TLV: QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 7 soạn chi tiết- Cả năm (Trang 29 - 32)

(Viết bài TLV Số 1 ở nhà )

A. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản để có thể tập viết văn bản một cách có phương pháp và có hiệu quả cao hơn.

- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc- hiểu văn bản và thực tiễn nói.

- Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn 2. Kỹ năng :

- Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.

3. Thái độ :

- Giáo dục ý thức tạo lập 1 vb hoàn chỉnh.

B. Chuẩn bị:

- Gv: đọc, nghiên cứu, soạn.

- Hs: đọc, tìm hiểu sgk.

C. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là một văn bản có tính mạch lạc ? 3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1:* Giới thiệu bài: Các em vừa được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản.Hãy suy nghĩ xem, các em học những kiến thức và kỹ năng ấy để làm gì? Đó là để tạo lập văn bản.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

mới.

H: - Đọc bài tập 1(sgk)

G? Khi viét thư cho bạn điều gì thôpi thúc em viết thư?

H: ( thăm hỏi, báo tin )

G? Khi cô giáo yêu cầu em viết bài văn miêu tả để nộp thì em làm gì?

H: ( viết bài )

G? Vậy theo em khi nào người ta có nhu cầu tạo lập văn bản?

H: TL

I. Các bước tạo lập văn bản.

1. Nhu cầu tạo lập văn bản

- Khi muốn thể hiện suy nghĩ, hiểu biết, tình cảm( Viết thư, viết bài, phát biểu) thì tạo lập văn bản.

2. Các bước tạo lập Vb

- HS đọc thầm bài tập 2(45)

G: ? Nếu cần viết thư cho bạn em sẽ xác định những điều gì trước khi viết?

- Viết cho ai ( bạn) -> xác định đối tượng để xưng hô cũng như chọn nội dung phù hợp

- Viết để làm gì? Mục đích viết thư ->

định hướng nội dung

- Viết cái gì -> xác định nội dung cần viết

- Viết như thế nào? -> hình thức viết như thế nào để đạt được mục đích đề ra

G ? Xét văn bản "Mẹ tôi"

Bố viết thư cho ai? (En- ri- cô) Viết để làm gì?( giáo dục con) Viết về cái gì?(tấm lòng người mẹ) Viết như thế nào?(rõ ràng, mạch lạc) H Làm việc với câu 3 mục I .

G? : Sau khi đã định hướng rồi cần làm gì để viết được văn bản?

H: tìm ý và sắp xếp ý sao cho rành mạch hợp lí.

G: Tiếp tục cho học sinh làm việc với câu 4 mục I.

H: Việc viết thành văn cần đạt 8 yêu cầu sgk đưa ra.đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát với bố cục, có tính liên kết, có mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.

H:Làm việc tiếp với câu 5.

G? Văn bản có cần phải kiểm tra sau khi hoàn thành không? Sự kiểm tra ấy cần dựa vào những tiêu chuẩn nào?

H: Cần kiểm tra dựa vào 8 tiêu chuẩn ở sgk.

G chốt: Gọi HS đọc ghi nhớ sgk.

Hoạt động 3: Thực hành

- HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài. GV hướng dẫn, bổ sung

- Ý b: HS trả lời tự do

+ Quan tâm: xác định cách xưng hô phù hợp, lựa chọn được nội dung đúng đối tượng mình muốn viết -> Hình thức viết phù hợp

- Viết cho ai ( đối tợng) - Viết để làm gì(mục đích) - Viết cái gì?(nội dung) - Viết nh thế nào?(hình thức) -> bớc 1: Định hớng.

+Bước 2: Tìm ý, sắp xếp ý.

+Bước 3: Diễn đạt ý thành câu, thành đoạn đúng 8 yêu cầu: ->Viết văn bản

+Bước 4: Kiểm tra văn bản.

* Ghi nhớ( Sgk) II. Luyện tập.

1. BT 1: ( HS trả lời miệng )

a. Khi tạo lập văn bản điều muốn nói là thật sự cần thiết

b.

c. Xây dựng bố cục giúp bài văn đảm bảo được nội dung và sắp ý hợp lí

d. Việc kiểm tra giúp phát hiện những nội

+ Không: có sự thiếu thống nhất về cách xưng hô -> ảnh hưởng đến hình thức G: ? Em có lập dàn bài trước khi làm văn không?

-H: Có

G: ? Việc xây dựng bố cục có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả bài làm?

H: XĐ

G: ? Em có kiểm tra sau khi làm không?

Việc kiểm tra có tác dụng như thế nào?

H: TL

- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài

- HS làm bài độc lập, HS chữa bài - GV nhận xét

- HS đọc, xđ yêu cầu, làm bài -> nhận xét

- GV kết luận

- HS đọc, xđ yêu cầu,làm bài - GV hướng dẫn , bổ sung - Ví dụ: Mục lớn nhất kí hiệu số (M)

Ý nhỏ hơn lần lượt được kí hiệu bằng số thường, chữ cái thường

- Sau mỗi phần, mục phải xuống dòng

- Các phần , mục có ý ngang bậc phải viết thẳng hàng nhau. Ý nhỏ hơn viết lùi so với ý lớn hơn

- HS đóng vai En-ri-cô viết bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận của mình vì đã nói lời thiếu lễ độ với mẹ

G:? (Để viết bức thư đó em phải làm gì?) - Xác định đối tượng GT : bố: xưng con - Mục đích: thể hiện sự ân hận

- Nội dung: nỗi ân hận vì đã thiếu lễ độ với mẹ

- Hình thức viết: thư

dung chưa phù hợp, các lỗi về chính tả, diễn đạt, ngữ pháp…

2. BT 2:

a) Bạn đã không chú ý rằng mình không chỉ thuật lại công việc học tập và báo cáo thành tích học tập. Điều quan trọng nhất là mình phải từ thực tế ấy rút ra những kinh nghiệm học tập để giúp các bạn khác học tập tốt hơn.

b) Bạn đã xác định không đúng đối tượng giao tiếp. Bản báo các này được trình bày với HS chứ không phải với thầy, cô giáo.

3. B i 3:à

a. Dàn bài cần rõ ý, ngắn gọn. Lời lẽ trong dàn bài không nhất thiết là những câu văn hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp, liên kết chặt chẽ b. Trong dàn bài: các phần , mục phải được thể hiện trong một hệ thống kí hiệu

- Các phần, mục phải rõ ràng

4. Bài 4: HS tự viết

Hoạt động 4. Củng cố:

- Gv khái quát lại ND bài - Học sinh đọc lại ghi nhớ.

Hoạt động 5: Dặn dò- Hướng dẫn tự học:

Về nhà viết bài TLV số 1

Đề bài: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè( có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát , cánh đồng hay rừng núi quê em)

- Học bài, làm bài tập.

- Tạo lạp một văn bản theo các bước.

- Soạn: Những câu hát than thân

Rút kinh nghiệm:...

...

...

*********************************************

Ngày soạn: 3/9/2013 Ngày giảng:6 /9/2013

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 7 soạn chi tiết- Cả năm (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(312 trang)
w