Những lời đối đáp thông minh và nhanh trí

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 64 - 70)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.Những lời đối đáp thông minh và nhanh trí

Hát lượn Slương của người Tày được hát theo phương thức đối đáp, một bên nam và một bên nữ. Chính vì vậy mà đối đáp thông minh, nhanh trí là điều cốt lõi cơ bản không thể thiếu trong mỗi cuộc lượn. Hát lượn được diễn ra ở mọi nơi mọi lúc: trên nương rẫy, trong nhà, ngoài ngõ… Những người tham gia cuộc lượn phải có trong mình một vốn kiến thức không nhỏ về hát lượn, phải thông minh tìm ra những câu lượn phù hợp, dí dỏm để đáp lại bạn lượn của mình. Ở đây ta bắt gặp đôi lượn đối đáp trách nhau rất hay và dí dỏm:

Cô gái:

“Mười lời chối rằng chưa có vợ Con khóc giữa sàn đông như dơi Con khóc giữa sàn như khảm khắc Con bế con cõng không chịu rời.”

Chàng trai đáp lại:

"Mười lời chối rằng chưa có chồng Tã phơi ngoài sàn như dãy cờ Tã phơi ngoài sàn nhiều hơn áo Biết lời lượn sao cho được vừa Mười lời chối rằng chưa có chồng Con khóc trong nhà đòi cơm nếp Con khóc trong nhà đòi cơm nắm Hai tay hai nắm cho hai con".

[51.Tr.171]

Hay ta cũng bắt gặp lời hát xin trầu dí dỏm chân thật của chàng trai và lời đối đáp từ chối xin trầu của cô gái cũng rất thông minh.

Chàng trai nói rằng nhìn thấy trầu của cô gái, anh đã thèm, nếu anh có chết đi thì vẫn nhớ miếng trầu của cô gái. Đây cũng là một lời tỏ tình tế nhị của chàng trai dành cho cô gái:

"Duyên em có trầu cho anh xin Nhìn thấy trầu em anh đã thèm Duyên em có trầu thì cho nhé Ăn rồi chết đi còn nhớ em”.

[51.Tr.172]

Cô gái đáp lại trong tình huống này bằng lời hát từ chối chàng trai thật khéo léo, thông minh, cô viện đủ lý do nào trầu em bị con Khảm khắc ăn hết, rồi trầu cô gái trồng rất đắng không ăn được, đây cũng là lời từ chối tế nhị của cô gái:

“Có lời nói với người duyên anh Nơi em có nhiều khảm khắc lắm Khảm khắc bay vì ăn hết mất Biết lấy trầu đâu cho anh ăn

Có lời lượn nói với bạn lượn anh Trầu em trồng vườn ăn bị đắng Trầu em trồng vườn ăn đắng lắm Nên biết lấy gì anh cùng ăn”.

[51.Tr.172]

Bên cạnh lời tỏ tình trên, chàng trai, cô gái còn mượn trầu để nói lên tình cảm của mình:

Chàng trai:

“Có lời hỏi tới bạn núi xa

Trầu quế trong vườn ngay trước nhà Trầu quế trong vườn có nhiều đấy Cho anh ăn với em nghĩ sao?.

Có lời hỏi tới bạn núi xa

Trầu quế trong vườn ngay trước nhà Thiên hạ đi qua còn cho được

Huống hồ anh hỏi thì cho thôi).

[51.Tr.174]

Trong trường hợp khác, ta lại bắt gặp cách tỏ tình kín đáo của chàng trai và lời đáp của cô gái cũng không kém phần tế nhị:

Chàng trai:

“Gặp nhau du ngoạn tại vườn đẹp Có phúc lòng mong được bạn gái Có phúc lòng mong được quý bạn Khác nào như Tư Mã gặp Biền Linh”.

Cô gái:

“Gặp nhau du ngoạn tại vườn xuân Có phúc lòng mong được gặp bạn Có phúc tình cờ mới được gặp Khác nào Tư Mã gặp Văn Quân”.

[51.Tr.146]

Đâu đó ở bên đường, ta bắt gặp cách ướm hỏi thông minh, thẳng thắn của chàng trai với cô gái:

“Mười lời hỏi với người rừng đẹp Trâu thì ăn cỏ chủ đi đâu

Khách lạ đi đường qua chốn đấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghe thấy tiếng ngoàng hát đón ngay”.

[51.Tr.144]

Cô gái đã hát lượn, trả lời lại chàng trai bằng sự khéo léo, tế nhị của mình:

“Có lời nói với người biết lượn Trâu thì ăn cỏ chủ trú râm Ong bướm đi qua nơi chốn nầy Không vội chi nán lượn chơi”.

[51.Tr.145]

Ta lại bắt gặp cách ướm hỏi của chàng trai với giọng điệu bông đùa:

“Có lời mách hỏi với người lượn Con gì nhảy tập qua sợi dây Con gì nhảy qua đây thì bảo Có đời nào đã dắt qua lỗ kim”.

Cô gái đáp lại chàng trai bằng giọng điệu thật tha thiết nhưng không kém phần tế nhị:

“Có lời nói với cựu là người Con nhện nhẩy qua được sợi dây Bạn lượn không biết ta xin bảo Ánh đèn sang chói qua lỗ kim”.

[51.Tr.145]

Ở ca dao của người Kinh, đối đáp có phần ẩn ý hơn so với đối đáp lựợn Slương của người Tày. Đây là lời tỏ tình của chàng trai với cô gái đầy ẩn ý. Chàng thấy cô gái người đâu mà xinh đẹp lạ thường, chàng vừa hồi hộp vừa vui mừng, bèn đến gần làm quen. Để ca tụng nhan sắc mặn mà của nàng, chàng mở lời thật khéo léo:

“Trúc xinh, trúc mọc đầu đình,

Em xinh, em đứng một mình cũng xinh.”

Cô gái nghe thấy nhưng giả vờ quay đi làm ngơ như không hay biết gì. Chàng trai thong thả tiến đến gần và tiếp:

“Nước trong ai chả rửa chân,

Hoa thơm ai chả đến gần gốc cây”.

[36.Tr.1529] Nghe xong cô gái đáp lại chàng trai:

“Bắc thang lên hái hoa vàng Vì ai cho thiếp biết chàng từ đây”.

[35.Tr.243] Chàng trai nghe thấy cô gái trả lời như vậy liền hỏi:

“Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”.

Cô gái đáp lại:

“Mận hỏi thời đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”.

[35.Tr.255]

Được lời như cởi tấm lòng, chàng thầm nghĩ, thật là cơ hội ngàn vàng nên chàng không thể bỏ qua, chàng tiếp liền:

“Anh là con trai út ở nhà

Anh đi kén vợ đàng xa quê người Thấy em đẹp nói đẹp cười

Đẹp người đẹp nết lại tươi răng vàng”.

[35.Tr.128] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lối tỏ tình của chàng trai vừa tế nhị, vừa kín đáo, nên cô gái hết sức cảm động, muốn tỏ cho chàng biết nàng cũng đã có cảm tình với chàng, nàng khéo léo tiếp rằng:

“Anh đã có vợ con chưa?

Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào Mẹ già anh ở nơi nao

Để em tìm vào hầu hạ thay anh”.

[35.Tr.102] Chàng trai nghe thấy vậy vội đáp lại:

“Mẹ em khéo đẻ em ra

Đẻ em mười bốn, đẻ ta hôm rằm Đi đâu mà vội mà nhầm

Sao em chẳng đợi trăng rằm cho trong”.

[36.Tr.1337]

Sau những câu đối đáp tỏ tình đôi trai gái yêu nhau, tình cảm mặn nồng và rồi đến một kết cục tốt đẹp, đó là họ thành vợ thành chồng, sống thật hạnh phúc bên nhau.

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 64 - 70)