Biểu tượng thuộc sự vật:

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 90 - 92)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1.2. Biểu tượng thuộc sự vật:

Sự vật là những vật thể do con người tạo ra để sử dụng trong đời sống như nón, khăn, áo, nhà cửa, thuyền, lưới, cần câu…Trong đó, thuyền trở thành một biểu tượng tiêu biểu trong lời hát lượn Slương. Thuyền là phương tiện đi lại trên sông nước, khi hiện diện trong lượn Slương, ngoài nghĩa biểu vật, thuyền tượng trưng cho chàng trai, cô gái hoặc một tình cảm, một thân phận…

“Gặp nhau nơi vườn liễu ngày xuân Tình yêu đến với như nước chảy Mong có thuyền để đi vui hội

Tình yêu như đã xuôi trên thuyền bạc Chèo thuyền đi hội thật đông vui Em ơi nơi này những gái trai Họp mặt cùng nhau đi vui hội

Hai bên đường ong bướm bay ước mơ”

[51.Tr. 148]

Trong ca dao người Việt, cây đa - Giếng nước - Sân đình được coi là biểu tượng của làng quê Việt Nam, là nơi diễn ra những sinh hoạt cộng đồng, nơi hẹn hò gặp gỡ xe duyên cho bao đôi lứa, đồng thời cũng là nhân chứng của lịch sử và ẩn chứa những quan niệm về vũ trụ. Trong lượn Slương của người Tày những hình ảnh đó cũng thấy xuất hiện.

Cây đa:

“Bản này anh đến có cây đa Cây đa có én nhạn đậu nhiều Hôm nay anh đến cây đa đầu thôn Cây đa có đàn én thương đến gọi” Giếng nước:

“Hôm nay anh đến thấy giếng người múc Giếng nước có đôi cọc như rồng

Hôm nay anh đến giếng nước người dùng Giếng nước có đôi vòng vẽ hạc”

Sân đình:

“Gặp nhau nơi ngoài đình

Cùng nhiều người đến hay có mình thôi Gặp nhau nơi ngoài đường

Cùng nhiều người đến hay có mình đi lạc”.

Lượn Slương hầu hết là những sáng tác của tầng lớp nông dân, cho nên các biểu tượng thuộc sự vật thường gắn với môi trường lao động nông nghiệp và đời sống nông thôn. Những biểu tượng ấy hàm chứa nhiều góc cạnh, chủ yếu là tình cảm, tâm trạng nam nữ, lứa đôi. Tính chất gợi hình, sống động và đa nghĩa của biểu tượng không những làm thăng hoa cho cảm thụ thẩm mĩ mà còn thích hợp với bất kì một chủ thể nào muốn bộc lộ tình cảm, tư tưởng của mình. Đó âu cũng là một đặc điểm nghệ thuật nổi bật của hát lượn Slương.

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)