1. Kiến thức:
- Bố cục của bài văn biểu cảm, yêu cầu của việc biểu cảm.
- Cách biểu cảm gián tiếp và cách biểu cảm trực tiếp.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết các đặc điểm của văn biểu cảm.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng đặc điểm của văn biểu cảm để tạo lập văn bản.
B.Chuẩn bị:
- Gv: Nghiên cứu, sgk, soạn giáo án.
- Hs: Đọc, trả lời câu hỏi ở sgk
C. Tiến trình dạy hoc.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn biểu cảm ? nó thể hiện qua những thể loại nào? Tình cảm trong văn biểu cảm thường như thế nào?
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giờ trước các em đã được học và hiểu thế nào là văn biểu cảm.
Để hiểu sâu thêm về văn biểu cảm và đặc điểm của nó, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính
Hoạt động 2: Tìm hiểu kiến thức
G: Gv gọi học sinh một lần văn bản Tấm gương.-> Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi.
G? Bài văn Tấm gương biểu đạt tình cảm gì?
H: TLCa ngợi đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh giả dối
G? Để biểu đạt tình cảm đó tác giả bài văn đã làm NTN?
H: - Mượn hình ảnh tấm gương
G: ? Vì sao tác giả lại mượn hình ảnh tấm gương?
-H: Vì tấm gương phản chiếu thực mọi vật xung quanh
G: ? Nói với gương, ca ngợi gương là để gián tiếp ca ngợi ai? Ca ngợi gì?
H: - Ca ngợi người trung thực
G ? Cách mượn tấm gương để nói về con người đó là biện pháp nghệ thuật gì?
-H: Ẩn dụ tượng trưng => biểu đạt tình cảm
G: Đó là cách biểu đạt tình cảm trực tiếp hay gián tiếp?
H: XĐ - Gián tiếp
G? Bố cục bài văn gồm mấy phần?
G? Mở bài nêu lên ND gì?
GV: mở bài và kết bài quan hệ với nhau
- Mở bài: giới thiệu sơ lược đặc điểm của nhân vật
- Kết bài khẳng định, nhấn mạnh đặc điểm của nhân vật: trung thực, thẳng thắn không nói dối, không xu nịnh
G: ? Phần thân bài nêu lên những yếu tố nào?
H: - Thân bài nói về đức tính của tấm gương, biểu dương tính trung thực; đưa ra hai dẫn chứng: Mạc Đĩnh Chi và Trương Chi là hai người xấu xí đáng trọng nhưng soi gương ->
I. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm.
1. Bài Tấm gương.
- Ca ngợi đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh.
- Tác giả mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa. Ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi người trung thực.
- Bố cục: 3 phần.
+ Mở bài: Giới thiệu các đức tính của tấm gương.
+ Thân bài: Nói về các đức tính cụ thể của tấm gương.
+ Kết bài: Ca ngợi tính trung thực của tấm gương.
gương cũng không vì tình cảm mà nói sai sự thật
G:? Bài văn biểu cảm thường gồm mấy phần?
H: KL
G? Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài văn có rõ ràng và chân thực không?
H: có, hình ảnh tấm gương có sức khêu gợi, tạo nên giá trị bài văn.
G: Cho học sinh đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi ở sgk.
G? Đoạn văn biểu đạt tình cảm gì?
H: XĐ
G? Tình cảm biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét của mình?
H: NX
GV chốt: GV đặt câu hỏi xoay quanh phần ghi nhớ để hỏi HS
G: Gọi HS đọc
Hoạt động 3: Thực hành G: Gọi HS đọc văn bản
- Y/c HS trả lời các câu hỏi SGK
2. Đoạn văn của Nguyên Hồng.
- Thể hiện sự cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ và thông cảm.
- Tình cảm của nhân vật được biểu đạt một cách trực tiếp. Dấu hiệu là tiếng kêu, lời than,câu hỏi biểu cảm.
* Ghi nhớ( sgk).
II. Luyện tập:
a) Nhằm mục đích bày tỏ nỗi buồn khi phải xa trường, xa bạn
Tác giả không tả hoa phượng như một loài hoa nở vào mùa hè, mà chỉ mượn hoa phượng để nói đến những cuộc chia li.
Đoạn văn thể hiện một trạng thái tình cảm hụt hẫng, bâng khuâng khi phải xa trường, xa bạn.
Hoa phượng thể hiện khát vọng sống hòa nhập với bạn bè, thoát khỏi sự cô đơn, trống vắng.
b) Mạch ý của đoạn văn Phượng nở...phượng ơi...
+ Phượng nhớ: - người sắp xa...
- một trưa hè....
- một thành xưa...
+ Phượng: khóc...., mơ...., nhớ...
c) Bài văn biểu cảm gián tiếp Hoạt động 4. Củng cố: _ Gv hướng dẫn HS khái quát lại ND bài học Hoạt động 5. Dặn dò- Hướng dẫn tự học :
- Học kĩ bài, hoàn thành BT vào vở, soạn bài : Đề văn biểu cảm và cách làm bài biểu cảm
Rút kinh nghiệm:...
...
...
***********************************
Ngày soạn: 18/9/2013 Ngày giảng: 23/& /9/2013