Phép điệp trong lượn Slương

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 109 - 122)

6. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Phép điệp trong lượn Slương

Phép điệp là một trong những biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong thơ văn, ca dao, dân ca. Trong Lượn Slương, phép điệp được sử dụng rất nhiều.

Điệp ngữ là sự lặp lại một ý thơ, một câu thơ, hoặc một khổ thơ theo nguyên tắc điệp ý, điệp cấu trúc ngữ pháp nhằm nhấn mạnh hoặc mở rộng ý để gây ấn tượng hoặc gợi ra những cảm xúc mạnh trong lòng người nghe.

Phép điệp có tác dụng rất lớn trong việc nhấn mạnh ý, mở rộng ý, tăng thêm lượng nghĩa, lượng cảm xúc cho khúc hát. Chính vì thế, việc sử dụng phép điệp góp phần rất lớn trong việc tạo nên nhịp điệu, tiết tấu, sức hấp dẫn

cho làn điệu dân ca lượn Slương. Hơn nữa, việc sử dụng phép điệp góp phần

thể hiện những tình cảm phong phú, đa dạng nhưng cũng rất phức tạp của đời sống con người.

Sự lặp đi lặp lại một từ (điệp từ), một cụm từ (điệp ngữ), một câu (điệp cú pháp)... vừa có tác dụng nhấn mạnh, vừa tạo ra những điệp khúc độc đáo trên nền nhạc chung của toàn bài lượn. Với phương pháp này, lượn Slương mở rộng và nhấn mạnh ý, gây ấn tượng và khơi ra những cảm xúc lốc xoáy trong lòng người nghe. Phép điệp xuất hiện nhiều lần dễ làm người ta chú ý.

“Kiết duyên táng bán bạn đồng tâm Chắc cạ vằn pây te kí xuân

Buân tặt lồng mà dú cần sứ

Vắn vắng mèng tham cói ngắm thâng Kiết duyên táng bán bạn đồng tâm Lắm lặp pi bươn xuân tốc xuân Cừn nòn nghìn tiếng tua khảm khắc Vắn vắng mèng tham còi ngắm thâng”

(Kết duyên khác bản bạn đồng tâm Biết rằng một ngày mất mấy xuân Trời cho sinh ra người một sứ Ngày vắng ve kêu nghĩ đến thôi Kết duyên khác bản bạn đồng tâm Dằng dặc năm tháng xuân lại xuân Đêm nằm mà nghe tiếng khảm khắc Ngày vắng ve kêu thêm cực thân).

[51.Tr.162]

Nhiều lời ca trong lượn Slương cùng lúc sử dụng cả phép điệp ý, điệp từ, điệp cú pháp (kiểu câu) đã tạo nên mạch cảm xúc dạt dào tuôn chảy. Lời ca sau đây nói về tâm sự của chàng trai sau khi gặp cô gái, từ đó nói lên ước mơ của chàng trai, muốn được kết duyên với người mình yêu:

“Đêm nằm tư tưởng lòng xiết xa Trước nào được hợp chốn một nhà Cùng ăn một mâm ngồi một chiếu Cho tỏ giao ngôn nói mặn mà Đêm nằm chẳng nhắp một tư lương Bức tức trong mình vẫn nhớ thương Giời định tơ hồng thì mặc ý

Mong kết cùng em người viễn phương

[51.Tr.102]

Thủ pháp phép điệp này còn là một biện pháp tạo nên tính nhịp điệu, tiết tấu cho câu hát. Nó tạo ra những điệp khúc với âm thanh du dương khi trầm bổng, lúc vút cao, lúc lắng đọng, dàn trải mênh mông, diễn tả phong phú đa dạng các cung bậc tình cảm khác nhau, khiến cho lời ca lượn Slương có sức sống bền bỉ, mãnh liệt trong tâm hồn của những người Tày yêu thơ ca dân tộc mình trong mọi thời đại.

TIỂU KẾT

Việc nghiên cứu và tìm hiểu một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu trong hát lượn Slương như thể thơ, ngôn từ, không gian và thời gian nghệ thuật…đã giúp chúng ta hiểu được giá trị sâu sắc của lượn Slương ở xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Thể thơ trong lượn Slương là thể thơ thất ngôn, đã diễn đạt một cách phong phú và sinh động tâm tư cũng như tình cảm, nguyện vọng của Người Tày. Thời gian nghệ thuật trong lượn Slương là thời gian đang lúc diễn xướng, thời gian hiện tại thay cho thời gian khách quan. Không gian trong lượn Slương là không gian thiên nhiên, không gian sinh hoạt đời thường mang tâm thức tập thể nên có tính phiếm chỉ. Do vậy, nội dung của khúc hát phù hợp với tình cảm tâm trạng của bất cứ người nào muốn bộc lộ. Ngoài ra mối quan hệ chặt chẽ giữa không gian và thời gian nghệ thuật trong lời hát không những phản ánh chân thực tình cảm và tư tưởng mà còn hàm chứa tư duy về sự hiện hữu giới hạn của con người trong thời gian và không gian vô hạn. Kết quả tìm hiểu một số phương tiện nghệ thuật tiêu biểu ở trên giúp ta có cái nhìn khái quát và toàn diện về hát lượn Slương của người Tày ở xã Yên Cư và có điều kiện tìm hiểu những nét riêng của lượn Slương.

KẾT LUẬN

1. Xã Yên Cư là một xã thuộc tỉnh Bắc Kạn, vốn là mảnh đất nuôi dưỡng các dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh trong nhiều chặng đường lịch sử. Trên mảnh đất đó, xưa kia giữ vai trò chủ đạo là người Tày bản địa, tuy vậy, đồng bào các dân tộc đã luôn đoàn kết gắn bó bên nhau cùng đấu tranh chống thiên tai, địch họa và xây dựng cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.

Cư dân người Tày, cũng như nhiều cư dân thuộc dân tộc khác sinh sống trên khắp đất nước Việt Nam, có đời sống lịch sử, văn hóa phong phú và đa dạng. Dân tộc Tày có những nét đặc trưng riêng về phong tục tập quán cũng như lối sống.

Xã Yên Cư có điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú, có khá nhiều tiềm năng, điều kiện cần thiết cho con người tồn tại, phát triển trong quá trình lịch sử của mình. Bên cạnh đó, đời sống văn hóa của người Tày cũng song hành và phát triển, nổi bật là văn hóa dân gian.

Trong kho tàng văn hóa của người Tày, hát dân ca giao duyên luôn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc. Nó thường được diễn ra trong các lễ hội như Lồng tồng, Giã cốm, lễ hội rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy... Tại các lễ hội này, những chàng trai, cô gái vừa vui chơi, vừa tìm bạn để hát giao duyên, hát đối đáp bằng thơ hoặc hát theo làn điệu lượn. Nhưng có một hình thức hát giao duyên mà ít người biết tới và đang có chiều hướng mất dần, đó là hình thức lượn Slương. Lượn Slương là một trong những làn điệu hay, có sức cuốn hút lạ thường. Ai đã từng nghe và hiểu được ý nghĩa của câu lượn thì muốn được nghe mãi. Càng đi xa, càng thành đạt, càng nhớ nhung nó, nhớ nhung đến mê say.

2. Hát lượn Slương có nhiều cung bậc cảm xúc tình cảm khác nhau. Tình yêu mãnh liệt cháy bỏng, những lời giao ước kết duyên hứa hẹn về một tương lai tươi sáng, bên cạnh đó là nỗi đau đớn xót xa khi phải chia tay người yêu. Hát lượn Slương còn thể hiện cách ứng xử thông minh dí dỏm trong đối đáp. Người Tày rất chân thành trong tình yêu, họ quyết tâm, cùng nhau chịu mọi khó khăn vất vả và dành cho người mình yêu tất cả những gì tốt đẹp nhất. Tất cả đã làm lên những bài ca ghi sâu vào tâm trí mỗi người, nó cũng là khát vọng cháy bỏng về một cuộc sống bình yên và hạnh phúc.

Bên cạnh đó, trong thực tế cuộc sống, có những điều không được thuận theo mong ước của họ. Vì một lí do nào đó mà các chàng trai, cô gái người Tày không đến được với nhau, họ không được cùng đi trên một con đường, họ phải chia tay nhau và mỗi người đành đi tìm cho mình một cuộc sống mới nhưng không vì lẽ đó mà họ không còn dành tình cảm cho nhau, không còn quan tâm đến nhau, ngược lại họ vẫn dành cho nhau những tình cảm đáng trân trọng. Chính vì vậy mà khi chia tay, họ vẫn có rất nhiều cảm xúc. Đó cũng là một phần đời sống thực tế của cư dân Tày được gửi gắm vào trong các lời hát.

Khung cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt của người Tày luôn gắn với các lời ca của lượn Slương. Đây cũng là môi trường gìn giữ và phát huy các làn điệu.

Tiếng hát giao duyên trong lượn Slương là tiếng hát bày tỏ tâm hồn người Tày một cách sâu sắc, chân thực và phong phú. Lời ca lượn Slương cũng khái quát được quá trình nảy sinh, phát triển của tình yêu nam nữ dựa trên quan niệm hôn nhân tự do. Lượn Slương là tiếng lòng ngọt ngào, sâu nặng và da diết, được cất lên từ trái tim giàu tình nhân ái, thiết tha, tràn đầy

khát vọng, tràn đầy niềm tin vào tình yêu, cuộc sống. Bên cạnh đó lượn Slương còn là một hình thức sinh hoạt hấp dẫn đáp ứng được nhu cầu văn hoá thẩm mỹ của cư dân người Tày xã Yên Cư.

3. Bên cạnh giá trị về nội dung, lượn Slương còn có giá trị về nghệ thuật. Việc tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu như thể thơ, ngôn từ, không gian và thời gian nghệ thuật đã giúp chúng ta hiểu được giá trị sâu sắc của lượn Slương của người Tày ở xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Trong lượn Slương có sử dụng thể thơ thất ngôn, thể thơ này đã diễn đạt một cách phong phú và sinh động tâm tư cũng như tình cảm, nguyện vọng của người Tày. Bên cạnh đó, thời gian và không gian nghệ thuật đã giúp cho nội dung của khúc hát phù hợp với tình cảm tâm trạng của bất cứ người nào muốn bộc lộ. Lời hát không những phản ánh chân thực tình cảm và tư tưởng mà còn hàm chứa tư duy về sự hiện hữu giới hạn của con người trong thời gian và không gian vô hạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1992),Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb Tp HồChí Minh.

2. Bộ văn hoá và Bảo tàng Việt Bắc (1991), Một số vấn đề lịch sử Văn hoá

các dân tộc ở Việt Bắc, Bảo tàng Việt Bắc, Thái Nguyên.

3. Nông Quốc Chấn (1967), “Hãy khơi dòng dân ca các dân tộc thiểu số”,

Tạp chí văn học (1).

4. Chu Xuân Diên (1981), “Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian”,

Tạp chí văn học, số 5.

5. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa

học xã hội.

6. Hà Minh Đức (chủ biên) (2008), Lý luận văn học (Tái bản lần thứ 9),

Nxb giáo dục, H.

7. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam,

Nxb Khoa học xẫ hội,H.

8. Tô Hoài (1976), “ Thực trạng vấn đề văn học thiểu số”, Tạp chí văn học, số 3.

9. Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam (1998), “Sáng tạo và bảo tồn

giá trị văn hoá, văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam”.

10. Vi Hồng (1976), “Vài suy nghĩ về hát Quan lang, Phong Slư, Lượn”, Tạp chí

văn học, (3).

11. Vi Hồng (1979), Sli lượn dân ca trữ tình Tày - Nùng, Nxb Văn hoá dân tộc,H.

12. Như Hoa (2002), Văn hoá ứng xử các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hoá

thông tin, H.

13. Nguyễn Chí Huyên (chủ biên), (2002), Nguồn gốc lịch sử tộc người Tày

vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Nxb Văn học dân tộc,H.

14. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2002), Văn học dân

15. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (chủ biên), (1994), Lễ hội truyền thống

trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, H.

16. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên), (1997), Kho tàng diễn xướng dân gian Việt

Nam, Nxb Văn hoá thông tin, H.

17. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb KHXH, H.

18. Nguyễn Xuân Kính (1998), Văn hoá dân gian những lĩnh vực nghiên

cứu,Nxb KHXH, H.

19. Hoàng Ngọc La, Hoàng Văn Toàn, Vũ Anh Tuấn (2002), Văn hoá dân gian

Tày, Sở văn hoá - Thông tin Thái Nguyên.

20. Lã Văn Lô, Đăng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân

tộc Tày, Nùng,Thái ở Việt Nam, Nxb KHXH, H.

21. Đặng Văn Lung (1997), Nghiên cứu văn hoá dân gian những lĩnh vực

nghiên cứu, Tập 1, Nxb Văn hoá dân tộc.

22. Cung Khắc Lược, Lê Bích Ngân (1987), Lượn cọi Tày - Nùng, Nxb Văn hoá

dân tộc.

23. Hoàng Minh Lường (2001), “Quan niệm về nghệ thuật trong văn học cổ

truyền các dân tộc thiểu số”, Luận án Tiến sĩ.

24. Trần Đức Ngôn (1990), “Một số vấn đề lý luận chung quanh việc nghiên

cứu văn bản văn học dân gian”, Văn hoá dân gian (3), H, Trang 16-19,

Tạp chí nguồn sáng, số3.

25. Trần Đức Ngôn (2000), “Những đặc trưng của văn bản Văn hoá dân gian”

in trong Góp phần nâng cao chất lượng sưu tầm, nghiên cứu Văn học văn

nghệ dân gian, Nxb Văn hoá dân tộc, H, trang 21-37.

26. Võ Quang Nhơn (1983), Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam,

Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

27. Phan Đăng Nhật (1981), Văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb Văn học, H.

28. Nông Thị Nhình (2000), Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày, Nùng, Dao

Lạng Sơn, Nxb dân tộc.

29. Hoàng Văn Páo (2003), Sưu tầm, biên dịch, giới thiệu, Lượn Tày Lạng Sơn, Nxb dân tộc.

30. Lê Trường Phát (1999), Thi pháp văn học dân gian, Nxb Giáo dục.

31. Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược (1998)

Văn hóa truyền thống Tày - Nùng, Nxb văn hóa dân tộc.

32. Nguyễn Nam Tiến (1976), "Về lượn của người Tày", Tạp chí dân tộc, số 1. 33. Nhiều Tác giả (1999), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục.

34. Nhiều Tác giả (1974),Từ điển Tày - Nùng - Việt, Nxb KHXH, H.

35. Nhiều Tác giả (1995), Kho tàng ca dao người Việt, Tập 1, Nxb Văn hóa.

36. Nhiều Tác giả (1995), Kho tàng ca dao người Việt, Tập 2, Nxb Văn hóa.

37. Hoàng Phê (chủ biên), 2001), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung

tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.

38. Hoàng Quyết, Triều Ân, Hoàng Đức Toàn (1996), Từ điển văn hoá cổ

truyền dân tộc Tày, Nxb Văn hoá dân tộc,H.

39. Hoàng Văn Trụ (1997), Dân ca các dân tộc thiểu số Việt Nam,NXB VHDT, H. 40. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề về thi pháp học hiện đại - Bộ GD &

ĐT - Vụ giáo viên - H.

41. Trần Đình Sử (1998), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, H.

42. Sở văn hoá thông tin Việt Bắc, (1974), Bước đầu tìm hiểu vốn văn

nghệ Việt Bắc, Nxb Việt Bắc.

43. Vũ Anh Tuấn (2004), Truyện thơ Tày, nguồn gốc, quá trình phát triển và

thi pháp thể loại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

44. Ngô Đức Thịnh (1990), Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb văn hoá dân tộc.

46. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam (In lần thứ 4 Có sửa chữa và bổ sung), Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

47. Lâm Tiến (1995), Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hoá dân tộc.

48. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp các thể loại văn học dân gian, Nxb Giáo dục.

49. Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (quyển 3),(1992), Tổng tập văn học các dân

tộc ít người ở Việt Nam, Nxb KHXH, H.

50. Trần Quốc Vượng chủ biên (2005), Cơ Sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục. 51. Ma Văn Vịnh (2009), Lượn Thương lễ hội lồng tồng di sản văn hóa,

chưa xuất bản.

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐIỀN DÃ VỀ ĐỜI SỐNG - VĂN HÓA CỦA NGƢỜI TÀY Ở XÃ YÊN CƢ, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN

(Ảnh do tác giả luận văn chụp trong quá trình đi điền dã)

Một bản của người Tày ở xã Yên Cư, Chợ Mới, Bắc Kạn

Tác giả đề tài đang ghi chép sưu tầm hát lượn Slương

Nghệ nhân Nguyễn Đình Mạo - 61 tuổi

Các nghệ nhân hát lượn Slương ở xã Yên Cư, Chợ Mới, Bắc Kạn

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 109 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)