Không gian thiên nhiên

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 99 - 102)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.2.1. Không gian thiên nhiên

Ngoài phạm vi nhà cửa, đình chùa… đời sống của cư dân người Tày còn gắn với môi trường tự nhiên như dòng sông, ngọn núi, chiếc cầu, bờ ao, mảnh vườn, đồng ruộng,… Đây là những không gian ăn sâu vào tâm thức của họ vì ở đó họ cùng lao động, hò hát, cùng sinh hoạt hội hè, cùng hẹn hò, bày tỏ tình cảm. Không gian thiên nhiên của họ chính là cảnh vật đồi núi, cỏ cây hoa lá, chim muông, ven rừng, ven suối. Những không gian ấy đã trở nên thân thiết và gắn bó với người Tày từ không biết bao nhiêu thế hệ đến nay. Không gian thiên nhiên hết sức phong phú và đa dạng, nó đã thành đề tài để tác giả đối chiếu, bộc lộ tâm tư tình cảm của mình qua những khúc hát lượn Slương:

“Tháng giêng chỉ có hoa mận hồi Nở cùng hoa hồng thật xứng đôi Nở cùng hoa hồng nở đẹp ý Hoa đán vô duyên nở cả đời

Tháng hai hoa quý nhị hoa rồm Trông lên sân đình nở muốn hoa Trông lên sân đình hoa sắp nở

Ong bướm bay xuyên rộn cả rừng

[51.Tr.177]

Không gian nghệ thuật của lượn Slương còn gắn với cảnh trí bình thường của làng quê, với cuộc sống đạm bạc của những con người một nắng hai sương. Gần thì có thể là ngõ sau, chợ chiều, là giếng nước, bờ ao, cây đa, dòng sông, ngọn núi, con đường, đèo dốc… Xa hơn là trời cao biển rộng,

“sông sâu núi cả”, là “truông rậm rừng xanh”…Và xa hơn nữa là nam bắc

đông tây, xa nhau vời vợi… Nhưng nói chung không gian nghệ thuật đó chỉ

quẩn quanh ở những không gian bình dị, dù xác định hay phiếm chỉ, dù “có

tính cá thể hoá trong sự miêu tả” hay không thì không gian nghệ thuật ấy vẫn

là bức tranh thiên nhiên gần gũi, thân thương với người Tày ở xã Yên Cư. Lượn Slương cũng như các làn điệu dân ca khác đều mang trong mình vẻ đẹp của thiên nhiên, hiện lên với đủ các cung bậc màu sắc. Song đằng sau vẻ đẹp ấy thường là nơi gửi gắm, chứa đựng tâm trạng tình cảm của con người, gắn với chức năng giao duyên, bày tỏ tình cảm, đặc biệt là tình cảm đôi lứa:

“Kiết ruyên tang bán bạn ruyên ưa Rượng bằng như nặm đuối là lừa Nặm vận thâng tầu lừa luây đuối Hâng vằn nặm bốc ý khôn chờ” (Kết duyên khác bản bạn duyên yêu Tiếng đồn đào hoa nở trái mùa Tiếng đồn đào hoa lạc mất nhị

Tơ hồng chẳng định nguyệt khôn chờ)

Thiên nhiên luôn gắn bó với con người cùng với tình cảm vấn vương, quyến luyến:

“Mười lời nhắn với bạn khác nơi Nhất anh nhắn người lượn xưa Hết cả mọi người với bác bá Én về quê én, nhạn hồi hương Mười lời nhắn với bạn khác nơi Em ơi hãy ở lại đất quen này Em ơi hãy ở lại với nơi cũ Én về quê én, nhạn hồi quy”

[51.Tr.220]

Thiên nhiên tạo cho con người sức sống, bao bọc chở che cho con người, nhưng cũng có lúc thiên nhiên khiến con người phải sợ vì không gian trở nên rộng , bao la, không gian của rừng sâu, của biển rộng mênh mông:

“Giữa rừng đại ngàn có nhiều cây Biển rộng mênh mông trông rộng quá Trông trời lẫn mây sao lấp lánh Có ai nhìn biển tận đáy nơi”

[51.Tr.204]

Con người khi đứng trước thiên nhiên hùng vĩ dù nhỏ bé, yếu đuối nhưng họ vẫn vững vàng cùng nhau vượt qua như cuộc sống hạnh phúc trắc trở gian nan qua cơn bão táp rồi lại bình yên:

“Giữa hồ biển nước rộng mênh mông Tiên nữ mượn thuyền qua biển đông Biển rộng mênh mông đâu cũng nước Mượn thuyền đi chơi cùng người thương

Thuyền tiên xuống chơi nơi ngân hà Mượn được thuyền tiên đi hái hoa Anh chèo em chèo trên mặt nước Chèo lên trốn ấy nước trong xanh”.

[51.Tr.204]

Thiên nhiên đáng sợ như vậy, nhưng cũng có lúc lại trở lên hiền lành tươi đẹp và ấm áp. Không gian thiên nhiên trong lượn Slương hòa hợp vào với tâm hồn của con người, như đồng cảm với tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình:

“Rủ nhau đi chơi chốn lâu đài Vườn xuân hoa nở thiếu chi hoa Hoa quý vườn tiên đủ mọi thứ Nhân tình cảm nhận thì lượn hay”

[51.Tr.205]

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 99 - 102)