A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Học sinh nắm được giá trị, tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
2.Kỹ năng:
- Đọc – hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tyqh,đất nước, con người.
3. Thái độ :
- Giáo dục tình yêu quê hương , đất nước , con người.
B.Chuẩn bị:
- Giáo viên:Các kiến thức liên quan đến ca dao về chủ đề này.
Một số hình ảnh về quê hương đất nước.
- Hs: Sưu tầm ca dao về tình yêu quê hương đất nước.
Soạn bài.
C. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng các bài ca dao thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Phân tích bài ca một.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1* Giới thiệu bài:
Ca dao dân ca là tiếng hát tâm hồn dân tộc, tiếng hát ấy thấm đượm ơn nghĩa người thân và còn vang mãi tình cảm quê hương đất nước, con người...
Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc
và tìm hiểu chú thích.
G: Đọc giọng vui, trong sáng, tự tin và chậm rãi.GV đọc mẫu, gọi HS đọc
- Tìm hiểu một số chú thích- SGK G? Vế hình thức và nội dung các bài trên có gì giống nhau?
H: Suy nghĩ, phát biểu.
G? Theo em những văn bản này thuộc Phương thức tự sự hay biểu cảm?
H: Suy nghĩ, phát biểu
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản.
G? Đây là lời của mấy người?
G? Các địa danh trong bài có những đặc điểm chung và riêng nào?
H: - Riêng: Gắn với mỗi địa phương.
- Chung: đều là những địa danh nổi tiếng của nước ta.
G: ? Trong bài vì sao chàng trai cô gái lại
I.Tìm hiểu chung 1. Đọc
2: Cấu trúc văn bản.
- Nội dung: Chủ đề Tình yêu quê hương, đất nước con người.
- Hình thức: Dùng thể thơ lục bát, diễn đạt bằng đối đáp, hỏi mời, nhắn gửi.
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
II. Phân tích văn bản.
1. Bài ca một.
- Lời của hai người( người hỏi- người đáp)
dùng những địa danh ( với những đặc điểm của từng địa danh) như vậy để hỏi đáp?
H: TL
G: ( Đây là hình thức trai gái thử tài đo độ hiểu biết kiến thức địa lí, lịch sử. Câu hỏi và lời đáp hướng về địa danh ở Bắc Bộ. Đó là những vùng có dấu tích văn hoá nổi bật)
G: ? Qua lời hỏi đáp em thấy chàng trai , cô gái là những người như thế nào?
H: Am hiểu lịch sử dân tộc, lịch sự , tế nhị.
G: ? Chứng tỏ họ có tình cảm gì đối với quê hương?
H: Suy nghĩ, phát biểu
G? Em nhận xét gì về từ ngữ ở hai dòng thơ đầu? Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? chỉ rõ hình ảnh đó ?
H : XĐ
G? Cách cấu tạo như vậy có tác dụng gì trong việc gợi hình, gợi cảm?
H : TL
G? Hỡnh ảnh ô thõn em như chẽn lỳa đũng ằ gợi cho em sự liờn tưởng gỡ ? H : TL
G : ? Tại sao tác giả so sánh như vậy, giữa thân hình người con gái và chẽn lúa đòng đòng có điểm gì tương đồng?
H : (Sự tương đồng ở nét trẻ trung, phơi phới và sức sống đang xuân)
G:? Theo em bài ca là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì?
H: (Đây là lời của chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và cô gái mảnh mai, trẻ trung , đầy sức sống -> chàng trai ngợi ca vể đẹp cánh đồng và cô gái -> bày tỏ tình cảm)
Hoạt động 4 : Tổng kết:
G? Các bài CD có những nét đặc sắc gì về NT?
G? Các bài CD có nội dung chính là gì ?
- Là những địa danh đặc sắc của từng vùng nhưng đều là những di sản văn hóa lịch sử nổi tiếng của Việt Nam.
- Ý nghĩa: Bộc lộ những hiểu biết và tình cảm yêu quý, tự hào vẻ đẹp văn hóa lịch sử của dân tộc.
2. Bài ca 4
- Nghệ thuật: Câu thơ dài, Phép lặp, đảo, đối xứng, so sánh
- Tác dụng: -> Gợi hình: Tạo không gian rộng lớn của cánh đồng lúa xanh tốt.
-> Gợi cảm: Biểu hiện cảm xúc phấn chấn, yêu đời của người nông dân.
- Hình ảnh so sánh -> Hình cảnh cô gái trẻ trung, tràn đầy sức sống.
- ý nghĩa: Chàng trai ngợi ca cánh đồng, ngợi ca vẻ đẹp của cô gái-> Biểu hiện tình cảm yêu quý tự hào, lòng tin vào cuộc sống tươi đẹp nơi quê hương.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng kết cấu lời hỏi đáp, lời chào mời, lời nhắn gửi... thường gợi nhiều hơn tả.
- Có giọng điệu tha thiết, tự hào - Cấu tứ đa dạng,độc đáo
- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biên thể 2. Nội dung:
Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương, đất nước.
* Ghi nhớ: (SGK- 40)
H: Suy nghĩ, phát biểu HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 5 . Củng cố : - Nhắc lại ý nghĩa văn bản.
- Những bài ca dao này gợi lên trong em những tình cảm gì?
Hoạt động 6. Dặn dò - Hướng dẫn tự học - Học thuộc lòng các bài ca dao.
- Sưu tầm một số bài khác về chủ đề: Tình yêu quê hương- đất nước- con người.
- Tập hát ru một bài ca dao về tình cảm gia đình.
Rút kinh nghiệm:...
...
...
***********************************