Những lời tỏ tình thiết tha, chân thành, giản dị

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 45 - 53)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Những lời tỏ tình thiết tha, chân thành, giản dị

Trước mỗi một cuộc hát giao duyên bao giờ cũng có những lời hát lượn

mời của người chủ nhà (chủa bản), đây là lời lượn mời của chàng trai mời cô

gái, mong được cô nhận lời:

“Giữa đêm khảm khắc gọi rừng già Hình như đúng rồi duyên người cựu Hình như đúng là người lượn cũ Nhờ có phúc đức thỏa lòng ta. Giữa đêm khảm khắc gọi rừng già Hình như đúng rồi duyên bạn lượn Hình như đúng có người cựu cũ Cựu hỡi còn thương hãy lượn đây”.

Sau những lời hát mời nếu cô gái (xiên lý) vẫn chưa nhận lời mời thì chàng trai tiếp tục hát:

“Có lời mời tới người biết lượn Xưa ta đã giao kết hết lời

Xa nhau lâu quá thành xa lạ Thảm thiết trao nhau hết mọi lời. Có lời lượn mời bạn khác nơi Còn nhớ câu lượn hẹn những lời Nhớ tới tình thương là đến lượn Cựu còn thương nhớ lượn chơi thôi”.

Sau khi phía xiên lý nhận lời thì đôi bạn lượn bắt đầu vào cuộc lượn.

Tỏ tình là giai đoạn đầu của tình yêu. Trai gái quen biết nhau, yêu nhau, tiến đến hôn nhân không thể thiếu lời tỏ tình. Nó chính là chìa khoá mở cửa trái

tim mà các “tín đồ tình ái” luôn ngưỡng vọng. Chính vì vậy, cả hai nhân vật

chính “chàng”“nàng” đều luôn mong muốn có những lời tỏ tình chân thành, tế nhị đáng yêu để thương để nhớ suốt đời. Vậy nên, các chàng trai, cô gái ngày xưa khi thổ lộ tình cảm đã khéo léo trao gởi tấm chân tình của mình qua những lời hát lượn mộc mạc nhưng không kém phần sâu sắc đáng yêu.

“Hoa rồm nở rộ lẫn nghìn lá Xiên lí đến nhiều biết lượn ai Hoa nở đương thì ong bướm tới Ong bướm biết đậu đóa hoa nào Có lời hỏi tới bạn duyên hay Ong bướm như gọi tiết mùa hè Tiết xuân đang thì sao không gọi Trai gái tìm nhau công tạm ngơi Có lời với người bạn ruyên hiền

Nước ruộng không dùng pha ấm chuyên Vứt ấm vào cây đào ta chẳng dám Vải xô không dám trả bạn hiền”.

[51.Tr. 139]

Những lời tỏ tình trong lượn Slương là tâm tình của bao chàng trai cô gái Tày. Nó được thanh lọc qua những nhịp đập xôn xao của trái tim khi phải lòng nhau, khao khát được có nhau. Chính vì vậy, nó luôn có sức nặng, sức ngân của vẻ đẹp thẳm sâu trong đôi mắt người đang yêu và sự kín đáo tế nhị, chân thành của những làn sóng tình xao động trong tim. Đó cũng chính là những vẻ đẹp bản chất, cốt lõi của hát lượn Slương.

Chàng trai, cô gái gặp nhau trong buổi đầu bao giờ cũng có sự đối đáp bộc lộ tình cảm của mình tha thiết mà kín đáo. Đây là lời lượn của cô gái mong chàng trai lượn đáp lại:

“Có lời mời với cựu đường xa Cựu hỡi còn thương hãy lượn nào Cựu hỡi còn thương hãy lượn nhé Hoa héo đi rồi mất mùa thôi. Có lời mời với cựu lượn hay Hoa của vườn tiên có còn hay Hoa quý vườn tiên còn hay chớ Hoa mà rời nhụy cũng như không”.

[51.Tr. 137] Chàng trai đã nhận lời của cô gái và bắt đầu hát:

“Cao Điền biên hóa mặc Cao Điền Nhìn lên non cao mong kết duyên Trông lên non cao mong kết bạn Đem thư ra dán cột tình yêu”.

Cô gái đã hát lượn trả lời lại chàng trai bằng sự khéo léo, tế nhị của mình:

“Cao Điền ước muốn thương người thường Nhìn lên non cao mong kết duyên

Nhìn lên non cao mong kết bạn Lấy thư ra dán cột tình duyên”.

[51.Tr. 169] Chàng trai muốn kết duyên cùng cô gái đáp lại rằng:

“Có lời với bạn đường xa Về sắm cày bừa để đợi em Về sắm cày bừa để chờ nhé Em về lấy áo để đến mà

Hai ta chơi ở ngay trên đường Sinh ra để ở giữa trần gian Tạo hóa cho thành đôi phu phụ Hạnh phúc bạc đầu lại thanh nhàn”.

[51.Tr. 175]

Cuộc lượn đối đáp của đôi trai gái còn diễn ra ở bên đường, vườn hoa. Chàng trai bày tỏ tình cảm với cô gái:

“Cùng nhau chơi cảnh mà buồn thay Nhìn xuống nước thấy bóng người yêu Chắc chắn thấy hình chắc có bóng Kéo dài làm chi cho vía buồn Có lời nói với người biết lượn Hoa quý vườn tiên nay còn không Hoa quý vườn tiên nay còn chớ

Cô gái lượn đáp trả lại chàng trai:

“Hai ta chơi cảnh nơi vườn hoa Bóng ta gửi lại bến gần nhà Chị Hằng chiếu xuống đã thấy rõ Cầu sinh mới đã tạo cho hai mình Có lời nói với người biết lượn Hoa quý vườn tiên nay vẫn còn Hoa quý vườn tiên đã nở đợi

Ong bướm bay qua chứ không vờn”.

[51.Tr. 173]

Trong cuộc lượn ta bắt gặp đôi trai gái tỏ tình với nhau bằng cách đưa các con vật trong đời sống hằng ngày vào câu hát, ví von thật khéo léo:

Chàng trai:

“Hai ta định số ngay từ trời Cùng lúc đầu thai xuống thế cùng Cùng lúc xuống thế người một chốn Bây giờ mới gặp cùng chơi hoa Em thì năm Mẹo anh năm Dần Hai ta sinh thế giữa tiết xuân May mà gặp nhau ta giao kết Kết được thành đôi như én xuân”.

Cô gái:

“Có lời nói với bạn lượn hay Báo đã vồ dê nơi chuồng trâu Bê to trâu lớn chúng không cắn Dê nhỏ sức yếu cắn chết thôi

Em thì năm Mẹo anh năm Dần Hẹn nhau nơi ấy để chơi xuân May mà gặp nhau ở nơi ấy Tơ hồng xe chỉ cho than gần”.

[51.Tr. 174]

Những câu hát dân ca thể hiện lời tỏ tình chân thành, đằm thắm ở các dân tộc khác cũng rất đặc sắc và phong phú. Hãy nghe chàng trai dân tộc Kinh mở đầu, hỏi người thôn nữ bằng một câu hỏi ỡm ờ, gợi ý xa xôi:

“ Hôm qua tát nước đầu đình

Để quên chiếc áo trên cành hoa sen Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà”.

[36.Tr.1119]

Người con trai Việt trong bài ca thật sự chưa chắc đã để quên cái áo,

nhưng chàng cố ý gài người thôn nữ vào thế phải trả lời khi tỏ ý ngờ rằng nàng đã giữ cái áo của mình để làm tin. Nhiều khi chàng mạnh dạn hơn:

“Cô kia cắt cỏ một mình

Cho tôi cắt với chung tình làm đôi Cô còn cắt nữa hay thôi

Cho tôi cắt với làm đôi vợ chồng”.

[35.Tr. 481]

Phía bên các thôn nữ Việt không phải lúc nào cũng chỉ biết e lệ làm thinh, mà đôi khi cũng rất bạo dạn để ngỏ lời trước:

“Hỡi người mặc áo nâu bầm Đi đây ta kết chỉ thâm cho bền”.

Nhưng các cô thôn nữ nhiều khi sợ mình yêu mà chưa chắc đã được yêu, hay sợ tình yêu của mình đến chậm chăng, nên đôi lúc các cô cũng quanh co rào trước đón sau:

“Anh đã có vợ con chưa

Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào Mẹ già anh ở nơi nao?

Để em tìm vào hầu hạ thay anh.”

[35.Tr.102]

Những câu tỏ tình như đã kể trên thường chỉ là những câu mà trong lúc vắng vẻ, hai người đã hỏi ý cùng nhau. Tất cả đều là những câu mộc mạc chân tình, nhưng không kém vẻ lãng mạn.

Trong những dịp hội hè có hát đối giữa hai nhóm trai gái người Việt của hai làng kế cận, những câu tỏ tình được gợi ra thật nhẹ nhàng bóng bẩy, như có chất thơ.

Bên con gái hỏi:

“Bây giờ em mới hỏi anh

Trầu vàng nhá với cau xanh thế nào?”.

Bên con trai đáp:

“Cau xanh nhá với trầu vàng Tình anh sánh với duyên nàng đẹp đôi”

[35.Tr.254]

Thật là những câu đối đáp hết sức thi vị, mượn ngoại cảnh để nói nỗi lòng. Chẳng hạn như nói tới lứa tuổi đôi mươi của người thôn nữ, phong cảnh đồng nội hữu tình đã được lồng trong ước mộng vàng son của lứa đôi:

“Em trồng tre anh chớ bẻ mầm Yêu em anh chớ âm thầm cùng ai Em trồng khoai anh chớ chiết đài

Yêu em, chớ lấy người ngoài hơn em Em trồng dâu anh chớ bẻ chồi

Yêu em anh chớ đứng ngồi cùng ai”.

[36.Tr.983]

Đều là một cách bày tỏ tình cảm nhưng cách bày tỏ tình cảm của chàng trai, cô gái Tày có phần thẳng thắn hơn, có lẽ do cuộc sống của người Tày khác với người Kinh, cuộc sống lao động của người miền núi không giống với người miền xuôi, người miền núi có phần thẳng thắn, bộc trực, thật thà và hồn nhiên.

Những cuộc hát lượn Slương đối đáp giữa chàng trai và cô gái có thể còn diễn ra rất lâu, thậm chí là thâu đêm suốt sáng. Họ cùng nhau hát đối đáp về những vấn đề xung quanh trong cuộc sống của lứa đôi, sự vật hiện tượng, những gì diễn ra trong cuộc sống, cuối cùng đến một cái đích, đó là bộc lộ tình cảm của bản thân mình:

“Hai ta chơi cảnh nơi vườn hoa Bóng ta gửi lại bến gần nhà Chị Hằng chiếu xuống đã thấy rõ Cầu sinh mới tạo cho hai mình Én bay về Bắc nhạn về Nam Lại đến mùa xuân vẫn tuần hoàn Anh lượn lời sâu sắc chơi với Xe chỉ, tơ hồng chắc thanh nhàn”

[51.Tr. 175]

Ca dao của người Kinh đều là những câu mộc mạc chân tình, nhưng cũng không kém vẻ lãng mạn, những câu ca dao tỏ tình được gợi ra thật nhẹ nhàng bóng bẩy, còn những câu hát lượn Slương của người Tày lại là những câu hát tỏ tình chân thật, thẳng thắn và cũng không kém phần tinh tế.

Những câu hát dao duyên thuở ban đầu đó đã thắp lên biết bao ngọn lửa tình yêu, là cầu nối cho bao đôi lứa tìm đến với nhau để thành vợ thành chồng trong bản người Tày. Hơn hết đó cũng là những bản nhạc thắp sáng trong mỗi tâm hồn người dân Tày, những người dân nghèo khổ mà quanh năm suốt tháng chỉ biết làm bạn với ruộng đồng, nương rẫy.

Một phần của tài liệu hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn) (Trang 45 - 53)