Khái niệm Giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa- Vũng Tàu (Trang 27 - 31)

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU

2.3 Chất lượng dịch vụ giáo dục đào tạo

2.3.1 Khái niệm Giáo dục đào tạo

Giáo dục là một hệ thống các hoạt động đào tạo và giảng dạy ở trường học nhằm trang bị kiến thức và phát triển kỹ năng cho con người (Từ điển Oxford).

13

Chất lƣợng giáo dục nhìn từ mục tiêu giáo dục đƣợc đƣợc quy về chất lƣợng hoạt động của người học. Chất lượng đó phải đáp ứng được các yêu cầu về mục tiêu của cá nhân và xã hội đặt ra cho giáo dục.

Chất lượng giáo dục trường cao đẳng là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại học trình độ cao đẳng của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của ngành [3].

Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận đƣợc một công việc nhất định [25].

Từ hai khái niệm nêu trên tác giả cho rằng tuy khái niệm giáo dục và đào tạo khác nhau song có mối quan hệ gắn kết và đi đôi với nhau, giáo dục mang tính bao trùm và định hướng còn đào tạo là một lĩnh vực của giáo dục mang tính cụ thể hóa, trang bị cho người học các kỹ năng nghề nghiệp hiện tại và khả năng phát triển trí tuệ ở mức cao hơn để đảm nhiệm những trọng trách cao hơn trong tương lai.

2.3.2 Khái niệm chất lƣợng dịch vụ giáo dục đào tạo

Mặc dù có nhiều khái niệm về chất lƣợng, khái niệm về dịch vụ nhƣ đã nêu ở trên và cụm từ “chất lƣợng giáo dục là gì” cũng đƣợc đề cập rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong hoạt động thường xuyên tại nhà trường cũng như hoạt động chuyên môn trong ngành giáo dục và gây nhiều tranh cãi và thực tế vẫn chưa có một định nghĩa nào thật hoàn chỉnh. Mỗi người hay nhóm người cũng có thể có nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng dịch vụ giáo dục đào tạo.

Harvey và Green (1993) cho rằng, chất lƣợng giáo dục đƣợc định nghĩa nhƣ tập hợp các thuộc tính khác nhau gồm (1) Chất lƣợng là sự xuất sắc, (2) Chất lƣợng là sự hoàn hảo (3) Chất lƣợng là sự phù hợp với mục tiêu, (4) Chất lƣợng là sự đáng giá với đồng tiền (bỏ ra), (5) Chất lƣợng là sự chuyển đổi về chất. Bên cạnh đó,

14

Nguyễn Kim Dung và Phạm Xuân Thanh (2003) đề xuất rằng Chất lƣợng giáo dục là sự đáp ứng của sản phẩm đào tạo đối với các chuẩn mực và tiêu chí đã đƣợc xác định.

Theo Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng thì Chất lượng giáo dục trường cao đẳng là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục cao đẳng của Luật Giáo dục hiện hành, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của ngành. Tại Quyết định trên, Bộ Giáo dục Đào tạo cũng đã đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cao đẳng để các trường cao đẳng tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo, các chuẩn gồm: (1) Mục tiêu của trường cao đẳng, (2) Tổ chức và quản lý, (3) Chương trình đào tạo, (4) Hoạt động đào tạo, (5) Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, (6) Người học, (7) Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, (8) Thƣ viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác, (9) Tài chính và quản lý tài chính, (10) Quan hệ giữa nhà trường và xã hội.

Tóm lại, chất lƣợng là tập hợp của năm thuộc tính: sự xuất sắc, sự hoàn hảo, sự phù hợp với mục tiêu, sự đáng giá với đồng tiền và sự chuyển đổi về chất. Mỗi thuộc tính cho ta các cách tiếp cận khác nhau về vấn đề nâng cao chất lƣợng dịch vụ giáo dục đào tạo. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giáo dục đào tạo bậc cao đẳng cơ bản đó là cơ sở vật chất, chương trình giáo dục, công tác quản lý, chuyên môn của giảng viên, lòng ham học hỏi của sinh viên. Đồng thời chất lƣợng dịch vụ giáo dục đào tạo cũng đƣợc định nghĩa rất khác nhau tùy theo từng thời điểm và giữa những người quan tâm: Sinh viên, giảng viên, người sử dụng lao động, các tổ chức tài trợ và các cơ quan kiểm định; trong nhiều bối cảnh, nó còn phụ thuộc vào tình trạng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.

Từ các nghiên cứu tôi cho rằng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giáo dục đào tạo bậc cao đẳng cơ bản đó là cơ sở vật chất của nhà trường,

15

chương trình giáo dục phù hợp với yêu cầu, công tác quản lý tốt, chuyên môn của giảng viên cao tận tâm với nghề và lòng ham học hỏi của sinh viên cao. Từ nhận xét đó và trong phạm vi đề tài nghiên cứu tác giả đƣa ra quan điểm của mình về chất lƣợng dịch vụ đào tạo nhƣ sau:

Chất lượng dịch vụ đào tạo là mức độ mà một trường học đáp ứng được nhu cầu và sự mong đợi của người học”.

Khái niệm trên có thể hiểu là khả năng cung cấp các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp một cách tốt nhất, trang bị cho sinh viên kiến thức sâu rộng phù hợp với nhu cầu ngành học, đòi hỏi của xã hội; định hướng lối sống lành mạnh cho sinh viên, sinh viên hạnh phúc khi học ở trường và tự tin khi ra trường tìm kiếm việc làm, có khả năng tự tạo việc làm có ích cho bản thân và người khác.

Đặc điểm của dịch vụ giáo dục đào tạo

Dịch vụ giáo dục đào tạo cũng là một cũng là một loại hình dịch vụ nên nó mang đầy đủ những đặc điểm của dịch vụ thuần tuý, bên cạnh đó nó cũng có những đặc điểm riêng mang tính đặc thù nhƣ:

- Tính phổ biến: Hoạt động giáo dục xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi chỗ, nói cách khác ở đâu có người, ở đó có mỗi quan hệ giữa người với người, ở đâu có giá trị văn hóa, vật chất do con người tạo ra thì ở đó có giáo dục, ở đâu có hoạt động giáo dục thì ở đó xuất hiện dịch vụ giáo dục.

- Tính vĩnh hằng: Giáo dục là một hoạt động tồn tại và phát triển song song cùng sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, khi xã hội càng phát triển thì một số quan hệ nào đó có thể mất đi nhƣng giáo dục thì không những không mất đi mà ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và đi cùng với giáo dục thì dịch vụ giáo dục cũng ngày càng phát triển.

- Tính đặc thù: Giáo dục chỉ tồn tại và phát triển trong xã hội loài người bởi vì chỉ có con người mới có hoạt động lao động sản xuất, mới xuất hiện nhu cầu truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm về chế tạo và sử dụng công cụ lao động đó chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa- Vũng Tàu (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)