6. Kết cấu của luận văn
3.2.1.1. Biểu tượng thuộc thiên nhiên:
Dân tộc Tày vốn là một dân tộc sống bằng nghề nông cho nên hầu hết đời sống của người dân thường gắn với môi trường thiên nhiên, trong đó sông, núi là hai hiện tượng không những liên quan tới đời sống vật chất mà còn tượng trưng cho tư tưởng, tình cảm và quan niệm thẩm mĩ của họ.
Sông trong khúc hát lượn Slương, ngoài ý nghĩa khách quan, còn hàm chứa nhiều khía cạnh mà tiêu biểu là tượng trưng cho tình cảm nam nữ, tình yêu đôi lứa, lòng dạ người đời với nhiều cung bậc khác nhau
“Phất cờ lồng lọt chốn ngân giang Lừa pè hội họp nhộn tong hang Lồng hứ lý thông vườn tiên nự
(Phất cờ xuống đến bến sông to Thuyền bè hội tụ những hai hàng Xuống tận nơi chơi vườn tiên nữ Triều cung cảnh quý nở hoa ban).
[51.Tr. 160]
Núi thể hiện cho sự ngăn cách của không gian tự nhiên, chủ yếu là tượng trưng cho sự trở ngại, sự bế tắc của tình cảm, của nỗi lòng thương nhớ. Núi tượng trưng cho sự ngăn cách đôi lứa khó vượt qua, ngoài ra núi còn như chứng nhân của chuyện tình đôi lứa:
“Kết duyên khác bản bạn đồng tâm Ong bay lên núi nơi lắm hoa
Ong bay lên núi tìm hút nhụy
Ong bướm chúng bay tìm hoa xuân Kết duyên khác bản bạn đồng tâm Trông lên núi đá hoa tàn rồi Mạn tiết mùa xuân hoa đã lụi Làm cho ong bướm bay lung tung”
[51.Tr. 165]
Trúc mai cũng được xuất hiện trong lượn Slương. Trúc khi đứng riêng thì tượng trưng cho người con gái có nhan sắc, cũng có khi tượng trưng cho nam giới, khi trúc kết hợp với mai thì trúc - mai tượng trưng cho tình cảm đôi lứa mặn nồng, thắm thiết:
“Tháng giêng cảnh sắc tiết mùa hoa Hoa nở ong bướm rộn lân la
Mai trúc tìm chơi khi thì đến Tiếng vet ha thiết khắp giang hà
Gặp nhau nơi vườn liễu người tài Tình yêu đi hội hẹn với anh
Mong có thuyền để đi vui hội
Phảng phất gió thổi vườn trúc mai”
[51.Tr. 177]
Cau và trầu xuất hiện trong lượn Slương với ý nghĩa biểu tượng, thường đi đôi với nhau, dù cho có xuất hiện một mình hoặc trong cách nói “mời trầu” thì mặc nhiên trong đó đã hàm chứa cau. Cho nên, trầu hoặc cau hàm chứa riêng rẽ hay đi đôi với nhau trong câu hát thì đều thể hiện biểu tượng trầu cau hoặc cau trầu. Cau trầu tượng trưng cho tình bạn bè xóm làng, cho phong tục lễ nghi và niềm tin tốt đẹp, đặc biệt là tình yêu đôi lứa, vợ chồng hòa hợp gắn bó bền lâu:
“Có lời hỏi tới bạn núi xa
Trầu quế trong vườn ngay trước nhà Trầu quế trong vườn có nhiều đấy Cho anh ăn với em nghĩ sao?. Có lời hỏi tới bạn núi xa
Trầu quế trong vườn ngay trước nhà Thiên hạ đi qua còn cho được
Huống hồ anh hỏi thì cho thôi”.
[51.Tr.179]