1. Kiến thức:
- Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ nôm.
- Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị ngôn từ trong đoạn trích“sau phút chia li”
- Hiểu được đặc điểm của thể thơ song thất lục bát 2. Kĩ năng:
- Học sinh cần đọc nhiều 2 văn bản để thấy được thể thơ song thất lục bát . 3. Thái độ:
- Có sự thông cảm với nỗi khổ của người phụ nữ trong XHPK, biết trân trọng phẩm chất tốt đẹp của họ.
B.Chuẩn bị :
- Gv: Nghiên cứu, soạn giáo án, TLTK.
- Hs: Đọc, soạn bài.
C. Tiến trình lên lớp . 1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc bài: Bài ca Côn Sơn. Phân tích cảnh trí Côn Sơn trong hồn thơ Nguyễn Trãi.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1* Giới thiệu bài: Hồ Xuân Hương được coi là Bà chúa thơ nôm, bà có vị trí quan trọng trong lịch sử thơ ca dân tộc . Bài thơ Bánh trôi nước là một trong những bài thơ nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của bà.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu VB Bánh trôi nước
Giọng đọc: vừa dịu vừa mạnh, vừa ngậm ngùi vừa dứt khoát lại thoáng ngầm kiêu hãnh, tự hào
G: Đọc mẫu, gọi HS đọc
A. VB Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
- Hồ Xuân Hương (?-?)
-Thông minh từ nhỏ,giao thiệp rộng,có cá
G:? ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Hồ Xuân Hương?
GV: ( Từ bé thông minh, lớn lên không phải là người phụ nữ an phận. Đi ngao du, giao thiệp rộng, có bản lĩnh, cá tính -> đứa con “ nghịch tử” của xã hội phong kiến.
- Cuộc đời: bà tự tổng kết: một đời riêng mấy kiếp chua cay.
- Tha thiết với cuộc đời nhưng lúc nào cũng thấp thỏm, khắc khoải vì một cái gì đó rất mong manh không nắm bắt được.
- Thơ: sáng tác nhiều được truyền tụng dễ lẫn với những bài thơ Nôm có phong cách Hồ Xuân Hương.- Trong thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu viết về phụ nữ, bản thân, không có người phụ nữ quý tộc. Nước mắt, than thở, nhiều hơn niềm vui -> mệnh danh là nhà thơ của phụ nữ.
- Thơ phản ánh cuộc đời đầy khổ đau, không hướng tới hạnh phúc ảo ảnh. Trái tim yêu đời của Hồ Xuân Hương luôn sưởi ấm tạo vật, long người-> nhà thơ cuộc đời trần thế.
G:? XĐ thể thơ, cách reo vần?
H: XĐ
G? Bánh trôi nước là bánh như thế nào?
H: Dựa vào sgk để trả lời.
GV giảng
G? Bài thơ còn có nghĩa gì nữa?Có phải chỉ nói về cái bánh trôi không? Nó được thể hiện như thế nào về hình thức? Phẩm chất? Thân phận?
H: TL
GV giảng thêm
G? Bài thơ có mấy nghĩa ? H: XĐ
G? Thái độ của Hồ Xuân Hương với người phụ nữ xưa như thế nào?
H: TL
GV chốt: Gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tự học
- Giọng đọc: chậm chậm, đều đều, buồn buồn, chú ý cách ngắt nhịp.
tính mạnh mẽ
- Là nhà thơ nữ nổi tiếng.
2. Thể thơ
-Thất ngôn tứ tuyệt Đường luât - vần: on
II. Phân tích văn bản .
1. Nghĩa của bánh trôi nước.
- Bánh trôi nước: màu trắng, viên tròn, nhào bột nhiều nước thì nát, ít nước thì rắn.
- Khi đun sôi nước để luộc bánh, bánh chín thì nổi, bánh sống thì chìm.
2. Thân phận người phụ nữ.
- Hình thức: trắng, tròn, rất xinh đẹp
- Phẩm chất: trong trắng, son sắt, thủy chung.
- Thân phận: chìm nỗi, bấp bênh giữa cuộc đời, không tự quyết định được số phận của mình.
3. Giá trị bài thơ.
- Bài thơ có hai nghĩa, nghĩa nào cũng chính xác nhưng nghĩa thứ hai làm nên giá trị của bài thơ.
- Tác giả vừa trân trọng vẻ đẹp son sắt, thủy chung, vừa cảm thương cho số phận chìm nỗi, bấp bênh bị lệ thuộc vào xã hội của người phụ nữ xưa.
* Ghi nhớ: ( SGK )
B. HD ĐT VB: Sau phút chia li- Đặng Trần Côn ( Dịch: Đoàn Thị Điểm)
I. HD Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục – nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội, sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII....
- Dịch giả: Đoàn Thị Điểm
H : Đọc
G? Cho biết vài nét về tác giả Đặng Trần Côn? Dịch giả Đoàn Thị Điểm?
H: TL
G? Tác phẩm có nội dung là gì?
G? Tác phẩm được sáng tác theo thể loại nào?
G? Nhận xét về cách ngắt nhịp?
H:+ câu 1: nhịp 3/4 hoặc 3/2/2 + câu 2: nhịp 3/4 hoặc 3/2/2
+ câu 3: nhịp 3/3 hoặc 2/2/2; 2/4...
+ câu 4: nhịp 4/4 hoặc 2/2//2/2;
2/4/2...
H: Đọc 4 câu đầu
G? Qua 4 câu đầu tác giả sử dụng biện pháp Nt gì? nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả như thế nào?
H: XĐ
G? Cách dùng phép đối và việc sử dụng từ hình ảnh “ tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li đó?
H: Thảo luận nhỏ
G? Qua bốn câu tiếp tác giả sử dụng biện pháp NT gì ?, nỗi sầu chia li được gợi tả thêm như thế nào?
? Cách đảo vị trí địa danh và dùng phép đối trong hai câu bảy chữ có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li đó?
? Tác giả sử dụng biện pháp NT gì ? H: Thảo luận nhỏ
G? Bốn câu khổ cuối, nỗi sầu đó càng được gợi tả và nâng lên như thế nào?
? Chữ sầu ở cuối bài có tác dụng gì?
H: TL
G? Cho biết đặc sắc NT của đoạn trích ? G? Văn bản có ý nghĩa gì?
H: Suy nghĩ, phát biểu
2. Tác phẩm: Chinh phụ ngâm khúc được sáng tác bằng chữ Hán là khúc ngâm của người phụ nữ có chồng đi chiến trận.
3.Thể loại: Ngâm khúc
(Là thể loại văn học xuất hiện ở giai đoạn chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.)
- Thể thơ: song thất lục bát – thể thơ do người Việt sáng tạo ra.
II. HD Tìm hiểu văn bản . 1. Bốn câu đầu.
- Nghệ thuật: Phép đối.
+ Chàng thì đi vào cõi vất vả.
+ Thiếp thì về với cảnh vò võ cô đơn.
-> Sự cách ngăn là sự thật khắc nghiệt và nỗi sầu chia li tưởng chừng đã phủ lên màu biếc của bầu trời, màu xanh của núi ngàn.
- Hình ảnh mây biếc, núi xanh góp phần tạo nên độ mênh mông, cái tầm vũ trụ của nỗi sầu chia li đó.
2. Bốn câu khổ thứ hai.
- NT: đối
+ Chàng còn ngảnh lại.
+ Thiếp hãy trông sang.
- Điệp ngữ, đảo vị trí địa danh.
-> Nỗi sầu chia li tăng trưởng, sự cách ngăn đã mấy trùng.
3. Bốn câu khổ cuối.
- NT: đối, điệp ngữ, điệp ý.
-> Tiếp tục gợi tả nỗi sầu chia li kên cao độ.
Sự xa cách đã hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu..
- Chữ sầu ở cuối có sự đúc kết thành khối u sầu, núi sầu của cả đoạn thơ.
-> Người phụ nữ đang trong trạng thái buồn sầu cao độ.
III.Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ song thất lục bát diễn tả nỗi sầu bi dằng dặc của con người
- NT ước lệ, tượng trưng, cách điệu
- Sáng tạo trong việc sử dụng điệp từ, ngữ, phép đối, câu hỏi tu từ...
2.Nội dung:
- Tố cáo chiến tranh phi nghĩa.
- Thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi.
Hoạt động 4 . Củng cố:
- Khái quát lại ND bài
- Tìm đọc các bài ngâm khúc khác.- Tìm đọc thơ Hồ Xuân Hương.
Hoạt động 5: Dặn dò- Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc 2 bài thơ.
- Soạn bài:Quan hệ từ.
Rút kinh nghiệm:...
...
...
**************************
Ngày soạn: 23/09/2013 Ngày giảng: 28/9/2013