TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
1. Tông quan vê giáo dục và đào tạo
1.5. Nguyên tắc và trình tự đào tạo
- Nguyên tắc đào tạo là sự định hưóng có tính bắt buộc đôi với cả ngưòi đào tạo cũng như ngưòi được đào tạo. Các nguyên tắc đào tạo càng được tuân thủ nghiêm ngặt thì hiệu quả của chương trình đào tạo càng cao.
- Chưđng trình đào tạo sẽ thu được kết quả tốt khi mà các phương pháp đào tạo gắn kết và phù hợp hơn vói kiểu học tập của học viên cũng như loại hình công việc mà công ty
đang cần đào tạo. Chúng ta không thể giám sát, theo dõi lớp học từ đầu đến cuôl mà chỉ có thể đo được kết quả của nó mà thôi, Tiêu thức quan trọng để đánh giá hiệu quả của chướng trình đào tạo là tính hữu dụng của chương trình đó. Các nguyên tắc sau đây sẽ thể hiện mức độ hữu dụng:
Học tập sẽ là tốt nhất khi ngưòi học viên hào hứng học.
Vì vậy người giáo viên không giảng dạy một cách tuỳ tiện theo ý thích của mình mà phải làm cho học viên muốn học cậi gì và m ang đến cho ngưồi học cái mà họ cần.
Bảng 10.1 : BẢNG ĐÁNH GIÁ KHOÁ ĐÀO TẠO (Điểm 5 là cao nhất và điểm l ìà thấp nhất)
Tổ chức khóa đào tạo Cho điểm
1 Mục tiêu đào tạo có rõ ràng không 1 2 3 4 5
2 Yêu cầu đào tạo có phù hỢp không 1 2 3 4 5
3 Truyền thụ có tốt không 1 2 3 4 5
4 Tài liệu giảng dạy có tôt không 1 2 3 4 5
5 Kiểm tra có tác dụng tốt không 1 2 3 4 5
6 Mức độ thực hành có tốt không 1 2 3 4 5
7 Đánh giá tổng quát về tổ chức 1 2 3 4 5
Phần góp ý;
Kỹ năng giảng dạy Cho điểm
1 Thòi gian học trên lớp có hiệu quả không
1 2 3 4 5
2 Bài giảng có tác dụng tốt không 1 2 3 4 5
3 Thảo luận có phù hdp không 1 2 3 4 5
4 Ý kiến phản hồi có tác dụng không 1 2 3 4 5
Học viên có chủ động trong học tập kliông
6 Giáo viên có giúp đỡ học viên không Tổng quát về kỹ thuật giảng bài Phần góp ý:
Đánh giá chung Cho điểm
Khoá học đã có tác dụng tốt không Nội dung bài giảng của giảng viên có thích hỢp không
Đánh giá tổng quát Phần góp ý:
- Ngưồi học viên sẽ dễ dàng tiếp thu hơn đối vồi những gì
liên quan đến các vấn đề mà họ đã biết. Bỏi vậy, ngưòi truyền thụ kiến thức cần phải lấy những kiến thức mà học viên đã có làm cơ sở, đặt kiến thức hôm nay lên kiến thức hôm qua.
- Học một cách tuần tự. Kiến thức truyền thụ phải có tính lô gíc, kiến thức cần đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp để giúp cho học viên dễ hiểu, dễ tiếp thu.
- Học đi đôi với hành, cần có sự thực tập, thực nghiệm, áp dụng nhiều lần để làm cho học viên thành thạo dần các kỹ năng nghề nghiệp.
- Không ngừng bổ sung kiến thức. Tiến hành đào tạo và đào tạo lại thưòng xuyên để ôn lại và bổ sung kiến thức và kỹ năng mới.
- cần có ngay sự phản hồi về kết quả học tập để cho học viên biết được bây giờ kiến thức và tay nghề đang ở mức nào, từ đó có kế hoạch và ý chí vươn lên.
- Thường xuyên áp dụng những gì đã học được để tránh quên đi những gì đã có được.
Chương trình đào tạo càng gần gũi vối công việc, giải thích của người trình bày càng cụ thể thì học viên nắm vấn đề càng nhanh và càng sâu. Để khoá học đạt kết quả cao, cả thầy và trò phải chuẩn bị tốt cơ sô vật chất như phòng học, thiết bị giảng dạy cũng như tài liệu giảng dạy. Sau khi thầy giáo trình bày các vấn đề, cả hai bên phải vận dụng các kiến thức vừa học được vào thực tiễn để nắm được học viên vừa thu nhận được những gì và khả năng vận dụng vào thực tiễn của họ đến đâu.
Tuy nhiên, nếu kế hoạch đào tạo của ngưòi tổ chức không đưỢc chu đáo, phạm vi đào tạo của ngưòi thuyết giảng quá hẹp thì hiệu quả của công tác đào tạo sẽ rất thấp, khả năng thất bại của chương trình đào tạo sẽ rất lốn.