6. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Khái niệm về hát lượn
Bất kể dân tộc nào sống trên trái đất, đều yêu thích âm nhạc, ham chuộng ca hát và xây dựng nên một đời sống âm nhạc đa dạng, gắn liền chặt chẽ với mọi sinh hoạt tinh thấn của dân tộc mình. Người Tày có những suy nghĩ, những cách biểu lộ riêng của mình để nói lên lòng ham thích âm nhạc, nói lên sự cần thiết phải ca hát để tô thắm cuộc đời. Người Tày đưa âm nhạc lên thành một yêu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần. Họ thường nghĩ “bấu lượn là bấu vùi” nghĩa là “không lượn là mất vui”.
Lượn là một loại hình dân ca độc đáo của dân tộc Tày, nhưng đến nay nhiều người vẫn chưa định nghĩa được rõ ràng về loại hình nghệ thuật này. Tuy nhiên qua tìm hiểu những công trình nghiên cứu của một số người đi trước, chúng tôi tập hợp lại những ý kiến sau:
Những nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian và văn học dân gian Việt Bắc, các nhà dân tộc học, các nghệ nhân ca hát dân gian đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về tên gọi của các điệu “lượn”. nhạc sĩ Đỗ Minh, nhà nghiên cứu
âm nhạc dân gian Việt Bắc giải thích: Gọi “Lượn Slương ” vì nó là “tiếng hát của tình thương”. Nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Bắc Vi Hồng viết: “…Slương nghĩa là thương chứ không phải là yêu đương ”. Nhà dân tộc học Lã Văn Lô nhận định: Slương là hát để “bày tỏ tâm tình của mình đối với người yêu…”. Nhà dân tộc học Nguyễn Nam Tiến phân tích: “…gọi là Slương vì trong rất nhiều bài lượn, đặc biệt là những câu đầu thường hay có từ Slương” thí dụ :
Thặt cằm Slương đuổi bạn tương chi (Có lời với bạn tương chi)
Về “lượn Slương ” nhân dân Tày còn có một tên gọi khác nữa là “lượn lạng”.
Trong cuốn “Sli Lượn dân ca trữ tình Tày Nùng”, một công trình nghiên cứu văn học dân gian của tác giả Vi Hồng, đã đưa ra nhận xét về nguồn gốc và ngữ nghĩa của từ “Lượn ”. Tác giả đưa ra nhiều giải thích khác nhau, căn cứ vào nhiều ý kiến khai thác được ở nhiều người - nhưng theo tác giả, đáng chú ý là ý kiến của cụ Nông Văn Mô ở huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng. Theo cụ Mô thì “Lượn ” hay “vén” cùng có một nghĩa - xưa kia người Tày vẫn nói “Lượn lục” hay “vén lục” đều có nghĩa là “ru con”.
Lượn thường được hiểu theo hai nghĩa hẹp và rộng khác nhau. Theo nghĩa rộng, lượn chỉ toàn bộ kho tàng dân ca người Tày, bao gồm cả then (lượn then), hát đám cưới (lượn quan làng), phuốc pác (lượn phuốc pác) và phong slư (lượn phong slư).
Theo nghĩa hẹp, lượn chỉ là những điệu hát giao duyên của người Tày mà thôi. Cả hai cách hiểu đều có lý, song có lẽ phổ biến hơn cả là cách gọi tên lượn theo nghĩa hẹp, tức là bộ phận hát giao duyên đối đáp của người Tày.
Lượn của người Tày gồm 3 loại: lượn Cọi, lượn Slương và lượn Nàng hai. Nếu như lượn cọi và lượn nàng Hai có địa bàn chính ở phía Tây Việt Bắc thì lượn Slương lưu hành ở địa bàn Lạng Sơn là chính. Vì thế, lượn có khi còn
được gọi là lượn Lạng. Khác với lượn cọi là loại lượn sử dụng vần lưng để kéo dài khổ thơ, lượn Slương chỉ dùng loại thất ngôn tứ tuyệt vào cuộc lượn, sau những bài mời của chủ bản, khi vào cuộc, chỉ có một đôi trai gái hát đối đáp với nhau, các bài hát đều hoặc nhập tâm, hoặc ứng khẩu chứ không phải có thầy dẫn như lượn Cọi.
Lượn là danh từ chỉ chung nhiều làn điệu hát của người Tày, Nùng. Đến bây giờ, chưa có một khái niệm cụ thể nào về lượn Slương của người Tày ở Yên Cư, Chợ Mới Bắc Kạn cũng như ở một số nơi khác. Qua quá trình tìm hiểu, khảo sát, điền dã tôi tạm đưa ra cách hiểu về lượn Slương (lượn
Thương là cách gọi riêng của người dân xã Yên Cư): Lượn Slương là cầu nối
tình bạn khác giới (tiếp xúc với nhau một cách tự nhiên, say đắm).