Những lời ca ca ngợi thiên nhiên, cuộc sống giàu đẹp

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 70 - 77)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Những lời ca ca ngợi thiên nhiên, cuộc sống giàu đẹp

Những chàng trai cô gái người Tày luôn ao ước có được một cuộc sống

ấm no, hạnh phúc. Công việc chủ yếu của họ là làm nông nghiệp “Bán mặt cho

đất, bán lưng cho trời”, họ rất vất vả để kiếm được cái ăn chính vì vậy mà ngoài những lúc lao động vất vả, họ lại làm bạn với những câu hát lượn, họ gửi gắm vào đó tất cả tình cảm và mơ ước của mình. Chỉ khi cất tiếng hát, họ mới thấy tâm hồn mình như đang trải giữa một cuộc sống tươi đẹp. Các chàng trai cô gái Tày trong tình yêu thuở ban đầu cũng đều mong muốn, ước ao có được một cuộc sống nơi bản làng trù phú, ruộng nương nhiều, thóc lúa đầy kho, lợn gà đầy chuồng, để rồi họ không còn phải lo lắng kiếm cái ăn một cách vất vả nữa, họ sẽ cùng nhau hát những khúc ca ca ngợi cuộc sống giàu đẹp.

Ở đây ta thấy được trong con mắt chàng trai, cô gái, cảnh vật thiên nhiên xung quanh họ đẹp biết bao, hoa thi nhau đua sắc, ong bướm bay rộn ràng:

“Tháng giêng chỉ có hoa mận hồi Nở cùng hoa hồng thật xứng đôi Nở cùng hoa hồng nở đẹp ý Hoa đán vô duyên nở cả đời Tháng hai hoa quý nhị hoa rồm Trông lên sân đình nở muốn hoa Trông lên sân đình hoa sắp nở Ong bướm bay xuyên rộn cả rừng Tháng ba hoa mạ nở chum vàng Ong bướm bay xuyên đi mọi mường Ong bướm bay xuyên đi khắp xứ Nhớ bạn bản khác khổ lòng thương”

Đến mùa hái cấy vào tháng năm, tháng sáu, họ cầu trời cho mùa màng thuận lợi, lúa chín đầy đồng:

“Tháng năm xưa lúa bận nhiều công Vai thì gánh mạ tay dắt trâu

Mai dựng trên bờ mát tìm bạn lượn Trông thấy bạn lượn vờ không quen Tháng sáu xưa hái cấy thành hàng Tựa thành cửa sổ nghe ngoảng kêu Tựa thành cầu đẹp nghe thấy ngoảng gọi Thấy tiếng ngoảng gọi lòng ngẩn ngơ”.

[51.Tr.178] Hay như:

“Tháng năm vốn bận việc nông trang Bồ cốc sôi canh tiếng rõ ràng

Trời cho mùa màng phong vụ thuận Thuận thì thiên hạ được phong quang Tháng sáu vốn đang chính vụ mùa Cái giá làm mùa việc nông trang Định kì lao động sao thông suốt Khảm khắc than gọi tiếng rõ ràng”.

[51.Tr.178]

Có rất nhiều bài lượn Slương về các loài hoa, từ hoa mận, hoa đào, hoa coi, hoa rồm, hoa nhài đến hoa linh lăng leo gỗ lên tận ngọn… giản dị bên vườn nhà, tất cả các loài hoa tạo nên sắc màu đa dạng như chính tâm hồn người Tày trong cuộc sống. Họ gửi gắm vào đó tâm sự, nỗi lòng thầm kín của mình trong mỗi lời ca về hoa. Đây là lời ca về hoa mận, hoa đán:

“Hoa nở rực rỡ hai bên đường Khuyên đến hoa mận với hoa đán Mận đào nở hoa kết trái sớm Hoa đan nở muộn chẳng ai mong Hoa nở rực rỡ bên hàng rào Khuyên đến hoa mận với hoa coi Mận đào nở hoa kết trái sớm Hoa coi nở muộn chẳng ai mê”.

[51.Tr.152] Hay lời ca về hoa nhài với hoa chanh:

“Hoa nở rực rỡ ngay bờ ao

Khuyên cho hoa mận với hoa rồm Mận đào nở hoa kết trái sớm Hoa rồm nở muộn chẳng ai dùng Hoa nở rực rỡ trên bờ phai

Khuyên cho hoa mận với hoa nhài Mận đào nở hoa kết trái cả

Hoa nhài nở muộn quá không thành Hoa nở rực rỡ trên đỉnh thành Khuyên cho hoa mận với hoa chanh Mận đào nở sớm kết thành quả Hoa chanh nở muộn vẫn kết thành”.

[51.Tr.152]

Ta bắt gặp câu hát ca ngợi về công dụng của hoa linh lăng, nó rất thơm và người ta thường hái về để ướp với quần áo:

“Khuyên khắp mọi nơi chúng bạn bè Linh lăng leo gỗ lên tận ngọn

Người mà lịch sự bẻ lấy về Lấy về ướp thơm quần áo ta”

Ca dao của người Kinh cũng có những bài nói về thiên nhiên và ca ngợi cuộc sống giàu đẹp. Có rất nhiều cây cối, chim muông, ong bướm được đưa vào trong ca dao. Trước tiên đó là những cây rau làm món ăn trong đời sống hàng ngày. Cây rau muống xuất hiện rất nhiều trong ca dao, nói lên tình cảm thắm thiết của người Việt Nam dành cho loại thực vật này. Thật vậy dù xa quê hương, chúng ta lúc nào cũng nhớ về cây rau muống:

“Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”

[35.Tr.107]

Người con gái sống vui vầy trong hạnh phúc gia đình, tự lực tự cường dù nghèo, sống bằng rau muống:

“Nhà em có vại cà đầy,

Có ao rau muống, có đầy chum tương. Dầu không mỹ vị cao lương,

Trên thờ cha mẹ, dưới nhường anh em. Một nhà vui vẻ êm đềm

Đói no tùy cảnh, không thèm lụy ai Còn trời, còn đó, còn đây,

Còn ao rau muống, còn đầy chum tương”.

[33.Tr. 575]

Cái nhà và miếng vườn đi vào đời sống Việt từ ngày xưa. Mảnh vườn không cần lớn, nhưng phải đủ. Trong mảnh đất nhỏ quanh nhà được các bà nội trợ trồng đủ thứ rau. Các ông thì làm giàn trồng các loại quả. Rau và quả đi vào bữa ăn đạm bạc của gia đình. Từ đó, "cây nhà lá vườn" mang ý nghĩa của sự sung túc, no đủ. Vườn ở quê không thiếu một thứ rau đậu nào, lên thành phố đất hẹp người đông, mới thấy vườn có ý nghĩa:

"Mồng tơi mướp đắng ớt cà

Bí đao, đậu ván, vốn nhà trồng nên Anh giúp em đôi quan tám để cho bền Mượn người lịch sự gánh lên kinh kỳ…”

[36.Tr.1380]

Cây mướp đối với dân quê là hình ảnh của thanh bình, ổn định và điền viên. Khi cất nhà, việc đầu tiên là làm một cái giàn, bỏ xuống vài hạt mướp để có cái ăn, vì mướp dễ trồng. Hình ảnh trái mướp trên giàn với những bông hoa vàng lung linh trong nắng sớm, ong bướm dập dìu tạo nên sức sống. Mướp trong đời sống là hình ảnh:

"Ao sen dàn mướp luỹ tre

Nhắc chi những nỗi đi về năm xưa Đầu xanh độ ấy đang vừa

Rủ nhau chui lách rào thưa vào vườn"

[35.Tr. 1380] Biết bao nhiêu hình ảnh của đời sống được tượng hình nơi quả mướp:

"Ngọn lang trắng ngọn vắn ngọn dài

Cây thài lài ngả dọc ngả ngang Cây dưa gang sọc đen sọc trắng

Quả mướp đắng, trong trắng, ngoài xanh

Lòng em ăn ở với anh Trách cái thân lận đận nên ta đành xa nhau"

[36.Tr. 1582] Cọng rau ngâu, rau mơ, cọng ngò cũng được đưa vào trong ca dao:

“Thò tay ngắt cọng rau ngâu Thấy em còn nhỏ, giữ trâu anh buồn”

“Ngồi buồn ngắt cọng rau mơ

Anh thương em bậu, nỡ làm ngơ sao đành” “Thò tay vói ngắt cọng ngò

Thương em đứt ruột, giả đò ngó lơ.”

Ngoài những cây thực vật ở trong bữa ăn hàng ngày thì các loại hoa cũng được đưa vào trong ca dao:

“Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay”

[36.Tr. 1477]

Sắc đẹp của thiên nhiên luôn là chủ đề không nhỏ trong các bài ca dao của người kinh, người ta thường mượn hình cảnh của thiên nhiên để nói lên nỗi lòng của mình. So với lượn Slương của người Tày thì ca dao của người Kinh hàm chứa cảnh vật thiên nhiên có nhiều hơn và tình cảm của con người gắn với thiên nhiên cũng sâu sắc hơn.

TIỂU KẾT

Qua tìm hiểu một số nội dung trong lời hát của Lượn Slương chúng tôi thấy được rằng người dân ở xã Yên Cư huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn đã tạo dựng cho mình một kho tàng phong phú và đa dạng về lời hát lượn giao duyên của dân tộc mình. Chúng tôi cũng thấy được nhiều cung bậc cảm xúc tình cảm khác nhau. Tình yêu mãnh liệt cháy bỏng, những lời giao ước kết duyên hứa hẹn về một tương lai tươi sáng, bên cạnh đó là nỗi đau đớn xót xa khi phải chia tay người yêu cùng với cách ứng xử thông minh dí dỏm trong đối đáp. Tình yêu là sự vun đắp, thực hiện lời hứa, giao ước kết duyên sâu nặng thành vợ thành chồng để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đó cũng là sự quyết tâm, cùng nhau chịu mọi khó khăn vất vả và dành cho người mình yêu tất cả những gì tốt đẹp nhất. Tất cả đã làm lên những bài ca ghi sâu vào tâm

trí mỗi người, nó cũng là khát vọng cháy bỏng về một cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Bên cạnh đó trong thực tế cuộc sống có những điều không được thuận theo mong ước của họ. Vì một lí do nào đó mà các chàng trai, cô gái người Tày không đến được với nhau, họ không cùng đi trên một con đường, họ phải chia tay nhau và tìm cho nhau mỗi người một cuộc sống mới nhưng không vì lẽ đó mà họ không còn dành tình cảm cho nhau, không còn quan tâm đến nhau, mà ngược lại họ dành cho nhau những tình cảm đáng trân trọng, họ lo lắng, khuyên răn nhau. Chính vì vậy mà khi chia tay, họ vẫn có rất nhiều cảm xúc. Đó cũng là một phần đời sống thực tế của cư dân Tày được gửi gắm vào trong các lời hát.

Khung cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt của người Tày luôn gắn với các lời ca của lượn Slương. Đây cũng là môi trường gìn giữ và phát huy các làn điệu. So với ca dao của dân tộc Kinh, các làn điệu lượn Slương có gì đó rất chân thật, trầm lắng, phản ánh đúng đời sống tâm tư tình cảm của người dân Tày.

Chúng ta thấy được lượn Slương là những lời ca giao duyên đa dạng và phong phú, nó là bức tranh sinh động phản ánh tâm hồn của con người trong cuộc sống, đặc biệt là khía cạnh tình yêu.

Mỗi loại hình dân ca đều có những đặc điểm riêng bởi mỗi dân tộc khác nhau về hoàn cảnh, môi trường sống, khác nhau về phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo… Chính những điều đó đã tạo ra cái riêng, độc đáo của mỗi loại hình dân ca. Do vốn hiểu biết còn nhiều hạn chế cũng như thời gian còn hạn hẹp nên trong đề tài này chúng tôi mới chỉ tìm hiểu khái quát được vài nét riêng về nội dung trong loại hình hát lượn Slương, và mới chỉ so sánh được chút ít với loại hình ca dao của người Kinh. Chúng tôi chưa so sánh được với các loại hình dân ca của dân tộc khác.

Chƣơng 3

HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ CỦA LƢỢN SLƢƠNG

Hát lượn Slương ở xã Yên Cư có một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Nó thể hiện được một cách sinh động đời sống phong tục, tập quán, những suy nghĩ, những mơ ước của đại đa số người Tày. Qua lượn Slương ta thấy tình yêu đôi lứa của nam nữ được thể hiện qua nhiều cung bậc tình cảm, trạng thái khác nhau. Bao nhiêu năm tháng đã trôi qua nhưng đến giờ những câu hát lượn vẫn được gìn giữ, phát huy những nét đẹp và độc đáo về nghệ thuật.

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)