Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.7 Sự khác biệt về mức độ đánh giá các thành phần cấu thành theo từng đặc điểm kiểm định
Bảng 4.23 : Tổng hợp kết quả kiểm định T-test và Anova
Giới tính Ngành học
Khoa Giai đoạn học
Sở thích Lực học
Năng lực phục vụ X x
Cảm thông X x x
Phương tiện hữu hình X x x X
Đáp ứng
(nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ phân tích SPSS 20.)
74
Trong đó: X có sự khác biệt giữa các nhóm; Trống là không có sự khác biệt Bảng 4.23 cho thấy: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đánh giá nhân tố đáp ứng giữa các nhóm sinh viên khác nhau tại các đơn vị khác nhau và các đặc điểm cá nhân khác nhau.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đánh giá nhân tố năng lực phục vụ giữa ngành học và khoa. Nguyên nhân là do các sinh viên giữa các ngành học khác nhau đòi hỏi những yêu cầu khác nhau, trong nội dung nghiên cứu cho thấy sự khác biệt chủ yếu là ở sinh viên ngành tiếng anh với sinh viên ngành mầm non. Hai ngành đều có những đặc điểm và phương pháp học tập riêng vì vậy sự đòi hỏi về năng lực phục vụ cũng khác nhau. Sự khác biết giữa khoa Ngoại ngữ - Tin học và các khoa khác là do khoa Ngoại ngữ - Tin học có những đòi hỏi cách học đặc biệt so với các khoa khác.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đánh giá nhân tố cảm thông giữa các ngành, khoa và giai đoạn học. Nguyên nhân là do các sinh viên giữa các khoa, ngành học, và giai đoạn học khác nhau có những nhìn nhận khác nhau, thời gian học tại trường khác nhau nên sự cảm nhận cũng có những khác biệt nhất định.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đánh giá nhân tố phương tiện hữu hình giữa các ngành, khoa và giai đoạn học và sở thích. Nguyên nhân là do các sinh viên giữa các khoa, ngành học, và giai đoạn học khác nhau có những nhìn nhận khác nhau, đồng thời các cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên giữa các khoa, các ngành học cũng có những đòi hỏi khác nhau nhất định.
Tiểu kết chương 4
Chương 4 này trình bày kết quả kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu.
Kết quả Cronbach Alpha kiểm tra độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số Cronbach Alpha cuả tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu.
- Kết quả phân tích nhân tố rút trích đƣợc 5 nhân tố; nhân tố đáp ứng lúc này gồm 6 biến quan sát đó là biến d16, d7, d9, d10 và hai biến n3 và n4 thuộc yếu tố
75
năng lực phục vụ đã tác ra và thuộc về nhân tố đáp ứng; nhân tố tin cậy gồm 6 biến t1, t2, t3, t4, t7, t8; nhân tố cảm thông giữ nguyên 5 biến c1, c2, c3, c4, c5; nhân tố năng lực phục vụ gồm 5 biến n1, n2, t5, t6, d4 trong đó biến t5, t6 đƣợc tách ra từ nhân tố tin cậy và biến d4 tách ra từ nhân tố đáp ứng; nhân tố phương tiện hữu hình gồm ba biến h1, h2, h3, h6, n6.
- Kết quả hồi quy cho thấy trong năm yếu tố thì có bốn yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo (đáp ứng, cảm thông, phương tiện hữu hình và năng lực phục vụ) . Các giả thuyết H’1, H’3, H’4, H’5 đƣợc ủng hộ.
Kiểm định các yếu tố cá nhân cho thấy không có sự đánh giá CLDVĐT khác biệt giữa nam và nữ. Đối với đánh giá CLDVĐT giữa các ngành học có khác biệt ở các nhân tố cảm thông, năng lực phục vụ và phương tiện hữu hình, sự khác biệt chủ yếu giữa ngành Tiếng Anh với ngành Mầm non. Đánh giá theo đặc điểm khoa thì có sự khác biệt ở các nhân tố cảm thông, năng lực phục vụ và phương tiện hữu hình, sự khác biệt chủ yếu giữa khoa Ngoại ngữ - Tin học với các khoa còn lại. Đối với đánh giá theo giai đoạn học thì có sự khác biệt ở các nhân tố cảm thông và phương tiện hữu hình, sự khác biệt giữa đánh giá của sinh viên năm nhất với năm hai và năm hai với năm ba, không xảy ra sự khác biệt giữa năm nhất với năm 3. Đối với đánh giá theo sở thích thì có sự khác biệt ở nhân tố phương tiện hữu hình, mức độ khác biệt xảy ra ở nhóm sinh viên không ý kiến với rất thích. Sự khác biệt giữa đánh giá của sinh viên theo lực học không xảy ra sự khác biệt giữa các sinh viên. Kiểm định cũng cho thấy hầu hết sinh viên đánh giá CLDVĐT tại trường CĐSP BR-VT đánh giá trung bình là 3,479.
Từ kết quả phân tích cho thấy tại thời điểm nghiên cứu còn một số tồn tại về CLDVĐT tại nhà trường, các thành phần cấu thành CLDVĐT đạt ở mức trung bình tới khá - giỏi điều đó cho thấy CLDVĐT của nhà trường phù hợp với nhu cầu thực tiễn của sinh viên song chƣa khai thác hết khả năng, một số dịch vụ chƣa đƣợc trú trọng, dịch vụ căng tin nhà trường chưa có, dịch vụ phòng đọc có song hiệu quả sử dụng chƣa cao, trang thiết bị dạy học trang bị chƣa đồng bộ, dịch vụ vệ sinh chƣa
76
được đưa ra để sinh viên đánh giá nhận xét vì sinh viên là người trực tiếp sử dụng dịch vụ này.
Chương tiếp theo tôi tóm tắt kết quả nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân trên cơ sở đó sẽ đề xuất một số giải pháp nâng cao CLDVĐT tại trường CĐSP BR-VT đồng thời cũng nêu những hạn chế của nghiên cứu và đề nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo.
77