Nguồn gốc của lượn Slương

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 28 - 30)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Nguồn gốc của lượn Slương

Người Tày ở Yên Cư, Chợ Mới - Bắc Kạn không ai biết nguồn gốc của lượn Slương ra đời từ bao giờ chỉ biết rằng: Ngay từ lúc lên 9, lên 10 tuổi, trẻ con người Tày đã bắt đầu quen dần với những câu hát lượn, có thể từ lời ru của mẹ hoặc nghe anh, chị hát với nhau trong những đêm trăng thanh, gió mát.

Lớn lên đến cái tuổi chớm yêu, hầu hết nam, nữ đã biết rành câu hát, giọng ngân trầm bổng và làn điệu vào từng lúc cho phù hợp. Hát lượn tương tự như hát đối đáp của người Kinh, nếu người con trai muốn làm quen với người con gái mới nhìn thấy lần đầu trong một đám tiệc, hay bỗng dưng gặp nhau trên một đoạn đường thì không cần phải có người giới thiệu cứ tới gần rồi cất lên giọng hát vu vơ:

“Gặp nhau quen mặt tự vườn hoa Phúc nhà thật lớn mới gặp ta Phận may đôi ta mới được gặp Dáng như tiên nữ mới vừa xa”

Hát lượn Slương có nhiều làn điệu, thường là thể thơ thất ngôn, xong cũng có thể là thơ tự do. Mỗi người cần phải có một “vốn” lượn lớn để sẵn sàng ứng xử một cách “thông dòng bén giọt” mới mong chiếm được cảm tình người mình muốn làm quen. Nếu lủng củng hoặc đặt vấn đề sai mục đích, sẽ bị chê là ít hiểu biết, vụng về.

Hát lượn trong tình yêu như là để thăm dò cả về bản thân lẫn gia cảnh, thay vì phải nhỏ to tâm sự bằng lời. Nếu nói thật, nói thẳng với nhau e rằng khó nói hơn là dùng câu “lượn” để giãi bày. Tuy nó văn hoa thật, nhưng cốt lõi vẫn hướng về cái mình muốn nói. Buổi đầu dùng “lượn” rất dễ làm quen, đã yêu nhau rồi dùng “lượn” càng dễ dàng bày tỏ. Có những cuộc tình, từ khi quen đến khi cưới, mỗi chàng trai, cô gái phải hát tới cả ngàn câu. Không ai có thể thuộc sẵn cả ngàn câu nhưng lúc hát phải sáng tạo ra. Sáng tạo hay thì được người yêu yêu nhiều hơn vì “anh là người có học cao, hiểu rộng, thông minh...”, vì lẽ đó mà hát lượn rất phong phú. Thế nhưng ở Yên Cư, Chợ Mới- Bắc Kạn các bài hát lượn Slương hầu như không được ghi chép lại nên “lượn Slương ” có thể đã bị mai một dần.

Từ trước đến nay một số nghệ nhân vẫn thường hát câu lượn nải (lượn mời).

Cú tin mà tới giựa tin đuây Khách lạ mà rườn rụ quá pây Chúa lườn mí thương hạy dá hám Hẩu rà vọng cánh đuối tang quay Tiếng lượn khan mà rặp tiếng thương Ngon ngọt đều hay tiếng đạ đường Câu ví thương mèng nhằng van nọi Thiên hạ mơ màng đuối tiếng thương (Bước tới chân cầu thang

Khách lạ về nhà hay đi qua

Chủ nhà có thương đừng ngăn cản Cho mình vọng cảnh với đường xa Tiếng lượn lên đáp tiếng thương Ngon ngọt đều hay tiếng bạn đường Câu ví mật ong còn kém ngọt

Thiên hạ mơ màng với tiếng thương)

Khách hát đáp lại:

Vằn nấy mà tang lẹo tốc đăm Mà xam thuổn bán ná cần dăng

Chúa rườn thương thâng chắng hẩu khứn Chúa bán mà xam chắc việc lăng

(Hôm nay về đây trời tối rồi Khắp làng hỏi trọ mãi không thôi Chủ nhà thương tình mới cho trọ Giờ này chủ bản hỏi gì tôi)

Tiếng hát lượn Slương đã góp phần làm vơi đi những nỗi vất vả, những

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 28 - 30)