Các giai đoạn phát triển của lượn Slương

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 42 - 122)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Các giai đoạn phát triển của lượn Slương

Lượn Slương thường được hát giữa một nam và một nữ hoặc giữa một tốp nam, một tốp nữ ngồi đối diện nhau, trên những chiếc mành tre, tấm cót đã được rải trước đó. Xung quanh có nhiều người ở mọi lứa tuổi cùng nghe và góp vui (bình luận, nhắc nhở, tán thưởng). Thời gian một cuộc lượn đầy đủ bắt đầu từ đêm hôm trước đến gần buổi sáng hôm sau.

Cũng là hình thức hát giao duyên nhưng ở mỗi dân tộc có một đặc điểm khác nhau. Hát quan họ của dân tộc Kinh không thể tách khỏi tục kết chạ, môi trường sông nước; hát sli của dân tộc Nùng chủ yếu gắn với quang cảnh hội xuân, phiên chợ, trên các gò đồi ven suối…mang tính chất tự nhiên; song đối với người Tày, hát lượn khác về môi trường diễn xướng, trừ một số cuộc lượn mang tính chất tự do, về cơ bản các cuộc lượn đã định hình ở một môi trường tương đối ổn định, đó là trong nhà. Nhà ở lúc này không thuần túy là nơi trú ngụ của con người mà dành trong một khoảng không gian giữa nhà làm “sân khấu thính phòng”. Trong không gian bản làng, tiếng ca của lượn cất lên từ các căn nhà phần nào đã phá tan cảnh tĩnh lặng, buồn tẻ, u tịch của núi rừng. Chính trong không gian tĩnh lặng này, lời lượn lại có sức hút, sức truyền cảm mãnh liệt.

Trong tiến trình lịch sử, lượn Slương được phát triển qua hai giai đoạn chính: Giai đoạn nguyên sơ và giai đoạn có thể thức, lề lối.

- Giai đoạn nguyên sơ:

Những câu hát, cặp hát (đối đáp) lẻ tẻ diễn ra trong một khoảnh khắc, một thời gian nhất định. Đó là những câu, những bài hát không được chuẩn bị trước không có nghi thức tổ chức. Họ hát vào những dịp đêm trăng ở bản làng, trong lúc lao động, trong sinh hoạt thường ngày. Chính bản thân những người hát đã góp phần vào việc sáng tạo vốn dân ca. Ở đây hoạt động nghệ thuật vui chơi giải trí và môi trường lao động gắn chặt với nhau. Đây là dạng thức nguyên hợp cũng tồn tại khá phổ biến ở các thể loại dân ca của các tộc người thiểu số khác. Hiện nay ở Yên Cư, hình thức hát này về cơ bản đã

không còn, có chăng chỉ ở những cuộc lượn trong ngày tết, đám cưới, vào nhà mới, có thể bắt gặp nhưng cũng không phổ biến.

- Giai đoạn diễn xướng có thể thức lề lối:

Hình thức này dần dần tách rời khỏi thực tiễn hàng ngày, song không vì vậy mà nó tách khỏi cuộc sống, môi trường lao động. Trong giai đoạn này công tác chuẩn bị, cách thức diễn xướng đều có bài bản thứ tự trước sau. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng ứng tác. Trong ngày lễ hội, khách thường nghỉ lại bản làng. Một tốp thanh niên của bản kéo đến nhà có khách trọ, hát những lời lượn nài mời khách tham gia cuộc lượn. Khách có lời hát lại (lượn khan). Cuộc lượn ứng tác giữa đám thanh niên chủ bản và tốp khách được bát đầu. Đây là một hình thức tái tạo có ý thức không rập khuôn theo những chuẩn mực của lề lối. Do vậy trong hát lượn của người Tày phần lượn Slương là phong phú nhất, có nhiều dị bản khác nhau và phần này cuốn hút người nghe nhiều nhất.

TIỂU KẾT

Qua nội dung nêu trên, chúng ta thấy cư dân người Tày, cũng như nhiều cư dân thuộc dân tộc khác sinh sống trên khắp đất nước Việt Nam, có đời sống lịch sử, văn hóa phong phú và đa dạng. Dân tộc Tày có những nét đặc trưng riêng về phong tục tập quán cũng như lối sống.

Dân tộc Tày nói chung và cư dân Tày ở xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn nói riêng có một đời sống văn hóa dân gian độc đáo, phong phú, giữ vai trò rất quan trọng trong toàn bộ đời sống tinh thần, phản ánh sinh động tâm hồn cũng như tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán, của Người Tày.

Hát lượn Slương là một bộ phận quan trọng trong kho tàng văn học nghệ thuật dân gian của người Tày. Không những thế nó còn là nét đẹp văn hóa tiêu biểu của dân tộc Tày ở xã Yên Cư.

Ở trên chúng tôi chỉ trình bày những nét sơ lược, khái quát về lượn Slương để làm tiền đề cho việc nghiên cứu nội dung và nghệ thuật của thể lượn này ở các chương sau.

Chƣơng 2

NỘI DUNG CỦA LƢỢN SLƢƠNG 2.1. Những lời ca thể hiện tình yêu nam nữ

Diane Ackerman từng nói: “Mọi người đều thừa nhận tình yêu thật tuyệt

vời và vô cùng cần thiết nhưng chưa một ai định nghĩa được tình yêu là gì”.

Tình yêu là bản chất thiêng liêng và tự nhiên của con người nên dù ở thời đại nào, tình yêu bao giờ cũng là đề tài bất tận cho những áng văn chương, những câu hát dân ca. Trong cái tình cảm đa dạng đó của dân tộc, tình yêu nam nữ đã vươn lên như cánh hoa nở trong vườn đời, tạo nên biết bao khúc dân ca tình tứ, lãng mạn.

Tình yêu nam nữ luôn là đề tài nổi bật trong các khúc hát dân ca của các dân tộc thiểu số Việt Nam, chúng ta có thể nhắc đến những làn điệu như Hát then, hát Cọi, hát Quan làng, hát lượn Slương, hát Iếu… Đây là kho tàng dân ca phong phú của Việt Nam ta. Trong đề tài này chúng tôi chỉ tìm hiểu một số nội dung hát giao duyên trong làn điệu lượn Slương ở Yên Cư, Chợ Mới, Bắc Kạn.

Hát lượn Slương có nội dung hết sức phong phú nhưng nổi bất nhất là nội dung về tình yêu đôi lứa với nhiều sắc thái tình cảm khác nhau. Chúng tôi xin trình bày vài khía cạnh nội dung về đề tài tình yêu nam nữ trong hát lượn Slương.

Dân tộc Tày có hơn mười điệu dân ca. Điệu lượn Cọi trầm lắng sâu nặng, điệu lượn Slương ngọt ngào, êm ấm:

“Tiểng Lượn thương nim bặng mèng tom bjoóc”! (Tiếng lượn âm vang điệu ong bướm tìm hoa trên núi).

Vùng Bản Tinh (Yên Hân, Yên Cư), Bản Nà (Bình Văn) Huyện Chợ Mới Bắc Kạn có câu thành ngữ:

“Rằng lượn dú cốc phấy Thầy lượn dú Bản Tinh”

(Nơi sản sinh ra câu lượn nhiều như gai tre nghệ, bậc thầy lượn nơi Bản Tinh).

Hát dân ca “lượn Slương” là công cụ hát giao duyên. Trai gái trẻ có cơ hội giao tiếp bằng nghệ thuật; họ từ lạ rồi quen nhau, qua thưởng thức tài năng hát Lượn của nhau rồi họ dành tình cảm cho nhau. Như vậy : “lượn Slương” là cầu nối tình bạn khác giới tiếp xúc với nhau tự nhiên, say đắm.

Qua “lượn Slương” nhiều cặp lượn đã làm bạn trăm năm nghĩa vợ chồng.

Nội dung của những bài lượn Slương chủ yếu là mượn hình ảnh của các loài cây, loài hoa, những hình ảnh sự vật, sự việc, những tích chuyện xưa để giãi bày tình cảm tâm tư của các tầng lớp thanh niên nam nữ trong buổi gặp gỡ ban đầu, trong những lời hẹn ước về sau…Đề tài phản ánh chủ yếu là hình ảnh con người, ca ngợi con người với tình yêu nam nữ, ca ngợi thiên nhiên và cảnh vật, cuộc sống lao động sản xuất hay hát về bốn mùa trong năm.

2.1.1. Những lời tỏ tình thiết tha, chân thành, giản dị

Trước mỗi một cuộc hát giao duyên bao giờ cũng có những lời hát lượn

mời của người chủ nhà (chủa bản), đây là lời lượn mời của chàng trai mời cô

gái, mong được cô nhận lời:

“Giữa đêm khảm khắc gọi rừng già Hình như đúng rồi duyên người cựu Hình như đúng là người lượn cũ Nhờ có phúc đức thỏa lòng ta. Giữa đêm khảm khắc gọi rừng già Hình như đúng rồi duyên bạn lượn Hình như đúng có người cựu cũ Cựu hỡi còn thương hãy lượn đây”.

Sau những lời hát mời nếu cô gái (xiên lý) vẫn chưa nhận lời mời thì chàng trai tiếp tục hát:

“Có lời mời tới người biết lượn Xưa ta đã giao kết hết lời

Xa nhau lâu quá thành xa lạ Thảm thiết trao nhau hết mọi lời. Có lời lượn mời bạn khác nơi Còn nhớ câu lượn hẹn những lời Nhớ tới tình thương là đến lượn Cựu còn thương nhớ lượn chơi thôi”.

Sau khi phía xiên lý nhận lời thì đôi bạn lượn bắt đầu vào cuộc lượn.

Tỏ tình là giai đoạn đầu của tình yêu. Trai gái quen biết nhau, yêu nhau, tiến đến hôn nhân không thể thiếu lời tỏ tình. Nó chính là chìa khoá mở cửa trái

tim mà các “tín đồ tình ái” luôn ngưỡng vọng. Chính vì vậy, cả hai nhân vật

chính “chàng”“nàng” đều luôn mong muốn có những lời tỏ tình chân thành, tế nhị đáng yêu để thương để nhớ suốt đời. Vậy nên, các chàng trai, cô gái ngày xưa khi thổ lộ tình cảm đã khéo léo trao gởi tấm chân tình của mình qua những lời hát lượn mộc mạc nhưng không kém phần sâu sắc đáng yêu.

“Hoa rồm nở rộ lẫn nghìn lá Xiên lí đến nhiều biết lượn ai Hoa nở đương thì ong bướm tới Ong bướm biết đậu đóa hoa nào Có lời hỏi tới bạn duyên hay Ong bướm như gọi tiết mùa hè Tiết xuân đang thì sao không gọi Trai gái tìm nhau công tạm ngơi Có lời với người bạn ruyên hiền

Nước ruộng không dùng pha ấm chuyên Vứt ấm vào cây đào ta chẳng dám Vải xô không dám trả bạn hiền”.

[51.Tr. 139]

Những lời tỏ tình trong lượn Slương là tâm tình của bao chàng trai cô gái Tày. Nó được thanh lọc qua những nhịp đập xôn xao của trái tim khi phải lòng nhau, khao khát được có nhau. Chính vì vậy, nó luôn có sức nặng, sức ngân của vẻ đẹp thẳm sâu trong đôi mắt người đang yêu và sự kín đáo tế nhị, chân thành của những làn sóng tình xao động trong tim. Đó cũng chính là những vẻ đẹp bản chất, cốt lõi của hát lượn Slương.

Chàng trai, cô gái gặp nhau trong buổi đầu bao giờ cũng có sự đối đáp bộc lộ tình cảm của mình tha thiết mà kín đáo. Đây là lời lượn của cô gái mong chàng trai lượn đáp lại:

“Có lời mời với cựu đường xa Cựu hỡi còn thương hãy lượn nào Cựu hỡi còn thương hãy lượn nhé Hoa héo đi rồi mất mùa thôi. Có lời mời với cựu lượn hay Hoa của vườn tiên có còn hay Hoa quý vườn tiên còn hay chớ Hoa mà rời nhụy cũng như không”.

[51.Tr. 137] Chàng trai đã nhận lời của cô gái và bắt đầu hát:

“Cao Điền biên hóa mặc Cao Điền Nhìn lên non cao mong kết duyên Trông lên non cao mong kết bạn Đem thư ra dán cột tình yêu”.

Cô gái đã hát lượn trả lời lại chàng trai bằng sự khéo léo, tế nhị của mình:

“Cao Điền ước muốn thương người thường Nhìn lên non cao mong kết duyên

Nhìn lên non cao mong kết bạn Lấy thư ra dán cột tình duyên”.

[51.Tr. 169] Chàng trai muốn kết duyên cùng cô gái đáp lại rằng:

“Có lời với bạn đường xa Về sắm cày bừa để đợi em Về sắm cày bừa để chờ nhé Em về lấy áo để đến mà

Hai ta chơi ở ngay trên đường Sinh ra để ở giữa trần gian Tạo hóa cho thành đôi phu phụ Hạnh phúc bạc đầu lại thanh nhàn”.

[51.Tr. 175]

Cuộc lượn đối đáp của đôi trai gái còn diễn ra ở bên đường, vườn hoa. Chàng trai bày tỏ tình cảm với cô gái:

“Cùng nhau chơi cảnh mà buồn thay Nhìn xuống nước thấy bóng người yêu Chắc chắn thấy hình chắc có bóng Kéo dài làm chi cho vía buồn Có lời nói với người biết lượn Hoa quý vườn tiên nay còn không Hoa quý vườn tiên nay còn chớ

Cô gái lượn đáp trả lại chàng trai:

“Hai ta chơi cảnh nơi vườn hoa Bóng ta gửi lại bến gần nhà Chị Hằng chiếu xuống đã thấy rõ Cầu sinh mới đã tạo cho hai mình Có lời nói với người biết lượn Hoa quý vườn tiên nay vẫn còn Hoa quý vườn tiên đã nở đợi

Ong bướm bay qua chứ không vờn”.

[51.Tr. 173]

Trong cuộc lượn ta bắt gặp đôi trai gái tỏ tình với nhau bằng cách đưa các con vật trong đời sống hằng ngày vào câu hát, ví von thật khéo léo:

Chàng trai:

“Hai ta định số ngay từ trời Cùng lúc đầu thai xuống thế cùng Cùng lúc xuống thế người một chốn Bây giờ mới gặp cùng chơi hoa Em thì năm Mẹo anh năm Dần Hai ta sinh thế giữa tiết xuân May mà gặp nhau ta giao kết Kết được thành đôi như én xuân”.

Cô gái:

“Có lời nói với bạn lượn hay Báo đã vồ dê nơi chuồng trâu Bê to trâu lớn chúng không cắn Dê nhỏ sức yếu cắn chết thôi

Em thì năm Mẹo anh năm Dần Hẹn nhau nơi ấy để chơi xuân May mà gặp nhau ở nơi ấy Tơ hồng xe chỉ cho than gần”.

[51.Tr. 174]

Những câu hát dân ca thể hiện lời tỏ tình chân thành, đằm thắm ở các dân tộc khác cũng rất đặc sắc và phong phú. Hãy nghe chàng trai dân tộc Kinh mở đầu, hỏi người thôn nữ bằng một câu hỏi ỡm ờ, gợi ý xa xôi:

“ Hôm qua tát nước đầu đình

Để quên chiếc áo trên cành hoa sen Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà”.

[36.Tr.1119]

Người con trai Việt trong bài ca thật sự chưa chắc đã để quên cái áo,

nhưng chàng cố ý gài người thôn nữ vào thế phải trả lời khi tỏ ý ngờ rằng nàng đã giữ cái áo của mình để làm tin. Nhiều khi chàng mạnh dạn hơn:

“Cô kia cắt cỏ một mình

Cho tôi cắt với chung tình làm đôi Cô còn cắt nữa hay thôi

Cho tôi cắt với làm đôi vợ chồng”.

[35.Tr. 481]

Phía bên các thôn nữ Việt không phải lúc nào cũng chỉ biết e lệ làm thinh, mà đôi khi cũng rất bạo dạn để ngỏ lời trước:

“Hỡi người mặc áo nâu bầm Đi đây ta kết chỉ thâm cho bền”.

Nhưng các cô thôn nữ nhiều khi sợ mình yêu mà chưa chắc đã được yêu, hay sợ tình yêu của mình đến chậm chăng, nên đôi lúc các cô cũng quanh co rào trước đón sau:

“Anh đã có vợ con chưa

Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào Mẹ già anh ở nơi nao?

Để em tìm vào hầu hạ thay anh.”

[35.Tr.102]

Những câu tỏ tình như đã kể trên thường chỉ là những câu mà trong lúc vắng vẻ, hai người đã hỏi ý cùng nhau. Tất cả đều là những câu mộc mạc chân tình, nhưng không kém vẻ lãng mạn.

Trong những dịp hội hè có hát đối giữa hai nhóm trai gái người Việt của hai làng kế cận, những câu tỏ tình được gợi ra thật nhẹ nhàng bóng bẩy, như có chất thơ.

Bên con gái hỏi:

“Bây giờ em mới hỏi anh

Trầu vàng nhá với cau xanh thế nào?”.

Bên con trai đáp:

“Cau xanh nhá với trầu vàng Tình anh sánh với duyên nàng đẹp đôi”

[35.Tr.254]

Thật là những câu đối đáp hết sức thi vị, mượn ngoại cảnh để nói nỗi lòng. Chẳng hạn như nói tới lứa tuổi đôi mươi của người thôn nữ, phong cảnh đồng nội hữu tình đã được lồng trong ước mộng vàng son của lứa đôi:

“Em trồng tre anh chớ bẻ mầm Yêu em anh chớ âm thầm cùng ai Em trồng khoai anh chớ chiết đài

Yêu em, chớ lấy người ngoài hơn em Em trồng dâu anh chớ bẻ chồi

Yêu em anh chớ đứng ngồi cùng ai”.

[36.Tr.983]

Đều là một cách bày tỏ tình cảm nhưng cách bày tỏ tình cảm của chàng trai, cô gái Tày có phần thẳng thắn hơn, có lẽ do cuộc sống của người Tày khác với người Kinh, cuộc sống lao động của người miền núi không giống với người miền xuôi, người miền núi có phần thẳng thắn, bộc trực, thật thà và hồn nhiên.

Những cuộc hát lượn Slương đối đáp giữa chàng trai và cô gái có thể còn diễn ra rất lâu, thậm chí là thâu đêm suốt sáng. Họ cùng nhau hát đối đáp về những vấn đề xung quanh trong cuộc sống của lứa đôi, sự vật hiện tượng, những gì diễn ra trong cuộc sống, cuối cùng đến một cái đích, đó là bộc lộ tình cảm của bản thân mình:

“Hai ta chơi cảnh nơi vườn hoa Bóng ta gửi lại bến gần nhà Chị Hằng chiếu xuống đã thấy rõ Cầu sinh mới tạo cho hai mình Én bay về Bắc nhạn về Nam Lại đến mùa xuân vẫn tuần hoàn Anh lượn lời sâu sắc chơi với Xe chỉ, tơ hồng chắc thanh nhàn”

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 42 - 122)