm của Công ty là dịch vụ viễn thông, là sự thoả mãn nhu cầu trao đổi thông tin, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời khi có nhu cầu của khách hàng, sản phẩm không có phế phẩm và là loại sản phẩm tiêu dùng một lần. Do tính chất và đặc điểm của Ngành nên sản phẩm của Công ty luôn phải đảm bảo chất lượng, không có thứ phẩm, sai sót thường chỉ được phép ở mấy phần nghìn.
2.1.2.3 Đặc điểm về công nghệ của Công ty
Công nghệ hiện Công ty VTN đang sử dụng là công nghệ kỹ thuật số chuyên ngành viễn thông hoàn toàn được nhập khẩu từ nước ngoài và thuộc loại tiên tiến trong khu vực và thế giới.
- Hệ thống truyền dẫn: Hệ thống cáp quang đã và đang được xây dựng, nâng cấp vuơn tới các tỉnh, thành phố trong cả nước để tạo thành một mạng lưới viễn thông hoàn chỉnh. Tuyến trục Bắc Nam được trang bị hai hệ thống cáp quang hoạt động song song với công nghệ tiên tiến nhất SDH, tốc độ 240 Gb/s. Ngoài ra, mạng lưới viễn thông được xây dựng theo vòng ring cáp quang nhằm đảm bảo khi có sự cố mất liên lạc vì một lý do nào đó thì hệ thống tự động chuyển lưu lượng sang hướng khác để đảm bảo liên lạc.
- Về số lượng và dung lượng tổng đài liên tỉnh: Công ty có 6 tổng đài: + Tổng đài AXE-10 Hà Nội: 3.000 Trung kế + Tổng đài AXE-10 Hồ Chí Minh: 2.500 Trung kế + Tổng đài A XE-10 Đà nẵng: 1.000 Trung kế + Tổng đài A XE-10 Cần Thơ: 560 Trung kế + Tổng đài NGN Hà Nội: 1.000 Trung kế + Tổng đài NGN Tp HCM: 550 Trung kế 2.1.2.4 Đặc điểm đội ngũ lao động của Công ty
Là một trong những đơn vị đi đầu của Tập đoàn VNPT, thường xuyên tiếp cận các công nghệ kỹ thuật mới trên thế giới, Công ty đã và đang xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và công nhân lành nghề. Đội ngũ lao động của Công ty có nhiều trình độ, nhiều lứa tuổi, độ tuổi trung bình cao, tỉ lệ lao động nam chiếm chủ yếu (hơn 2/3) do đặc thù hoạt động phân bố cả nước qua nhiều địa hình phức tạp như núi cao, vùng sâu, vùng xa…
Tổng số lao động của Công ty hiện nay là hơn 2100 CBCNV. Trong đó: - Tỉ lệ lao động nam chiếm chủ yếu (hơn 2/3).
- Tổng số lao động quản lý chiếm 25 %.
- Lao động sản xuất trực tiếp tại các đơn vị chiếm 65 %. - Lao động gián tiếp hay lao động phụ trợ chiếm 10 %.
Về trình độ:
- Lao động có trình độ Cao đẳng và Đại học chiếm 50,7 % tổng số lao động - Lao động là công nhân và Trung cấp chiếm 4,3% tổng số lao động
(Nguồn: Báo cáo thống kê lao động của Công ty VTN năm 2010)
2.1.2.5 Đặc điểm về khách hàng
Khách hàng tìm đến VTN để được VTN cung cấp các dịch vụ viễn thông là các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Khách hàng nói chung của VTN bao gồm:
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông: là các doanh nghiệp ngoài Tập đoàn VNPT tham gia cung cấp các dịch vụ Bưu chính – Viễn thông – tin học