Không gian sinh hoạt trong lượn Slương

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 102 - 122)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.2.2. Không gian sinh hoạt trong lượn Slương

Không gian trong lượn Slương chủ yếu là không gian sinh hoạt, nó là nơi diễn ra mọi sinh hoạt trong đời sống con người. Không gian hiện lên với tất cả những gì gắn bó, gần gũi với con người. Không gian gắn liền với địa điểm diễn xướng như bên bờ suối, ven chợ, ngoài ruộng đồng, trên nương rẫy, trên nhà sàn bên bếp lửa…

“Kết duyên với người bạn đồng tâm Ra bến đường đi mà đứng đợi

Miệng tự lẩm bẩm tay bẻ củi Nghe ong xiên lý lòng ái ân”

[51.Tr.169]

Tất cả những không gian ấy đều trở thành không gian nghệ thuật, nơi nảy sinh bao cảm xúc, bao tình cảm của các chàng trai, cô gái Tày; trở thành không gian bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng, ước mơ:

“Từ ngày đi chơi chốn vườn xanh Mong sao thành tằm để xe tơ Để thành một áo là áo kép Mà là áo lụa một như hai”

[51.Tr.169]

“Giữa trưa vắng vẻ chợ vẫn đông Ve gì mà gọi đến cực thân

Một thân ao ước them vắng vẻ Một mình một bạn qua cầu bạc”.

[51.Tr.170]

Không gian sinh hoạt của người Tày ở Yên Cư chủ yếu là nhà. Nhà ở của người Tày chủ yếu là nhà sàn, được làm bằng gỗ, lợp lá cọ, gianh, nứa hoặc ngói. Nơi dựng nhà thường gần nước, gần ruộng, gần rừng, tiện đi lại. Nhà có thể dựa lưng vào núi, hướng rộng mà có thế bao bọc. Người Tày không làm nhà ở những nơi mà mạch núi, khe suối, đoạn sông, đoạn đường đâm thẳng vào hướng trước và sau nhà…Vì những đặc điểm này mà cư dân người Tày luôn có sự giao lưu hòa hợp với nhau, cùng nhau sinh sống, phát triển. Mỗi khi có một ai đó trong bản xây dựng nhà mới, họ đều mừng và chia vui với chủ nhà:

“Bước chân đây anh mừng thang Nhìn lên cửa chính đối treo đầy Khách lạ qua đường ai cũng khen Nhà người quang đãng thật vui hay Nhà người dựng nơi đất đẹp quá Chủ nhà tự ý hay hỏi thầy

Nhà chủ tự ý hay thầy bảo

Nong tằm chỉ một chín tầng mây”.

Giữa đêm vắng vẻ, trong không gian tĩnh lặng, đôi trai gái ngồi trên nhà sàn, bên bếp lửa hồng cất lên khúc hát lượn Slương để bày tỏ nỗi lòng và tình cảm của mình:

“Giữa đêm vắng vẻ mây núi ngàn Vườn xuân cảnh quý trăm hoa ban Muôn hoa thi nở ong bướm đậu Sao để cho ta một nỗi buồn Giữa đêm mây tỏa khắp sơn lâm Lên tìm hoa quế chốn vườn xuân Trăm thứ hoa nở sao đẹp thế Hoa nở đúng tiết đều hoa tân”

[51.Tr.203]

Những cuộc lượn diễn ra ở ngoài vườn thật thơ mộng, quang cảnh diễn ra như hòa mình vào cặp lượn, hòa vào tình cảm mà họ dành cho nhau, trăm hoa đua nở khoe sắc như đón chào họ. Không gian vườn là không gian diễn ra nhiều cuộc lượn nhất, có lẽ tại không gian này, cảnh vật xốn xang, thi nhau tỏa sáng để đón chào họ:

“Từ ngày đi chơi chốn vườn hoa Lưu lạc mải đi tới biển đông Thế là hai ta cùng đi đấy Để về đi kịp với mùa hoa

Từ ngày đi chơi chốn vườn đẹp Mỗi mình tựu đi cũng tự tin May gặp người yêu cũ tìm đến

Hai ta đi chơi bến hội vinh” [51.Tr.184]

Ta bắt gặp đâu đó trong những khúc hát lượn Slương có không gian con đường. Đó là một không gian vừa rộng mở vừa khái quát, rộng mở vì ta bắt gặp những ngả đường trải rộng, quanh co, lắt léo nhưng cuối cùng đều hội

tụ về lối đi chính duy nhất để vào bản. Nhân vật chàng trai muốn đi vòng qua quãng đường vừa xa xôi vừa cách trở ấy đế bày tỏ nỗi lòng của mình. Anh mượn không gian rộng lớn của con đường, một không gian nở đầy hoa để diễn tả tình cảm của mình dành cho cô gái và hơn hết đó là ước muốn của mình, một ước muốn bình thường và cũng hết sức giản dị, đó là tiến tới hôn nhân kết duyên vợ chồng, sống một cuộc sống thanh nhàn đến khi đầu bạc:

“Hoa nở rực rỡ bên hàng rào Khuyên đến hoa mận với hoa coi Mận đào nở hoa kết trái sớm Hoa coi nở muộn chẳng ai mê Hai ta chơi ở ngay trên đường Sinh ra để ở giữa trần gian Tạo hóa cho thành đôi phu phụ Hạnh phúc bạc đầu lại thanh nhàn”

[51.Tr.175]

Những không gian sinh hoạt nêu trên phần nào giúp ta hiểu hơn về đời sống, về phong tục tập quán, nếp sinh hoạt văn hoá truyền thống và quan niệm về cuộc sống của cư dân người Tày xã Yên Cư. Họ luôn gắn bó thân thiết với bản làng, dòng tộc, gia đình, nếp sống, nếp sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Cuộc sống của họ dù vất vả nghèo khó nhưng họ vẫn vui và sống lạc quan yêu đời, họ bằng lòng với những gì mình đang có. Tâm hồn của họ sáng lên với vẻ đẹp chân thực và giản dị.

3.4. Các biện pháp và hình ảnh tu từ trong lƣợn Slƣơng

3.4.1. Biện pháp tu từ so sánh

Trong lượn Slương biện pháp tu từ so sánh giữ một vị trí quan trọng, nó góp phần đắc lực vào việc làm cho ca từ của hát lượn trở nên độc đáo. Những hình ảnh, sự vật hay hiện tượng được đem ra so sánh cũng nhờ thế mà phong phú. Người am hiểu về lượn Slương sẽ nhìn vào đó để có nhận xét hay

bình phẩm từ nhiều góc độ, giúp cho ý nghĩa và giá trị ngôn ngữ của lượn Slương trong từng lời ca được hiểu đầy đủ hơn.

Các khúc hát lượn Slương không đơn thuần là nhạc mà đó còn là thơ, là điểm nổi bật của nghệ thuật sáng tạo ngôn từ. Tính nhạc trong thơ là một hình thức làm cho bài thơ đi vào cảm nhận của người nghe hay người hát (người ca thơ). Câu chữ trong thơ giúp con người tái tạo lại hình ảnh mà chính ngôn từ đó miêu tả, song cách sử dụng từ ngữ cùng cách tạo vần điệu làm ra tính nhạc cho câu chữ. Đặc trưng cơ bản của phép tu từ so sánh là sự đối chiếu giữa hai sự vật, hiện tượng có cùng một điểm chung nào đó. Ở đây vế so sánh (A) chưa được bộc lộ rõ ý nghĩa và qua (B) thì nó được cụ thể hóa. Tình yêu là nguồn cảm xúc nhân văn nhất trong những nguồn cảm xúc của con người. Đó vốn là đề tài xưa cũ nhưng lại luôn tươi mới, bí ẩn và hấp dẫn. Hầu như tất cả các sáng tạo văn hóa - nghệ thuật thuộc về con người đều có

sự hiện diện của tình yêu! Đúng như A. Tônxtôi đã từng viết: “Tất cả rồi sẽ

trôi qua, những cuộc chiến tranh sẽ im vắng dần và những cuộc cách mạng sẽ thôi gào thét, chỉ còn lại một bóng hình em dịu dàng, chan chứa tình yêu

thương”. Với lượn Slương cũng vậy, hình ảnh so sánh đều mang giá trị biểu

đạt nội dung về tình yêu một cách sâu sắc.

Trong ca từ của lượn Slương, tình yêu mang một vẻ đẹp siêu thực và ngoài cái đẹp của tình yêu người với người, những lời ca bật lên niềm yêu thương với quê hương và đồng loại. Thế giới tình yêu trong lượn Slương là thế giới ngôn ngữ tình yêu sâu kín, thể hiện mọi cung bậc tình cảm, nhớ thương, tương tư, mong chờ, giận hờn, trách móc, xót xa, biệt ly,... Điều đó làm nên tính chân thật, đa dạng trong các ca từ của lượn Slương. Lạc vào thế giới tình ca của lượn Slương, mỗi người đều bắt gặp thân phận tình yêu của mình, cũng có chia ly và tiễn biệt - tình yêu nào cũng có:

“Kết duyên táng bán bạn đường xa Tách rằng tạo hóa khéo pây mà Rong rà Nam Bắc thông cách lý Chúc mừa tang bán nặm lìa pia” (Kết duyên khác bản bạn đường xa Trách rằng tạo hóa khéo đi về Hai ta nam bắc trông khách quý Mai về bản như nước bỏ cá thôi).

[51.Tr.165]

Khúc hát trên như một lời chia tay vì họ có sự ngăn cách quá xa về không gian nên không thể đến được với nhau. Biện pháp tu từ so sánh giúp ta nhận ra tình yêu trong khúc hát lượn Slương buồn, đau một cách lặng lẽ.

Những mối tình “không hẹn mà đến, không chờ mà đi”, nghĩa là chẳng có hẹn hò, thề thốt, ràng buộc gì nhau, tất cả chỉ là tình cờ:

“Tình cờ thoáng chập bạn chua tai Cách tợ tang quay thâng nấy chài Kết đáy pền ruyên sle pây nả Ngộ hoa vằn lăng đảy vảng lai” (Tình cờ thoáng gặp bạn hát hay Mải đi đường xa đến nghỉ đây Kết được thành duyên để mai đó Phòng tới ngày sau còn đến đây) Hay như:

“Tình cờ đảy chập bạn hoa khai Thắp kết pền duyên ná hứ thai Mong hợi lời chầu te pây nả Thương căn sle đảy rụ là đai”

(Tình cờ được gặp bạn mới đẹp Xắp kết thành duyên hãy đừng chết Mong nhớ lời đợi để mai sau

Thương nhau biết được hay là không).

[51.Tr.149]

Biện pháp tu từ so sánh đã tự khẳng định vai trò quan trọng khi diễn tả một cách tinh tế cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong tình yêu. Ở lượn Slương, đôi khi ta còn thấy được hình ảnh so sánh dí dỏm, vui vẻ:

“Cú pác cạ đuối cựu ruyên đây Vằn vắng cỏi ngòi theo phá mây Vằn vắng cỏi ngòi theo phá pạt Phá pặtt tỷ hâu nọng dú nầy” (Có lời nói với người lượn mến Ngày vắng hãy nhìn những làn mây Ngày vắng hãy nhìn theo mây chạy Mây bay ở đâu em đấy mà)

[51.Tr.144]

Hai vế so sánh và được so sánh đều là những hình ảnh quen thuộc, không hề mới nhưng khi đi vào các khúc hát lượn Slương của người Tày, nó lại có nét độc đáo riêng. Mọi hình ảnh đều giàu ý nghĩa, sâu sắc. Mỗi hình ảnh

là một biểu tượng về tình yêu, kiếp người, phận đời.Biển- không gian của sự

chờ đợi hoài vọng,nắng là thiên sứ của vui buồn hội ngộ,đời ngườilà thời gian hướng về cõi thiên thu,… Làm nên thành công của khúc hát lượn Slương, ngoài giai điệu âm nhạc chính là phần ngôn từ, đặc biệt là sự xuất hiện của các biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó có biện pháp tu từ so sánh là

một đặc điểm nổi bật của khúc hát. Biện pháp tu từ so sánh trong lượn Slương

3.4.2. Phép điệp trong lượn Slương

Phép điệp là một trong những biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong thơ văn, ca dao, dân ca. Trong Lượn Slương, phép điệp được sử dụng rất nhiều.

Điệp ngữ là sự lặp lại một ý thơ, một câu thơ, hoặc một khổ thơ theo nguyên tắc điệp ý, điệp cấu trúc ngữ pháp nhằm nhấn mạnh hoặc mở rộng ý để gây ấn tượng hoặc gợi ra những cảm xúc mạnh trong lòng người nghe.

Phép điệp có tác dụng rất lớn trong việc nhấn mạnh ý, mở rộng ý, tăng thêm lượng nghĩa, lượng cảm xúc cho khúc hát. Chính vì thế, việc sử dụng phép điệp góp phần rất lớn trong việc tạo nên nhịp điệu, tiết tấu, sức hấp dẫn

cho làn điệu dân ca lượn Slương. Hơn nữa, việc sử dụng phép điệp góp phần

thể hiện những tình cảm phong phú, đa dạng nhưng cũng rất phức tạp của đời sống con người.

Sự lặp đi lặp lại một từ (điệp từ), một cụm từ (điệp ngữ), một câu (điệp cú pháp)... vừa có tác dụng nhấn mạnh, vừa tạo ra những điệp khúc độc đáo trên nền nhạc chung của toàn bài lượn. Với phương pháp này, lượn Slương mở rộng và nhấn mạnh ý, gây ấn tượng và khơi ra những cảm xúc lốc xoáy trong lòng người nghe. Phép điệp xuất hiện nhiều lần dễ làm người ta chú ý.

“Kiết duyên táng bán bạn đồng tâm Chắc cạ vằn pây te kí xuân

Buân tặt lồng mà dú cần sứ

Vắn vắng mèng tham cói ngắm thâng Kiết duyên táng bán bạn đồng tâm Lắm lặp pi bươn xuân tốc xuân Cừn nòn nghìn tiếng tua khảm khắc Vắn vắng mèng tham còi ngắm thâng”

(Kết duyên khác bản bạn đồng tâm Biết rằng một ngày mất mấy xuân Trời cho sinh ra người một sứ Ngày vắng ve kêu nghĩ đến thôi Kết duyên khác bản bạn đồng tâm Dằng dặc năm tháng xuân lại xuân Đêm nằm mà nghe tiếng khảm khắc Ngày vắng ve kêu thêm cực thân).

[51.Tr.162]

Nhiều lời ca trong lượn Slương cùng lúc sử dụng cả phép điệp ý, điệp từ, điệp cú pháp (kiểu câu) đã tạo nên mạch cảm xúc dạt dào tuôn chảy. Lời ca sau đây nói về tâm sự của chàng trai sau khi gặp cô gái, từ đó nói lên ước mơ của chàng trai, muốn được kết duyên với người mình yêu:

“Đêm nằm tư tưởng lòng xiết xa Trước nào được hợp chốn một nhà Cùng ăn một mâm ngồi một chiếu Cho tỏ giao ngôn nói mặn mà Đêm nằm chẳng nhắp một tư lương Bức tức trong mình vẫn nhớ thương Giời định tơ hồng thì mặc ý

Mong kết cùng em người viễn phương

[51.Tr.102]

Thủ pháp phép điệp này còn là một biện pháp tạo nên tính nhịp điệu, tiết tấu cho câu hát. Nó tạo ra những điệp khúc với âm thanh du dương khi trầm bổng, lúc vút cao, lúc lắng đọng, dàn trải mênh mông, diễn tả phong phú đa dạng các cung bậc tình cảm khác nhau, khiến cho lời ca lượn Slương có sức sống bền bỉ, mãnh liệt trong tâm hồn của những người Tày yêu thơ ca dân tộc mình trong mọi thời đại.

TIỂU KẾT

Việc nghiên cứu và tìm hiểu một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu trong hát lượn Slương như thể thơ, ngôn từ, không gian và thời gian nghệ thuật…đã giúp chúng ta hiểu được giá trị sâu sắc của lượn Slương ở xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Thể thơ trong lượn Slương là thể thơ thất ngôn, đã diễn đạt một cách phong phú và sinh động tâm tư cũng như tình cảm, nguyện vọng của Người Tày. Thời gian nghệ thuật trong lượn Slương là thời gian đang lúc diễn xướng, thời gian hiện tại thay cho thời gian khách quan. Không gian trong lượn Slương là không gian thiên nhiên, không gian sinh hoạt đời thường mang tâm thức tập thể nên có tính phiếm chỉ. Do vậy, nội dung của khúc hát phù hợp với tình cảm tâm trạng của bất cứ người nào muốn bộc lộ. Ngoài ra mối quan hệ chặt chẽ giữa không gian và thời gian nghệ thuật trong lời hát không những phản ánh chân thực tình cảm và tư tưởng mà còn hàm chứa tư duy về sự hiện hữu giới hạn của con người trong thời gian và không gian vô hạn. Kết quả tìm hiểu một số phương tiện nghệ thuật tiêu biểu ở trên giúp ta có cái nhìn khái quát và toàn diện về hát lượn Slương của người Tày ở xã Yên Cư và có điều kiện tìm hiểu những nét riêng của lượn Slương.

KẾT LUẬN

1. Xã Yên Cư là một xã thuộc tỉnh Bắc Kạn, vốn là mảnh đất nuôi dưỡng các dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh trong nhiều chặng đường lịch sử. Trên mảnh đất đó, xưa kia giữ vai trò chủ đạo là người Tày bản địa, tuy vậy, đồng bào các dân tộc đã luôn đoàn kết gắn bó bên nhau cùng đấu tranh chống thiên tai, địch họa và xây dựng cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.

Cư dân người Tày, cũng như nhiều cư dân thuộc dân tộc khác sinh sống trên khắp đất nước Việt Nam, có đời sống lịch sử, văn hóa phong phú và đa dạng. Dân tộc Tày có những nét đặc trưng riêng về phong tục tập quán cũng như lối sống.

Xã Yên Cư có điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú, có khá nhiều tiềm năng, điều kiện cần thiết cho con người tồn tại, phát triển trong quá trình lịch sử của mình. Bên cạnh đó, đời sống văn hóa của người Tày cũng song hành và phát triển, nổi bật là văn hóa dân gian.

Trong kho tàng văn hóa của người Tày, hát dân ca giao duyên luôn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc. Nó thường được diễn ra trong các lễ hội như Lồng tồng, Giã cốm, lễ hội rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy... Tại các lễ hội này, những chàng trai, cô gái vừa vui chơi, vừa tìm bạn để hát giao duyên, hát đối đáp bằng thơ hoặc hát theo làn điệu lượn. Nhưng có

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 102 - 122)