6. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Điều 47 Bộ luật hình sự được áp dụng đối với các bị cáo không phân biệt bị cáo là người thành niên hay bị cáo là người chưa thành niên; bị cáo thực hiện tội phạm ở giai đoạn nào (chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hay tội phạm đã hoàn thành). Khi quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, ngoài các quy định của Bộ luật hình sự đối với người đã thành niên phạm tội, thì Tòa án còn phải áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Chương X (từ Điều 68 đến Điều 77).
Khi xác định mức hình phạt cụ thể đối với người chưa thành niên phạm tội, Tòa án xác định mức hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm như đối với trường hợp người phạm tội là người đã thành niên, tức là yếu tố "chưa thành niên" của bị cáo tạm thời chưa xem xét đến [20, tr. 5-6].
Ví dụ: Hoàng Văn K 16 tuổi 8 tháng 18 ngày chiếm đoạt tài sản trị giá 218 triệu đồng, phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 139 Bộ luật hình sự. K không có tình tiết tăng nặng và có 5 tình tiết giảm nhẹ quy định tại các Điểm b, i, o, p và q khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. K được Tòa án áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự, tức là K được áp dụng hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự (từ hai năm đến bảy năm tù). Giả thiết, nếu K là người đã thành niên thì Tòa án sẽ phạt 2 năm tù, nhưng K là người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nên theo quy định tại Điều 74 Bộ luật hình sự thì mức hình phạt của K chỉ bằng 3/4 mức hình phạt đối với người đã thành niên. Do đó mức hình phạt thực tế mà Tòa án áp dụng đối với K trường hợp cụ thể này là 1 năm 6 tháng tù (2 x 3/4). Nếu chỉ căn cứ vào Điều 47 Bộ luật hình sự thì hình phạt 1 năm 6 tháng tù mà Tòa án quyết định đối với K là không đúng quy định của Điều 47 (dưới 2 năm tù-mức thấp nhất của khung hình phạt nhẹ hơn liền kề), nhưng vì K là người chưa thành niên nên mức hình phạt này không vi phạm Điều 47 Bộ luật hình sự.
Trong trường hợp này, Tòa án phải áp dụng khoản 3 Điều 139; Điểm b, i, o, p và q khoản 1 Điều 46; Điều 47; Điều 69; khoản 1 Điều 74 Bộ luật hình sự xử phạt Hoàng Văn K 18 tháng tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là đúng quy định pháp luật.
2.2.2. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự đối với các giai đoa ̣n pha ̣m tô ̣i và đồng pha ̣m
Các giai đoạn phạm tội là những bước trong quá trình thực hiện tội phạm do cố ý, phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ở từng thời điểm bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Sự khác nhau cơ bản giữa các giai đoạn phạm tội chính là ở những yếu tố khách quan của hành vi phạm tội bao gồm: tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; mức độ thực hiện ý định phạm tội của chủ thể thực hiện hành vi và thời điểm chấm dứt của hành vi đó.
Tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm bao giờ cũng nguy hiểm cho xã hội hơn trường hợp phạm tội đơn lẻ và mỗi người có vai trò tham gia khác nhau thể hiện quyết tâm phạm tội của cả nhóm đồng phạm, do vậy phân hóa vai trò của mỗi người để quyết định hình phạt là yêu cầu bắt buộc, cần phải nghiên cứu chuyên sâu đối với quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự trong các giai đoạn phạm tội và đồng phạm.
2.2.2.1. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội
Từ quy định Điều 17 Bộ luật hình sự và nội dung Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/08/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và căn cứ vào lý luận, thực tiễn áp dụng thì chuẩn bị phạm tội có những đặc điểm cơ bản, đó là [50, tr. 161-162]:
Một là, chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm công cụ, phương tiện phạm tội được hiểu là người phạm tội đã mua sắm, mượn hay bằng bất kỳ hình thức nào để có được công cụ, phương tiện phạm tội có thể bằng cách hợp pháp hoặc bất hợp pháp,… hoặc là sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội được hiểu là người phạm tội đã chế tạo, sửa chữa, thay thế, lắp ghép, làm mới…
hình thức hoặc nội dung của công cụ, phương tiện phạm tội làm cho việc thực hiện tội phạm được dễ dàng và thuận lợi hơn. Hoặc là tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm được hiểu là người phạm tội đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để làm cho việc thực hiện tội phạm được dễ dàng hơn, cũng như ngăn cản được việc phát hiện hay ngăn chặn hành vi của mình, song hình thức này không phải thuộc hai hình thức đã nêu trên.
Hai là, người phạm tội chưa bắt tay vào việc thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm tương ứng trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.
Ba là, hành vi tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm chưa trực tiếp xâm hại đến các
quan hệ xã hội được Bộ luật hình sự bảo vệ, chưa làm thay đổi, biến đổi, biến dạng đối tượng tác động của tội phạm nên hậu quả của tội phạm chưa xảy ra.
Bốn là, người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện trên những cơ sở chung.
Như vậy, chuẩn bị phạm tội là hành vi tạo ra tiền đề (điều kiện) cần thiết cho việc thực hiện tội phạm. luật hình sự nước ta chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội mà tội phạm đó là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Nếu theo quy định này thì người chuẩn bị phạm tội do vô ý vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, về lý luận thì chỉ có tội phạm được thực hiện do cố ý (cố ý trực tiếp) thì mới có giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Do đó sẽ không có hành vi chuẩn bị phạm tội mà tội phạm đó được thực hiện do vô ý.
Khi quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự đối với người phạm tội trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, thì Tòa án xác định mức hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, tức là tạm thời chưa xem xét đến quy định của Điều 47 Bộ luật hình sự đối với bị cáo. Ngoài các điều luật của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng, thì Tòa án còn phải áp dụng các quy định của Điều 17; khoản 1, khoản 2 Điều 52 Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt: Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định [20, tr. 6-8].
Ví dụ: Nguyễn Văn An mua kìm cộng lực và chế tạo vam phá khóa đến gần nhà định lén lút chiếm đoạt tài sản là mô tô của ông Hoàng Thế Quá được định giá là 580 triệu đồng, nhưng do bị tổ dân phòng và cảnh sát khu vực kiểm tra và phát hiện nên bắt giữ. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, Nguyễn Văn An 71 tuổi, không có tiền án, tiền sự, không có tình tiết tăng nặng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là: người phạm tội là người già, phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, có thời gian tham gia quân đội nhân dân Việt Nam, người bị hại có đơn xin giảm nhẹ hình phạt được quy định tại 4 điểm khoản 1 và 2 điểm của khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự, thì Tòa án áp dụng khoản 4 Điều 138; Điều 17;
khoản 1, khoản 2 Điều 52; Điểm g, m, p khoản 1; khoản 2 Điều 46; Điều 47 Bộ luật hình sự xử phạt: Nguyễn Văn An từ 3 năm 06 tháng tù đến bảy năm sáu tháng tù về tội trộm cắp tài sản (chuẩn bị phạm tội) (tức là không quá một phần hai mức phạt tù mà khoản 3 Điều 138 Bộ luật hình sự quy định).
2.2.2.2. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự trong giai đoạn phạm tội chưa đạt
Theo Điều 18 Bộ luật hình sự và căn cứ vào nội dung Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/08/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì phạm tội chưa đạt có những đặc điểm cơ bản, đó là [41, tr. 170]:
Một là, phạm tội chưa đạt được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp với mục đích là mong muốn thực hiện hoàn thành hành vi phạm tội và mong muốn cho hậu quả của tội phạm xảy ra.
Hai là, chủ thể bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong cấu thành tội phạm của Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, đã xâm phạm đến các quan hệ xã hội được Bộ luật hình sự xác lập và bảo vệ.
Ba là, chủ thể chưa hoặc không thực hiện được hành vi phạm tội đến cùng (có nghĩa là hành vi của người này chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm) là do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội.
Bốn là, hậu quả của tội phạm đã không xảy ra như mong muốn đạt được của người phạm tội hoặc nếu có thể xảy ra thì chưa thỏa mãn với hậu quả được quy định trong cấu thành tội phạm của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự.
Do vậy, phạm tội chưa đạt là một giai đoạn trong quá trình thực hiện tội phạm do cố ý trực tiếp, đồng thời là trường hợp một người đã bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được Bộ luật hình sự xác lập và bảo vệ nhưng không thực hiện được hành vi đó đến cùng vì những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người đó. Khoa học pháp lý chia phạm tội chưa đạt thành hai loại: chưa đạt đã hoàn thành và chưa đạt chưa hoàn thành.
Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là người phạm tội đã thực hiện đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả, nhưng vì nguyên nhân khách quan, hậu quả đó đã không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, hoàn thành về hành vi). Ví dụ: Một người có ý định giết người khác, đã
dùng súng bắn ba phát vào nạn nhân và tin là nạn nhân đã chết nên bỏ đi, nhưng sau đó nạn nhân được cứu chữa nên không chết. Ở đây, người phạm tội đã hành động như ý muốn và tin là hậu quả sẽ xảy ra nhưng lại không xảy ra. Trường hợp này người phạm tội dừng lại mặc dù không còn gì ngăn cản nhưng cũng không được coi là tự nguyện nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm, vì người phạm tội đã thỏa mãn với hành vi nhưng chưa thỏa mãn về hậu quả.
Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp người phạm tội vì nguyên nhân khách quan, chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi). Ví dụ: một người có ý định dùng dao găm đâm nhiều nhát vào một người để tước đoạt tính mạng người đó, nhưng mới đâm
được một nhát thì bị người khác giữ tay lại, không đâm tiếp được nữa, và nạn nhân không chết chỉ bị thương. Trường hợp này người phạm tội chưa đâm được như ý muốn, chưa tin vào hậu quả xảy ra và hậu quả cũng không xảy ra.
Trước khi xem xét áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự, cần phải áp dụng điểm, khoản, điều luật quy định về tội phạm đó tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng, Tòa án còn phải áp dụng các quy định của Điều 18; khoản 1 và khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt. Sau đó, với lý do và căn cứ của quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Ví dụ: Nguyễn Huy Sơn đang lén lút phá khóa với ý định chiếm đoạt chiếc xe mô tô của ông Vũ Văn Quảng được định giá 76 triệu đồng, thì bị phát hiện và bị bắt giữ. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, Nguyễn Huy Sơn không có tiền án, tiền sự, không có tình tiết tăng nặng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là: người phạm tội tự nguyện sửa chữa, phạm tội nhưng gây thiệt hại không lớn, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, có thời gian tham gia quân đội nhân dân Việt Nam, người bị hại có đơn xin giảm nhẹ hình phạt được quy định tại 4 điểm khoản 1 và 2 điểm của khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự, thì Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 138; Điều 18; khoản 1 và
khoản 3 Điều 52; Điểm b, g, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46; Điều 47 Bộ luật hình sự xử phạt: Nguyễn Huy Sơn có thể với những hình phạt sau: cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 4 tháng 15 ngày đến 27 tháng tù về tội trộm cắp tài sản (phạm tội chưa đạt) (tức là không quá ba phần bốn mức phạt tù mà khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự quy định).
Cũng như đối với Điều 47 Bộ luật hình sự, việc áp dụng Điều 52 Bộ luật hình sự không chỉ đối với người đã thành niên phạm tội mà đối với cả người chưa thành niên phạm tội. Tuy nhiên, việc áp dụng Điều 52 Bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, Tòa án còn phải chú ý đến các quy định tại tại Chương X (từ Điều 68 đến Điều 77) Bộ luật hình sự.
Việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội thuộc cả ba trường hợp quy định tại các Điều 47, Điều 52 và Điều 74 Bộ luật hình sự phức tạp hơn so với trường hợp chỉ thuộc một hoặc hai trường hợp quy định tại các Điều 47, Điều 52 và Điều 74 Bộ luật hình sự.
Về nguyên tắc, nếu một người phạm tội thuộc cả ba trường hợp quy định tại các Điều 47, Điều 52 và Điều 74 Bộ luật hình sự thì khi quyết định hình phạt Tòa án phải xác định từng trường hợp sau đó mới quyết định một mức hình phạt cụ thể. Hình phạt cụ thể này có thể dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, và nếu một người hội tụ đủ cả ba trường hợp quy định tại các Điều 47, Điều 52 và Điều 74 Bộ luật hình sự thì hình phạt tù của họ thấp hơn so với người chỉ thuộc một hoặc hai trường hợp. Ví dụ: Vũ Tuấn Đ 17 tuổi 6 tháng phạm tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 138 Bộ luật hình sự nhưng ở giai đoạn chưa đạt (chưa lấy được tài sản); Đ có 3 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Giả thiết Tòa án áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự đối với Đ thì trước hết, Tòa án coi Đ là người đã thành niên phạm tội để xác định mức hình phạt cụ thể dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (ví dụ: là 4 năm); sau đó căn cứ Điều 74 để xác định