6. Kết cấu của luận văn
3.4.1. Biện pháp tu từ so sánh
Trong lượn Slương biện pháp tu từ so sánh giữ một vị trí quan trọng, nó góp phần đắc lực vào việc làm cho ca từ của hát lượn trở nên độc đáo. Những hình ảnh, sự vật hay hiện tượng được đem ra so sánh cũng nhờ thế mà phong phú. Người am hiểu về lượn Slương sẽ nhìn vào đó để có nhận xét hay
bình phẩm từ nhiều góc độ, giúp cho ý nghĩa và giá trị ngôn ngữ của lượn Slương trong từng lời ca được hiểu đầy đủ hơn.
Các khúc hát lượn Slương không đơn thuần là nhạc mà đó còn là thơ, là điểm nổi bật của nghệ thuật sáng tạo ngôn từ. Tính nhạc trong thơ là một hình thức làm cho bài thơ đi vào cảm nhận của người nghe hay người hát (người ca thơ). Câu chữ trong thơ giúp con người tái tạo lại hình ảnh mà chính ngôn từ đó miêu tả, song cách sử dụng từ ngữ cùng cách tạo vần điệu làm ra tính nhạc cho câu chữ. Đặc trưng cơ bản của phép tu từ so sánh là sự đối chiếu giữa hai sự vật, hiện tượng có cùng một điểm chung nào đó. Ở đây vế so sánh (A) chưa được bộc lộ rõ ý nghĩa và qua (B) thì nó được cụ thể hóa. Tình yêu là nguồn cảm xúc nhân văn nhất trong những nguồn cảm xúc của con người. Đó vốn là đề tài xưa cũ nhưng lại luôn tươi mới, bí ẩn và hấp dẫn. Hầu như tất cả các sáng tạo văn hóa - nghệ thuật thuộc về con người đều có
sự hiện diện của tình yêu! Đúng như A. Tônxtôi đã từng viết: “Tất cả rồi sẽ
trôi qua, những cuộc chiến tranh sẽ im vắng dần và những cuộc cách mạng sẽ thôi gào thét, chỉ còn lại một bóng hình em dịu dàng, chan chứa tình yêu
thương”. Với lượn Slương cũng vậy, hình ảnh so sánh đều mang giá trị biểu
đạt nội dung về tình yêu một cách sâu sắc.
Trong ca từ của lượn Slương, tình yêu mang một vẻ đẹp siêu thực và ngoài cái đẹp của tình yêu người với người, những lời ca bật lên niềm yêu thương với quê hương và đồng loại. Thế giới tình yêu trong lượn Slương là thế giới ngôn ngữ tình yêu sâu kín, thể hiện mọi cung bậc tình cảm, nhớ thương, tương tư, mong chờ, giận hờn, trách móc, xót xa, biệt ly,... Điều đó làm nên tính chân thật, đa dạng trong các ca từ của lượn Slương. Lạc vào thế giới tình ca của lượn Slương, mỗi người đều bắt gặp thân phận tình yêu của mình, cũng có chia ly và tiễn biệt - tình yêu nào cũng có:
“Kết duyên táng bán bạn đường xa Tách rằng tạo hóa khéo pây mà Rong rà Nam Bắc thông cách lý Chúc mừa tang bán nặm lìa pia” (Kết duyên khác bản bạn đường xa Trách rằng tạo hóa khéo đi về Hai ta nam bắc trông khách quý Mai về bản như nước bỏ cá thôi).
[51.Tr.165]
Khúc hát trên như một lời chia tay vì họ có sự ngăn cách quá xa về không gian nên không thể đến được với nhau. Biện pháp tu từ so sánh giúp ta nhận ra tình yêu trong khúc hát lượn Slương buồn, đau một cách lặng lẽ.
Những mối tình “không hẹn mà đến, không chờ mà đi”, nghĩa là chẳng có hẹn hò, thề thốt, ràng buộc gì nhau, tất cả chỉ là tình cờ:
“Tình cờ thoáng chập bạn chua tai Cách tợ tang quay thâng nấy chài Kết đáy pền ruyên sle pây nả Ngộ hoa vằn lăng đảy vảng lai” (Tình cờ thoáng gặp bạn hát hay Mải đi đường xa đến nghỉ đây Kết được thành duyên để mai đó Phòng tới ngày sau còn đến đây) Hay như:
“Tình cờ đảy chập bạn hoa khai Thắp kết pền duyên ná hứ thai Mong hợi lời chầu te pây nả Thương căn sle đảy rụ là đai”
(Tình cờ được gặp bạn mới đẹp Xắp kết thành duyên hãy đừng chết Mong nhớ lời đợi để mai sau
Thương nhau biết được hay là không).
[51.Tr.149]
Biện pháp tu từ so sánh đã tự khẳng định vai trò quan trọng khi diễn tả một cách tinh tế cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong tình yêu. Ở lượn Slương, đôi khi ta còn thấy được hình ảnh so sánh dí dỏm, vui vẻ:
“Cú pác cạ đuối cựu ruyên đây Vằn vắng cỏi ngòi theo phá mây Vằn vắng cỏi ngòi theo phá pạt Phá pặtt tỷ hâu nọng dú nầy” (Có lời nói với người lượn mến Ngày vắng hãy nhìn những làn mây Ngày vắng hãy nhìn theo mây chạy Mây bay ở đâu em đấy mà)
[51.Tr.144]
Hai vế so sánh và được so sánh đều là những hình ảnh quen thuộc, không hề mới nhưng khi đi vào các khúc hát lượn Slương của người Tày, nó lại có nét độc đáo riêng. Mọi hình ảnh đều giàu ý nghĩa, sâu sắc. Mỗi hình ảnh
là một biểu tượng về tình yêu, kiếp người, phận đời.Biển- không gian của sự
chờ đợi hoài vọng,nắng là thiên sứ của vui buồn hội ngộ,đời ngườilà thời gian hướng về cõi thiên thu,… Làm nên thành công của khúc hát lượn Slương, ngoài giai điệu âm nhạc chính là phần ngôn từ, đặc biệt là sự xuất hiện của các biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó có biện pháp tu từ so sánh là
một đặc điểm nổi bật của khúc hát. Biện pháp tu từ so sánh trong lượn Slương