Thiết kế mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa- Vũng Tàu (Trang 54)

Sử dụng phƣơng pháp lấy mẫu phi xác suất, đối tƣợng khảo sát là sinh viên chính quy đang học tại trƣờng.

Kích thƣớc mẫu: Có nhiều quan niệm khác nhau về kích thƣớc mẫu, Hair và các đồng sự (1998), trong phân tích nhân tố EFA, cần 5 quan sát cho 1 biến đo lƣờng và cỡ mẫu không nên ít hơn 100. (Hair và các đồng sự, 1998, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và đồng sự, 2003). Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5.

Nghiên cứu này có 35 biến nên số mẫu cần thu thập ít nhất là 175 mẫu, nghiên cứu này dự kiến cỡ mẫu đƣợc chọn là 180 mẫu.

3.2.3.2 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập dữ liệu tác giả tiến hành mã hóa, làm sạch và cuối cùng xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20 để sẵn sàng cho việc phân tích

Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Dữ liệu thu thập sẽ đƣợc kiểm tra trên phần mềm SPSS 20.0 bằng phƣơng pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alph. Hệ số này dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo hay mức độ chặt chẽ giữa các biến trong bảng câu hỏi. Những biến có hệ số tƣơng quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp thang đo lƣờng là mới hoặc mới với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Thông thƣờng, thang đo có Cronbach alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng đƣợc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lên đến gần 1 là thang đo lƣờng tốt.

40

Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật đƣợc sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phƣơng pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và đƣợc sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Hệ số KMO (Kaiser-Meyer – Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố.

- Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu nhƣ trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.

- Thang đo chỉ đƣợc chấp nhận khi tổng phƣơng sai trích lớn hơn hoặc bằng 0,5 và eigenvalue lớn hơn 1 thì mới đƣợc giữ lại trong mô hình. Đại lƣợng eigenvalue đại diện cho lƣợng biến thiên đƣợc giải thích bởi nhân tố . Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc.

- Một phần quan trọng trong bảng kết quả phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (component matrix) hay ma trận nhân tố khi các nhân tố đƣợc xoay (rotated component matrix). Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức của các nhân tố). Những hệ số tải nhân tố (factor loading) biểu diễn tƣơng quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết nhân tố và biến có liên quan chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp trích nhân tố principal components nên các hệ số tải nhân tố phải có trọng số lớn hơn 0.5 thì mới đạt yêu cầu.

Phân tích hồi quy tuyến tính

Sau khi rút trích đƣợc các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính bội, kiểm tra hệ số phóng đại phƣơng sai VIF (Variance inflation factor – VIF). Nếu các giả định

41

không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội đƣợc xây dựng. Và hệ số R đã đƣợc điều chỉnh (adjusted R square) cho biết mô hình hồi quy đƣợc xây dựng phù hợp đến mức nào.

Tiểu kết chƣơng 3

Chƣơng 3 trình bày hai nội dung chính. Thứ nhất là giới thiệu tổng quan trƣờng CĐSP BR – VT, lịch sử hình thành và phát triển, thực trạng tình hình giáo dục đào tạo tại trƣờng. Trong đó trình bày những nét cơ bản về nguồn lực của nhà trƣờng. Thứ hai trình bày phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc thực hiện để xây dựng, đánh giá các thang đo và mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến CLDVĐT qua đánh giá của sinh viên. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc thực hiện qua 2 bƣớc gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm, qua bƣớc nghiên cứu này, các thang đo lƣờng các khái niệm cũng đƣợc xây dựng để phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp sinh viên với cỡ mẫu là 200 phát ra, sau khi thu lại và làm sạch mẫu phù hợp giữ lại để phân tích là 180.

Chƣơng tiếp theo sẽ trình bày phƣơng pháp phân tích dữ liệu và kết quả phân tích thông tin qua phần mềm SPSS: đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronback’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm định trung bình tổng thể, phân tích phƣơng sai để kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá theo các đặc điểm cá nhân.

42

Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Mô tả mẫu

Kết cấu mẫu theo đặc điểm

- Theo giới tính, mẫu có 14 đối tƣợng là nam, chiếm tỷ lệ 7,8%, 166 đối tƣợng là nữ, chiếm tỷ lệ 92% . Tỷ lệ này chênh lệch rất lớn, lý do có sự chênh lệch trên là do tỷ lệ thực tế sinh viên theo học tại trƣờng và đặc điểm của nhà trƣờng. Các ngành đào tạo tại trƣờng chủ yếu là ngành thiên về khoa học xã hội, ngành về kỹ thuật rất thấp nên đa số theo học tại trƣờng là nữ, năm học 2013 – 2014 tỷ lệ này 128 chiếm 7% sinh viên nam và 1684 chiếm 93% sinh viên nữ.

Mẫu chia theo giới tính

Giới tính Tỷ số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Hợp lệ Nam 14 7.8 7.8 7.8 Nữ 166 92.2 92.2 100.0 Tổng 180 100.0 100.0 (nguồn: Tổng hợp từ SPSS20.)

43

- Theo giai đoạn học, mẫu có 45 đối tƣợng học năm thứ nhất, tƣơng ứng tỷ lệ là 25%; 70 đối tƣợng học năm thứ 2, tƣơng ứng tỷ lệ là 38,9%; 65 đối tƣợng học năm thứ 3, tƣơng ứng tỷ lệ 36,1%. Năm thứ Tỷ số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Hợp lệ Nhất 45 25.0 25.0 25.0 Hai 70 38.9 38.9 63.9 Ba 65 36.1 36.1 100.0 Tổng 180 100.0 100.0 (nguồn: Tổng hợp từ SPSS20.)

Hình 4.2;Biểu đồ mẫu chia theo giai đoạn học

- Phân loại theo chuyên ngành, mẫu có 6 đối tƣợng: Đối tƣợng ngành Tiếng Anh chiếm 20,6%; đối tƣợng ngành Hóa học chiếm 14,4%; đối tƣợng ngành Kế toán chiếm 17,2%; đối tƣợng ngành Quản trị kinh doanh chiếm 4,4%; đối tƣợng ngành Tiểu học chiếm 18,3%; đối tƣợng ngành Mầm non chiếm 25%.

44 Chuyên ngành Tỷ số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Hợp lệ Tiếng Anh 37 20.6 20.6 20.6 Hóa học 26 14.4 14.4 35.0 Kế toán 31 17.2 17.2 52.2 Quản trị kinh doanh 8 4.4 4.4 56.7 Tiểu học 33 18.3 18.3 75.0 Mầm non 45 25.0 25.0 100.0 Tổng 180 100.0 100.0 (nguồn: Tổng hợp từ SPSS20.)

Hình 4.3: Biểu đồ mẫu chia theo chuyên ngành

- Phân loại theo khoa, mẫu có 4 đối tƣợng : Đối tƣợng khoa Kinh tế - Quản lý chiếm 21,7%, đối tƣợng khoa Tự nhiên – Xã hội chiếm 14,4%, đối tƣợng khoa Ngoại ngữ - Tin học chiếm 20,6%, đối tƣợng khoa Tiểu học chiếm 43,3%. Theo số liệu thống kê các năn gần đây, khoa Tiểu học là khoa có số lƣợng sinh viên cao nhất trƣờng, vì thế trong khi nghiên cứu đối tƣợng khoa tiểu học chiếm tỷ lệ cao cũng là tỷ lệ khảo sát ngẫu nhiên và phù hợp.

45 Khoa Tỷ số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Hợp lệ Kinh tế - Quản lý 39 21.7 21.7 21.7 Tự nhiên xã hội 26 14.4 14.4 36.1 Ngoại ngữ - Tin học 37 20.6 20.6 56.7 Tiểu học 78 43.3 43.3 100.0 Tổng 180 100.0 100.0 (nguồn: Tổng hợp từ SPSS20.)

Hình 4.4 : Biểu đồ mẫu chia theo khoa

- Phân loại theo học lực, mẫu có 6 đối tƣợng; đối tƣợng giỏi chiếm 8,9%; đối tƣợng khá chiếm 32,2%; đối tƣợng TB khá chiếm 16,7%; đối tƣợng trung bình chiếm 16,1%; đối tƣợng yếu chiếm 1,1%.

Xếp loại Tỷ số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Hợp lệ Giỏi 16 8.9 11.9 11.9 Khá 58 32.2 43 54.8 TB khá 30 16.7 22.2 77 Trung bình 29 16.1 21.5 98.5 Yếu 2 1.1 1.5 100 Tổng 135 75 100 Thiếu Hệ thống 45 25 Tổng 180 100

46

Hình 4.5 : Biểu đồ mẫu chia theo lực học (nguồn: Tổng hợp từ SPSS20.)

4.2 Thống kê mô tả các biến (Descriptive Statistics)

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến quan sát

Diễn giải Mẫu Th

ấp nh ất Ca o nh ất Trung bình Độ lệch chuẩn

Cảnh quang, khuôn viên trƣờng khang trang, tạo ấn

tƣợng đẹp 180 1 5 3.37 .992

Phòng học, thực hành - thí nghiệm khang trang đầy đủ

tiện nghi 180 1 5 2.97 .971

Trang thiết bị phục vụ dạy học của nhà trƣờng rất hiện

đại 180 1 5 2.63 .952

Các phòng học đảm bảo đủ ánh sáng, âm thanh và độ

thông thoáng 179 1 5 3.60 .927

Sân thể thao, phòng y tế, ký túc xá, nhà vệ sinh phục

vụ tốt nhu cầu của sinh viên 180 1 5 3.40 1.060 Hệ thống wifi phủ sóng các vị trí trong trƣờng, đƣờng

truyền tốt 180 1 5 2.34 1.005

Nhà trƣờng thực hiện đúng tất cả các cam kết trƣớc

sinh viên 180 1 5 3.77 .885

Thông tin giữa nhà trƣờng với sinh viên luôn chính xác

và kịp thời 180 1 5 3.48 .994

Giảng viên hiểu rõ mong muốn của sinh viên và đánh

giá sinh viên công tâm, khách quan 180 1 5 3.42 .933 Giảng viên làm việc đúng theo thời khóa biểu đã công

47

Các cán bộ, chuyên viên luôn nhiệt tình, vui vẻ, tôn

trọng và giúp đỡ sinh viên 180 1 5 3.55 .911 Các cán bộ, chuyên viên giải quyết thỏa đáng và đúng

hẹn các khiếu nại của sinh viên 180 1 5 3.42 .890 Sinh viên đƣợc thông báo đầy đủ lịch học và các tiêu

chí đánh giá kết quả học tập 180 1 5 3.84 .896 Các thông tin trên website của nhà trƣờng đa dạng,

phong phú, luôn cập nhật mới và rất chính xác 180 1 5 3.76 .907 Các chuyên viên, thƣ viện viên phục vụ tốt (phong

cách, thái độ, giờ giấc phục vụ) 180 1 5 3.23 1.031 Hoạt động xã hội, hoạt động phong trào do nhà trƣờng

tổ chức đáp ứng nhu cầu giải trí và tác động tích cực đến việc học tập của sinh viên

180 1 5 3.56 .487 Hoạt động tƣ vấn học tập, tƣ vấn nghề nghiệp đáp ứng

cho nhu cầu tìm hiểu, chọn lựa môn học phù hợp với nguyện vong của sinh viên

180 1 5 3.56 .847 Sinh viên đƣợc thông báo đầy đủ kế hoạch thực hiện đề

tài nghiên cứu khoa học (cấp trƣờng, cấp tỉnh, cấp bộ, dự thi Eureka) và khuyến khich tham gia

180 1 5 3.48 .849 Cán bộ, chuyên viên luôn sẵn lòng giúp sinh viên và

thực hiện nhanh chóng các yêu cầu chính đáng của sinh viên

180 1 5 3.51 .862 Giảng viên luôn tận tình giúp sinh viên trong học tập 180 1 5 3.76 .830 Các đề nghị của sinh viên luôn đƣợc giảng viên giải

đáp tận tình và nhanh chóng 180 1 5 3.63 .804 Các yêu cầu của sinh viên luôn đƣợc nhà trƣờng giải

quyết cụ thể và kịp thời 180 1 5 3.32 .901

Giảng viên sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin hỗ

trợ cho việc giảng dạy hiệu quả 180 1 5 3.56 .841 Hầu hết giảng viên có phƣơng pháp truyền đạt tốt, dễ

hiểu và luôn cập nhật các phƣơng pháp giảng dạy mới 180 1 5 3.39 .888 Cán bộ, chuyên viên luôn lịch sự, hòa nhã với sinh viên 180 1 5 3.55 .978 Cán bộ, chuyên viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ

đáp ứng tốt nhu cầu công việc 180 1 5 3.71 .782 Giảng viên có kiến thức chuyên môn vững chắc, đáp

ứng tốt công việc giảng dạy 180 1 5 3.74 .883 Giảng viên có kỹ năng và phƣơng pháp giảng dạy tốt 180 1 5 3.69 .861 Trang website nhà trƣờng hỗ trợ học tập rất thiết thực

48

Cơ sở vật chất nhà trƣờng phục vụ đắc lực cho học tập, giảng dạy (phòng máy tính, phòng thƣ viện, phòng thí nghiệm, đƣờng truyền internet)

180 1 5 3.00 1.046 Nhà trƣờng luôn quan tâm tìm hiểu tâm tƣ, nguyện

vọng của sinh viên 180 1 5 3.35 .942

Nhà trƣờng rất quan tâm đến điều kiện sống, học tập

của sinh viên 180 1 5 3.39 .937

Giảng viên luôn cho sinh viên những lời khuyên bổ ích 180 1 5 3.70 .834 Đội ngũ cán bộ, chuyên viên phục vụ sinh viên tận

tình 180 1 5 3.59 .891

Hình thức khen thƣởng, học bổng khích lệ tinh thần

học tập sinh viên tốt 180 1 5 3.79 .894

Valid N (listwise) 180

(Nguồn: tác giả phân tích SPSS20.)

Với thang đo Likert 5 mức độ (1: hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) ta thấy đánh giá của sinh viên đối với các biến quan sát có sự cách biệt khá lớn.

Đối với thành phần phƣơng tiện hữu hình, ba trong sáu biến đó là biến h6 (Hệ thống wifi phủ sóng các vị trí trong trƣờng, đƣờng truyền tốt có giá trị mean 2.34), h3 (Trang thiết bị phục vụ dạy học của nhà trƣờng rất hiện đại có giá trị mean 2.63), h2 (Phòng học, thực hành - thí nghiệm khang trang đầy đủ tiện nghi có giá trị mean 2.97) đƣợc sinh viên đánh giá thấp, ba biến khác còn lại đƣợc sinh viên đánh giá tƣơng đối đồng đều và có giá trị mean đều từ trung bình trở lên.

Đối với thành phần tin cậy đƣợc sinh viên đánh giá tƣơng đối cao, có giá trị mean từ đạt trung bình trở lên, cụ thể biến t3 (Giảng viên hiểu rõ mong muốn của sinh viên và đánh giá sinh viên công tâm khách quan) có giá trị mean bằng với t6 (các cán bộ, chuyên viên giải quyết thỏa đáng và đúng hẹn các khiếu nại của sinh viên 3.42), cao nhất là biến t4 (giảng viên làm việc đúng theo thời khóa biểu đã công bố) có giá trị mean 3.87.

Đối với các biến thuộc thành phần đáp ứng, sinh viên đánh giá khá cao, nhất là biến d2 (hoạt động xã hội, hoạt động phong trào do nhà trƣờng tổ chức đáp ứng

49

nhu cầu giải trí và tác động tích cực đến việc học tập của sinh viên) có giá trị mean 3.93, các biến còn lại cũng khá cao đều đạt giá trị mean từ 3.23 trở lên.

Đối với thành phần về năng lực phục vụ, các biến quan sát cao nhất là đối với giảng viên và thấp nhất là sự hỗ trợ của cơ sở vật chất đối với học tập đều đƣợc sinh viên đánh giá cao (giá trị mean từ trung bình trở lên, nằm trong khoảng 3.00 đến 3.74).

Đối với các biến thuộc thành phần cảm thông cũng tƣơng đƣơng nhƣ các biến thuộc thành phần năng lực phục vụ, sinh viên đánh giá cao về sự quan tâm của nhà trƣờng (biến c1 có giá trị mean 3.35), cao nhất là biến c5 (hình thức khen thƣởng, học bổng khích lệ tinh thần học tập của sinh viên tốt, có giá trị mean 3.79).

Qua đánh giá sơ bộ có thể thấy học viên đánh giá khá cao về đội ngũ giáo viên, đánh giá của sinh viên viên là khá thấp đối với các đối tƣợng là cơ sở vật chất và một số biến có liên quan đến môi trƣờng giảng dạy. Đánh giá của sinh viên đối với CLDVĐT đƣợc sinh viên đánh giá đạt ở mức khá.

4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Các thang đo đều đƣợc đánh giá độ tin cậy bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha thông qua phần mềm SPSS 20. Kết quả cho thấy, hệ số Cronbach alpha của các thang đo thấp nhất là 0.684 và cao nhất là 0.845. Điều này chứng tỏ các thang

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa- Vũng Tàu (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)