BÀI 6 TIẾT 21- ĐỌC THÊM VB: CÔN SƠN CA

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 7 soạn chi tiết- Cả năm (Trang 51 - 54)

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh cảm nhận đuợc hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông qua một bài thơ chữ Hán thất ngôn tứ tuyệt.

- Cảm nhận được sự hòa giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua một đoạn thơ được dịch theo thể thơ lục bát.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết thể loại thơ lục bát, nhận biết một số chi tiết nghệ thuật trong thơ, thấy được sự tinh tế trong lựa chọn ngôn từ của tg để gợi tả được bức tranh đậm đà tình quê hương.

3.Thái độ:

- Có tình yêu quê hương sâu sắc, t/c gắn bó với quê hương đất nước hòa nhập với thiên nhiên tươi đẹp.

B.Chuẩn bị :

- Gv: nghiên cứu, soạn giáo án.

- Hs: đọc, tìm hiểu.

C. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc phần phiên âm và phần dịch thơ của bài Nam quốc sơn hà và cho biết nội dung, ý nghĩa của bài thơ ?.

3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1: * Giới thiệu bài:

Tiết học này chúng ta sẽ được học hai bài thơ, một bài của một vị vua yêu nước, có công lớn trong công cuộc chống ngoại xâm đồng thời là nhà văn hóa, nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.

Còn một bài là của danh nhân lịch sử của dân tộc đã được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 2: Tìm hiểu bài thơ:

bài ca Côn Sơn.

GV: Hướng dẫn cách đọc -> GV đọc mẫu, gọi HS đọc

G: Dựa vào chú thích y/c học sinh tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể thơ ?

H: Tự tìm hiểu

G? Từ ta được nhắc đi nhắc lại mấy lần? ta là ai? ta đang làm gì ở Côn Sơn?

H: TL

* GV mở rộng: Nguyễn Trãi đã từng làm quan, sau nhận thấy sự mục nát, thối rỗng của triều đình phong kiến ông từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn ông sáng tác bài thơ này. Bài thơ giúp ta hiểu thêm tâm hồn thi sĩ, những giây phút thảnh thơi, thả hồn vào thiên nhiên của ông.

G? Cảnh trí Côn Sơn qua hồn thơ Nguyễn Trãi hiện lên như thế nào?T/g sử dụng biện pháp NT

A. BÀI CA CÔN SƠN ( Côn sơn ca – Trích) ( đọc thêm )

I. Tìm hiểu chung:

- Tác giả Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu Ức Trai

- Thể thơ: lục bát.

- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác lúc về ở ẩn ở Côn Sơn.

II. Tìm hiểu đoạn thơ.

1. Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.

- Ta nằm, ta nghe, ta ngồi, ta ngâm.

- Điệp từ “ ta”: tác giả sống trong những giây phút thảnh thơi, thả hồn vào cảnh trí

=> tâm hồn thi sĩ thanh cao

2. Cảnh trí Côn Sơn trong hồn thơ Nguyễn Trãi.

- Cách so sánh ví von => cảnh trí Côn Sơn đẹp, thơ mộng, khoáng đạt thanh tĩnh

- Có sự giao hoà trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên

gì? Tác dụng?

H: XĐ

-GV: Có suối chảy rì rầm, có bàn đá rêu phơi...tạo nên khung cảnh cho thi nhân ngồi ngâm thơ một cách thú vị.

G? Giọng điệu chung của đoạn thơ đó là gì?

H: TL

GV chốt: Sự giao hoà trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh tao , tâm hồn thi sĩ của tác giả

Gọi HS đọc ghi nhớ

Hoạt động 3: Tìm hiểu bài:

Thiên Trường vãn vọng.

G: Hướng dẫn cách đọc -> GV đọc mẫu, gọi HS đọc

G: Gọi học sinh đọc chú thích, tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể thơ

H: Tự tìm hiểu

G? Thời điểm quan sát của nhà thơ trong bài là thời điểm nào?

H: XĐ

GV: - Cụm từ Hán Việt:-> Nửa như có nửa như không-> Quang cảnh chập chờn, man mác hư ảo ở chốn thôn quê vào lúc ngày tàn, cảnh tượng như thực như hư ảo chốn thôn quê khiến bóng chiều thêm lắng đọng sâu sắc

G? Tác giả đã lựa chon hình ảnh như thế nào để khắc họa?

H: XĐ

G? Em có nhận xét gì về tâm hồn tác giả?

H: NX

G? Từ đó em có thể nói gì về thời nhà Trần nước ta?

H: TL GV chốt

Gọi HS đọc ghi nhớ

- Giọng điệu nhẹ nhàng, thảnh thơi, êm tai, các điệp từ đã tạo nên giọng điệu đó.

* Ghi nhớ: SGK

B. BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA ( Hướng dẫn đọc thêm )

I. Tìm hiểu chung:

- Tác giả: Trần Nhân Tông(1258- 1308).

- Hoàn cảnh sáng tác: lúc về quê cũ ở Thiên Trường.

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

II. Tìm hiểu bài thơ.

- Thời điểm quan sát: lúc về chiều, sắp tối.

cảnh vật chập chờn nửa như có, nửa như không.

- Khắc họa hai hình ảnh cụ thể: Làn khói, tiếng sáo, mục đồng, cò trắng -> vừa có âm thanh, vừa có màu sắc tiêu biểu cho cánh đồng quê lúc về chiều.

=> Cảnh tượng được phác họa đơn sơ nhưng đậm đà sắc hồn quê.

- Tác giả có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó với quê hương thôn dã của mình.

Chứng tỏ thời đại đó nhân dân ta sống rất ấm no, phồn thịnh.

* Ghi nhớ: SGK C. Kết luận chung.

- Cả hai bài thơ đều là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hòa nhập với thiên nhiên.

Hoạt động 4. Củng cố: - Khái quát nội dung bài học

- Qua hai bài thơ em rút ra được điều gì?

Bài tập 1:

Hai câu trong bài thơ “ Bài ca Côn Sơn” và hai câu trong bài” Cảnh khuya” giống nhau : đều là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ, có khả năng hoà nhập với thiên nhiên

-> nghe tiếng suối cảm nhận như tiếng nhạc của thiên nhiên , tạo vật - Khác: một bên nhạc: là đàn cầm

một bên nhạc: tiếng hát

Hoạt động 5. Dặn dò- Hướng dẫn tự học:

- Học thuộc các bài thơ.

- Nắm kỹ nội dung.

- Soạn bài: Từ Hán Việt.

Rút kinh nghiệm:...

...

...

**********************************

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 7 soạn chi tiết- Cả năm (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(312 trang)
w