Các thể và chặng hát lượn Slương

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 34 - 42)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.4.Các thể và chặng hát lượn Slương

Qua quá trình đi điền dã, chúng tôi đã tìm hiểu được về các thể của lượn Slương ở xã Yên Cư, Chợ Mới- Bắc Kạn. Có 2 loại chính đó là: Lượn Slương tại lễ hội lồng tồng và lượn giao duyên

Trong lễ hội lồng tồng, người Tày thường hát Lượn Slương có bố cục 5 bài gồm: lựợn cầu mùa, mời xiên lý vào lượn chúc chồm, xiên lý lượn chúc lễ hội lồng tồng, mời rượu, xiên lý hay chủa bản lượn tiễn vua về đền.

Lượn giao duyên gồm 10 thể:

- Thể lượn mời: Người “chủa bản” hát những khúc hát để mời người “xiên lý” (khách) lượn với mình.

- Thể lượn khan: Người “xiên lý ” hát những khúc hát đố và hỏi để người “chủa bản” trả lời.

- Thể lượn chập: Tức là lượn gặp, người “xiên lý” hát còn người “chủa bản” hát ngân nhận.

- Thể lượn chào: Người “chủa bản” và “xiên lý” hát chào nhau. - Thể lượn khuyên: Hát khuyên nhau để lượn lâu dài với nhau.

- Thể lượn chúc chồm: Người xiên lý hát chúc mừng người chủa bản. - Thể dạ: Hát một kiểu khác không giống với các thể khác, hát hai câu một. - Thể kiết: "xiên lý" hát trước nêu lên hoàn cảnh lượn như thế nào cho vừa, lòng người "chủa bản", sau đó hai bên cam kết lượn với nhau lâu dài.

- Thể “lượn tuổng” là thể lượn mang tính kể chuyện hoặc miêu tả thời tiết, thiên nhiên, lao động sản xuất

- Thể lượn nhắn nhau: "xiên lý" và "chủa bản" sẽ hát những khuc hát nhắn nhau và hẹn gặp lại nhau.

Tiến trình của hình thức giao duyên trong lượn Slương gồm 3 chặng chính.

+ Chặng thứ 1: Nhằm mục đích mời (nài), chúc mừng chào nhau: Trước khi “lượn nài”, (mời nhau hát), thanh niên trong bản cất tiếng hát xin phép chủ nhân gia đình, dù cho chủ nhà đã đồng ý, thậm chí mong muốn tổ chức “lượn ”:

Thặt căm tê xam cạ chủ rườn Khách lạ mà nẩy tự viện phương Slậy tử xo trình sle lẩy hỉn

Xả cạ khách lạ, slậy xo slương (Cất tiếng xin thưa với chủ nhà Có phải đến đây khách từ xa Sĩ tử xin trình, mong hội ngộ Sĩ tử xin chào được vui xuân).

Sau đó mới cất tiếng lượn “nài” mời khách:

“Ở bài khai khẩu ước chào xuân Tiểng cạ duyên phần mì hải ân Tiểng cạ duyên cần mì duyên sắc Slậy tử xo chào, lỉn slắc xuân” (Mở bài khai khẩu ước chào xuân Đồn rằng chốn ấy đầy hải ân Đồn rằng chốn ấy đầy duyên sắc Sĩ tử xin chào được vui xuân).

Nếu muốn thôi thúc thì có những câu sau:

Bạn ới khan mà dá hẩu hâng Ví thả đao bân tê tốc lồng Nẳng thả đao bân tê tốc hẩu Sliết lăng cằm lượn , phố dài lồm (Bạn hỡi “khan”ngay chớ để chờ Ví ngồi đợi sao, sao đã xa

Ví ngồi đợi sao, sao đã xuống Tiếc chi tiếng hát với lời ca).

Để thành cặp lượn với nhau, người đã “lượn nài” phải lượn đáp lại khách để cảm ơn sự chấp nhận lượn và để thành cặp lượn giao duyên (cốc lượn).

Tiếng cựu thương mà rặp tiếng thương au Cụng như én nhạn phác cơi nhầu

Cụng như én nhạn phác cơi nhầu mà hứ Tiếng cựu thương mà đo mỗi câu

Tiếng nam tiếng nự tiếng mèng rày Tiếng ban thương mà ý cố hay Tiếng bạn thương mà tè hay quá Pắt đáy kim ngần cụng ná tày. (Tiếng cựu thương về xin nhận lấy Khác nào như én nhạn gửi cơi trầu Khác nào như nhạn gửi cơi trầu đến Tiếng cựu thương rồi đủ mọi ý lời Giọng trai giọng gái như kiến tổ Giọng bạn lượn lại thật là hay Giọng bạn thương về thật hay quá

Sau khi đã thành cặp lượn rồi thì bên “xiên lý” (bên khách) chủ động hát thể lượn khan, thể này mang tính đố, hỏi cho người “chủa bản” (chủ nhà) trả lời, giải đáp.

“Cú pác slam đổi bạn riêng re Mèng răng mà rọng tiết mù hè Thâng tiết mùa xuân mền nả tả Slao báo đát tọng tả việc te Ná dặc slam đuối bạn đáng tỷ Tiếng cạ mùa xuân hoa ná mì Tiếng cạ mùa xuân hoa ná nở Au lăng mà rủng tuẩy hua pi” (Có lời hỏi tới bạn lượn hay Bọ gì mà gọi tiết mùa hè

Đến tiết mùa xuân chúng vẫn gọi Làm cho trai gái nhớ bỏ công Chưa có lời hỏi tới bạn khác quê Gọi là mùa xuân chẳng có lá Gọi là mùa xuân hoa không nở Biết lấy gì để làm vui đầu năm)

[51.Tr. 139]

Sau khi hát vài khổ rồi, người xiên lý trong cặp này phải hát theo quy trình tuần tự “lượn lễ” hết các thể sau:

- “Chập căn”(gặp nhau):

Giáp ất lai hè từ cổ truyền Tình cờ pây lín chập đào thiên Ngộ nhị tình cờ chăng đáy chập Khéo chập tỳ nấy dở ca điên

Hắt hứ pần nấy siết hai riều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tằng mường thiên hạ tọng kết yêu Nhằng nọi ca nầy rà cụng lín Pền thế đạo luận tốc lồng thêm (Giáp ất chu kỳ thời gian xưa Tình cờ đi chơi gặp cùng cảnh Mỗi lần tình cờ may được gặp May gặp chốn này chốn dở dang Vì sao như thế mà lại nhiều Cả mường thiên hạ lòng kết yêu Còn ít bây giờ ta vui đã

Sống ở trần thế đừng bỏ vui)

- Chào căn (chào nhau):

“Phong phanh lồm thoáng đông lao sao Bjóc phông thì xuân tiết hộn hào

Thế thự nhân tình long ao ước Họp mặt củng căn rà tạm chào (Vèo vèo gió thổi động lao sao Hoa nở mùa xuân tiết hỗn hào Tư tưởng nhân tình lòng ao ước

Họp mặt cùng nhau ta tạm chào)

- Khuyên căn (khuyên nhau):

Túc quý lưu dài cảnh liễu tiên

Chập chào te đoạn già khảm khuyên Cằm vỉ cửu tuyền sle mại mại

(Trúc quý lưu đài cảnh liễu trên Gặp chào đã rồi lượn tới khuyên Câu ví chín đời để mãi mãi Biết lượn lời nào gặp ý nên)

+ Chặng thứ 2: Là phần ứng tác tại chỗ nhằm bày tỏ, trao đổi tình cảm với nhau bằng hình ảnh cỏ cây hoa lá, so sánh ví von. Đây là chặng tiếp đãi, thi thố, tâm tình, ước nguyền yêu đương.

Đây là chặng dài nhất, chiếm hầu hết phần thời gian của một đêm “lượn”. Tùy theo trình độ của đôi bên nam nữ mà có thể kéo dài vài đêm…

Người xiên lý hát thể “lượn dạ” rồi thể “chúc chồm”- chúc mừng. Nếu hát tại một gia đình bình thường thì hát bài “chúc chồm rườn”, cảm ơn chúc mừng gia đình đó. Sau thể “chúc chồm”, người xiên lý hát sang thể “lượn kiết”, với các khổ thơ tỏ ý hai người cùng cam kết hát lượn hết mình với nhau lâu dài. Bằng lối hát liền khúc, tìm chọn lượn với nhau, các khổ “lượn kiết” chủ yếu do người chủa bản tìm chọn, hoặc sáng tác để hát đối lại với các khổ thơ mà xiên lý đã lượn trước:

“Kiết duyên táng bán bạn đồng tâm Bíoc khưới mừa co chắc ký xuân

Lạp tuyết mùa xuân mèng chanứg rọng Rọng thâng mùa nấy hứ cực xâm” (Kiết duyên thác bản bạn đồng tâm Cách trở đường xa biết đến sao Duyên bạn có đôi rồi hãy nghĩ Ắt là duyên số tại mường trời)

Sau thể “lượn kiết”, cặp lượn chuyển sang hát thể “lượn tuổng” thể lượn mang tính kể chuyện hoặc miêu tả thời tiết, thiên nhiên, lao động sản xuất. Khi

hát tới thể “lượn tuổng”, người ta chọn những bài ưa thích và hát liền khúc nối tiếp nhau mỗi người một khổ thơ, hát hết bài thì chuyển sang bài khác.

“Bươn chiên bươn nhỉ hoa ton phông Bươn tam mèng rọng chốn khau tung Bươn tý hội chùa thêm lồng chá Hả sốc nẳm biai thậm rối công Bươn chết bươn pét hoa ton mà Bươn ết bươn lạp pi te suốn

Khuốp pi típ tong bươn lại vận mà” (Tháng giêng hai đang nở rộ hoa Tháng ba ve kêu nơi rừng cao Tháng tư hội chùa lại gieo mạ

Tháng năm sáu cấy làm cỏ bận công Tháng bảy tám hoa đã dọn thành Tháng chin mười bận thu gặt lúa Tháng mười một chạp năm lại hết Năm mười hai tháng cứ vận thế).

Ở chặng này, nội dung của bài lượn không phải là đối đáp mà là luân phiên nam nữa nối tiếp nhau hát từng đoạn trong cùng một bài. Bên nào vì quên không hát nối tiếp được đúng, bị coi như thua cuộc.

+ Chặng thứ 3: Nội dung chủ yếu là giã từ, nhắn nhủ và hẹn hò, nói lên tình cảm quyến luyến giữa đôi bên và hò hẹn gặp nhau trong cuộc hát lượn năm tới.

“Có lời hỏi bạn mến lòng ta Bạn còn ở chơi hay ra về Bạn mà ở lại thì vui quá

Bạn mà bỏ về lòng ngẩn ngơ Có lời bảo với bạn lòng ta Công việc đã nhiều anh phải về Công việc đã nhiều ở sao được”.

[51.Tr. 139]

Bên “xiên lý” và “chủa bản” hát những khúc hát chào nhau. Mặc dù chỉ có lời chào thôi nhưng ở trong lượn Slương nó lại rất quan trọng, đôi bên phải chọn lời hát thật hay thật tình cảm gửi gắm vào lời chào của mình.

“Chào nhau chào cho đúng

Về nhà rồi đừng áy náy thương ruyên Chào nhau chào thật lâu

Về nhà khỏi mong theo với bạn nào Chào nhau nhớ lời chào mãi

Lời chào để theo nhớ mọi ngày Chào nhau cho thật lâu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho nên nghĩa cổ nhân nhiều hôm Chào nhau chào cho được

Chào để cho khỉ rơi cây mới thôi Chào nhau chào cho nhiều

Chào cho các bỏ cát mới thôi Chào nhau chào lời nhớ

Chào cho nước lọt vợt mới thôi Chào nhau chào thật lâu

Chào cho nước mặt chảo nổi sóng mới thôi”.

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 34 - 42)