A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức :
- Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức, kỹ năng đã học ở phần đọc- hiểu các văn bản trữ tình trong học kỳ I.MT , TS, Miêu tả trong văn BC, cách lập ý, lập dàn bài cho một đề văn bc,Cách diễn đạt một bài văn.
2.Kĩ năng :
- Tạo lập vbbc, nhận biết phân tích đặc điểm văn biểu cảm.
3.Thái độ :
- Biết tạo lập văn bản biểu cảm.
B. Chuẩn bị:
-. Gv: hệ thống, soạn giáo án -. Hs: ôn tập theo hướng dẫn C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức.
2. Bài cũ: ? KT trong bài
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Chúng ta đã học xong toàn bộ phần văn biểu cảm. Để giúp các em nắm chắc kiến thức về văn biểu cảm, biết phân biệt văn tự sự, miêu tả và yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm, chúng ta cùng ôn tập
Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính
Hoạt động 2: Ôn tập văn biểu cảm G? Thế nào là văn biểu cảm?
H: TL
G? Muốn bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của mình trước hết cần phải có yếu tố gì? Tại sao?
Gv chốt
Hoạt động 3: Phân biệt sự khác nhau giữa văn tự sự, miêu tả với văn biểu cảm G : Đọc lại các bài văn về hoa hải đường, hoa học trò, cây sấu Hà Nội, hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau ở chỗ nào?
1. Văn biểu cảm:
- Văn biểu cảm: là kiểu VB bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên và cuộc sống.
- Các yếu tố cần có để qua đó hình thành và thể hiện cảm xúc, tình cảm, thái độ của người viết đó là tự sự và miêu tả.
=> Cảm xúc là yểu tố đầu tiên và hết sức quan trọng trong văn biểu cảm. Đó là sự xúc động của con người trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Chính sự xúc động ấy làm nảy sinh nhu cầu biểu cảm của con người.
2.
Sự khác nhau giữa văn tự sự, miêu tả với văn biểu cảm
Tự sự Miêu tả Biểu cảm
1. Khái niệm
2.Đặc điểm
3. Mục đích
Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa
Phương thức biểu đạt chính là tự sự
- Mục đích: văn tự sự kể lại câu chuyện (sự việc) có đầu có cuối, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả
Là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự việc, sự vật, con người -> như hiện ra trước mắt người đọc, người nghe
Phương thức biểu đạt chính là miêu tả
- Mục đích:văn miêu tả tái hiện đối tượng ( sự việc) giúp người đọc, người nghe cảm nhận được nó
Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm,cảm xúc, đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh, khiêu gợi sự đồng cảm của người đọc
Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm
- Qua kể để nói lên cảm xúc. sự việc, sự vật trong biểu cảm thường là sự việc trong quá khứ, sự việc để lại ấn tượng sâu đậm, không đi sâu vào nguyên nhân, kết quả
- Mục đích: miêu tả đối tượng nhằm mượn đặc điểm, p/c’ của nó -> suy nghĩ, cảm xúc của mình.Do đặc điểm này thường dùng biện pháp: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá
- Tự sự đóng vai trò làm giá đỡ cho tình cảm cảm xúc bộc lộ…
thiếu tự sự, miêu tả -> tình cảm mơ hồ, không cụ thể
Hoạt động 4: Luyện tập 3. Luyện tập:
G? Những biện pháp NT đã được sử dụng trong bài ca dao?
G? Các hình ảnh trong bài ca dao có ý nghĩa gì?
G? Tâm trạng của người viết NTN?
- Hs tìm hiểu đề, tìm ý, viết bài hoàn chỉnh
GV lưu ý:
Bài 1: Bài ca dao Con sông kia bên lở bên bồi, Bên lở thì đục, bên bồi thì trong Con sông kia nước chảy đôi dòng Biết rằng bên đục, bên trong, bên nào?
- NT: điệp ngữ, ẩn dụ( dòng sông, lở- bồi, đục – trong....) từ trái nghĩa.
- ý nghĩa tượng trưng, ám chỉ những sự kiện trong đ/s tình cảm của con người.
- Tâm trạng phân vân ( bên nào?) có xen chút hồi hộp, bâng khuâng.
Bài 2:
Lập ý cho đề văn: Cảm nghĩ về mùa xuân - Mùa xuân của thiên nhiên: cảnh sắc, thời tiết, khí hậu, cây cỏ, chim muông...
- Mùa xuân của con người: tuổi tác, nghề nghiệp, tâm trạng, suy nghĩ....
- Phát biểu cảm nghĩ
+ Thích hay không thích mùa xuân
+ Kể hoặc tả để bộc lộ cảm nghĩ thích hay không thích, mong đợi hay không mong đợi mùa xuân.
Bài tập3:
- Văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ, miêu tả….
- Ngôn ngữ văn biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ vì nó có mục đích biểu cảm như thơ.
- Trong cách biểu cảm trực tiếp, nười viết sử dụng ngôi thứ nhất, xưng: tôi, em, chúng em. Trực tiếp
bôc lộ cảm xúc của mình bằng lời than, lời nhắn, lời hô…
- Trong hoàn cảnh gián tiếp tình ảm ẩn trong các hình ảnh.
Hoạt động 5. Củng cố:
Viết phần mở bài của đề: Cảm nghĩ về mùa xuân
Hoạt động 6. Dặn dò- HDTH : Viết tiếp phần thân bài của đề bài trên.
Soạn bài: Sài Gòn tôi yêu.
Rút kinh nghiệm:...
...
...
Ngày soạn:29/11/2013 Ngày giảng: 2/12/2013
TUẦN 17- BÀI 17