Thể thơ thất ngôn

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 77 - 82)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Thể thơ thất ngôn

Thể thơ thất ngôn là thể thơ phổ biến được các dân tộc khác nhau dùng để sáng tác thơ. Trung quốc là cái nôi sinh ra thơ đường Luật vào đời Ðường (618-907) . Lượn Slương sử dụng thể thơ thất ngôn tạo nên lối thể hiện riêng trong việc kể, miêu tả và bộc lộ nội tâm. Lời ca trong lượn Slương được sử dụng bằng thể thất ngôn gồm có bảy chữ, tiếng cuối câu một, hai, bốn cùng vần và tiếng cuối câu ba khác vần, mang thanh trắc:

“Thắc túi tong tành thắc túi đai (B) Tiếng cạ slon slư bấu chắc bài (B) Cốp muổn lòi vài nhằng chắc rọng (T) Tởi cần thinh thế quá hâu đai” (B) (Khoác túi nghênh ngang chỉ phí công Mang tiếng đi học chẳng biết gì

Ếch nằm vết trâu còn biết gọi Đời mà như thế sống phí hoài).

Ở đây điểm đáng chú ý là thanh điệu của tiếng thứ bảy câu trên thứ nhất phải trùng thanh với tiếng thứ bảy của câu thứ hai, câu thứ ba trái thanh với câu thứ bốn, có như thế thì khi hát, âm hưởng mới ngân dài, có độ dàn trải, xoáy sâu vào tâm trạng của người nghe cũng như người hát. Khi một từ (âm tiết) được đặt vào vị trí bắt buộc mà không có thanh điệu phù hợp thì từ (âm tiết) đó khi hát lên phải biến thanh để lời ca mới đúng với giọng điệu của

bài hát. Ví dụ bài hát lượn Slương “lượn khan” sau, ở cuối câu một là thanh

bằng, câu hai cũng phải là thanh bằng, câu ba thanh trắc, câu bốn lại là thanh bằng. Cứ như vậy các thanh điệu trong bài thơ có sự đối lập nhau như vậy cho đến hết bài hát:

Chang vằn vắng vẻ tiếng lồm sôi (B)

Toang toáng quá xu tợ tiếng puồi (B) Lồm xôi khẩu mà puồn thân quá (T) Cần rầu ná chắc rụ mèng xôi” (B) (Ban ngày nghe rõ tiếng gió thổi

Thoang thoảng nghe ra như tiếng buồn Tiếng gió thổi đến buồn thân quá Nghe mà không rõ tưởng ong bay).

[51.Tr. 32]

Cấu trúc thanh điệu và vần trong lượn Slương thường được lặp lại trong cả bài hát, đáng chú ý là từ (âm tiết) ở vị trí thứ năm và thứ bảy trong cùng một câu thường là trái nhau về thanh điệu (bằng / trắc), giữa hai câu thơ liền nhau, các âm tiết thứ năm và thứ bảy cũng trái thanh điệu. Nhờ cách phân bố và tổ chức về vần và thanh điệu như vậy mà các câu thơ trong lượn Slương có sự lặp lại, biến đổi và nối tiếp nhau như một dòng chảy vô tận. Chúng ta có thể nhận thấy cách hiệp vần, hiệp thanh trong bài ca sau:

“Bươn chiêng bươn nhỉ hoa ton phông (B) Bươn tam mèng rọng chốn khau tung (B)

Bươn tý hội chùa them lồng chá (T) Hả sốc nẳm biai thậm rối công (B) Bươn chết bươn pét hoa ton mà (B) Bươn cẩu bươn típ lại tan nà (B) Bươn ết bươn lạp pi te suốn (T)

Khuốp pi típ tong bươn lại vận mà” (B) (Tháng giêng hai đang nở rộ hoa

Tháng ba ve kêu nơi rừng hoa Tháng tư hội chùa lại gieo mạ

Tháng năm sáu cấy làm cỏ bận công Tháng bảy tám hoa đã dọn thành Tháng chín mười bận thu hoạch lúa Tháng mười một chạp năm lại hết Năm mười hai tháng cứ vận thế).

[51.Tr. 68]

Có thể khẳng định rằng, với thể thơ thất ngôn, người Tày đã tạo cho mình một nét riêng trong nghệ thuật sáng tạo thơ ca của dân tộc. Thể thơ này vừa có thể dung nạp ngôn ngữ đời thường, mộc mạc, dung dị, chân thực, lại vừa có thể diễn tả được mọi tư tưởng, tình cảm với nhiều cung bậc tâm trạng khác nhau bằng hình ảnh, nhạc điệu của cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống của tình yêu lứa đôi.

Ca dao người Kinh có sự khác biệt trong việc dùng thể thơ. Ở lượn Slương là thể thất ngôn còn ở ca dao Kinh là thể lục bát và song thất lục bát. Thể thơ lục bát phổ biến hơn, là một cặp gồm câu trên sáu tiếng hợp với câu dưới tám tiếng (âm tiết):

Ai ơi thương lấy cho ta

Một niềm đợi bạn nay đà mấy đông

Anh cưỡi ngựa qua cầu kiều Thấy em đứng đó lỡ chiều anh thương

[35.Tr. 103]

Thể thơ lục bát cũng phải tuân thủ luật bằng trắc của sáu dấu giọng trong ngôn ngữ Việt Nam. Thanh không dấu, dấu huyền thuộc vần bằng, thanh có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng thuộc vần trắc. Tiếng thứ nhất, ba, năm không bắt buộc, tiếng thứ hai, tư, sáu, tám phải theo luật bằng trắc. Thể thơ lục bát phần lớn gieo vần bằng ở tiếng cuối câu lục và cứ thế mà tiếp tục

“Biết nhau từ đấy mà thôi

Bây giờ kẻ ngược người xuôi bận lòng Thà rằng chẳng biết cho xong

Biết ra thêm để tấm lòng tương tư Thà rằng chẳng biết thì thôi

Biết ra thêm một khúc nhôi bộn bề”

[35.Tr. 175]

“Chàng về thiếp chẳng dám van Mừng chàng bốn chữ bình an lại nhà Thảm lòng anh lắm nàng ơi

Bao giờ cho hợp duyên tôi cùng nàng”

[35.Tr. 549]

Ngoài thể thơ lục bát chuẩn, có khá nhiều bài vượt ra ngoài khuôn khổ lục bát, được các nhà nghiên cứu gọi là lục bát biến thể. Cách gọi này đã được thừa kế qua nhiều thế hệ và cũng đã đi vào lịch sử thi pháp học. Cũng có thể gọi là thể thơ buông lơi, bởi vì nó tồn tại độc lập với hình thức một chỉnh thể hai câu. Số tiếng trong mỗi câu thơ linh hoạt, không cố định hóa vị trí như thơ lục bát mà lơi lỏng để đáp ứng cảm xúc và nhạc tính khi diễn xướng. Nguyễn

thể hình thành do sự linh động của nhà thơ, nhằm phục vụ yêu cầu diễn đạt

một nội dung nào đó”:

“Anh ơi, đừng than khóc nữa mà sầu Còn ba tháng nữa anh đem mâm trầu cưới em ”

Thương nhau tam tứ núi cũng trèo

Thất bát sông cũng lội, cửu thập đèo cũng qua”

[35.Tr. 158]

Tóm lại, thể thơ lục bát và lục bát biến thể rất phổ biến trong ca dao Kinh, nhất là những bài thơ trong khuôn khổ hai câu. Sở dĩ thể thơ này phổ biến bởi vì vần bằng với thanh không dấu thuộc âm vực cao, và thanh huyền thuộc âm vực thấp rất thuận lợi trong việc phát triển nhạc tính về các khía cạnh cao độ và trường độ để diễn đạt những trạng thái cung bậc của tình cảm. Hiện tượng gieo vần bằng và nhịp hai của lời thơ thể hiện được những góc cạnh yêu thương, giận hờn, vui buồn của bản tính người Việt. Đó là yêu không hối hả, vội vàng mà sâu lắng thiết tha, giận không hung dữ, mà tỉnh táo, vui không xô bồ mà vừa phải, buồn không bi lụy mà trầm lắng. Những đặc điểm ấy âu cũng là đặc trưng nghệ thuật của thể thơ lục bát trong ca dao Việt Nam.

Đối với người Tày nói chung thì Lượn là tiếng nói của tâm tư tình cảm, là nỗi lòng của người khi cất tiếng hát giao duyên. Đối với người Tày ở xã Yên Cư cũng vậy, những lời ca trong lượn Slương được coi là một phương tiện giao tiếp đặc biệt. Nhờ nó mà họ thể hiện được sự tài tình, khôn khéo, giỏi giang của mình trước đối tượng và nó cũng chính là phương tiện để họ có thể giãi bày tâm tư, tình cảm của mình. Trong thực tế cuộc sống giao tiếp của người Tày, lượn Slương trở thành một truyền thống tiếp khách từ nơi khác tới hay trong những ngày hội, đám cưới. Do vậy trong quá trình sáng tác lời lượn Slương, người Tày đã dùng ngay lời ăn tiếng nói trong cuộc sống sinh hoạt giao tiếp hằng ngày làm chất liệu chủ yếu. Cũng chính vì vậy mà lượn Slương mang nhiều sắc thái biểu cảm, phong phú và đa dạng.

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 77 - 82)