ĐỌC THÊM VB: BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 7 soạn chi tiết- Cả năm (Trang 92 - 95)

( Mao ốc vị thu phong sở phá ca - Đỗ Phủ ) A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến Thức:

- Hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

- Thấy được đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ thể hiện trong bài thơ.Giá trị hiện thực phản ánh trong c/s con người , giá trị nhân đạo thể hiện hoài bão của Đỗ Phủ, nhà thơ của người nghèo khổ,bất hạnh, vai trò ý nghĩa của yếu tố biểu cảm.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu văn bản nước ngoài qua bản dịch, hiểu phân tích thơ qua bản dịch.

3. Thái độ:

- Tình cảm nhân đạo, tình yêu thương con người đặc biệt khi họ gặp hoạn nạn.

B.Chuẩn bị:

- Gv: nghiên cứu SGK,SGV,TLTK, soạn giáo án, Máy chiếu - Hs: đọc, tìm hiểu, soạn bài

C. Tiến trình lên lớp

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc phần phiên âm và dịch thơ của bài: “Hồi hương ngẫu thư” và cho biết nhan đề bài thơ có nét độc đáo gì?

3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

Hoạt đọng 1:* Giới thiệu bài: Chúng ta đã được học nhiều tác phẩm thơ cổ của Trung Quốc cũng như Việt Nam và của nhiều tác giả khác nhau. Hôm nay ta cùng tìm hiểu một tác giả khác

với bài thơ cũng rất dài so với các bài thơ đã học. Đó là bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu

chung

G? Dựa vào phần chú thích hãy nêu vài nét về tác giả?

H: Tự nêu

G: gọi HS đọc?

G: HD Đọc giọng vừa kể vừa tả vừa bộc lộ cảm xúc buồn bã, bất lực, cay đắng của nhà thơ trong 3 khổ thơ đầu, giọng tươi sáng, phấn chấn hơn ở khổ thơ cuối. G? VB chia thành mấy phần?

H: XĐ

G? Phương thức biểu đạt chủ yếu của từng đoạn là gì?

- Đoạn 1: Miêu tả ( kết hợp tự sự) - Đoạn 2: Tự sự (kết hợp biểu cảm) - Đoạn 3: Miêu tả ( Kết hợp biểu cảm) - Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài thơ.

- Học sinh đọc thầm 5 câu đầu?

G? Năm câu thơ này kể về nỗi khổ gì của tác giả?

? Từ nỗi khổ bị gió cuốn tranh nhà, tác giả kể tiếp nỗi khổ gì?

H: TL

( Trẻ con cướp giật -> đó là nỗi đau nhân tình thế thái -> cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi tính cách trẻ thơ)

- Học sinh đọc khổ thơ 3.

G:? Trong khổ thơ 3 tác giả miêu tả thời gian như thế nào?Nhận xét cách reo vần của tác giả

H: TL

GV: Chỉ vài nét phác hoạ tác giả đã làm nổi bật được đặc điểm của mưa thu khác hẳn mưa giông mùa hè: mưa tới chớp nhoáng, gió tới kéo mưa đi và mưa cũng chớp nhoáng, giả dụ là cơn mưa rào mùa hè thì dù căn nhà bị phá nát tác giả cũng không đến nỗi khổ như vậy.

G: ? Cơn gió thu đã gây ra nỗi khổ gì cho gia đình tác giả?

Nhận xét gì về nỗi khổ của tác giả?

I. HD Tìm hiểu chung:

1.Tác giả:

- Đỗ Phủ (712-770)

- Là nhà thơ nổi tiếng đời Đường - Cuộc đời đau khổ, bệnh tật.

- Tác phẩm của ông chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc.

2.HD Đọc:

- Thể loại : Cổ thể 3. Bố cục: 4 phần

+ Khổ thơ 1: Cảnh nhà bị gió phá

+ Khổ thơ 2: Kể việc Trẻ con cắp tranh

+ Khổ thơ 3: Nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa.

+ Khổ thơ 4:Biểu hiện ước mơ cao cả của nhà thơ.

II. HD Tìm hiểu bài thơ 1. Những nỗi khổ của tỏc giả

- Gió cuốn mất tranh lợp nhà -> nỗi khổ về vật chất.

- Bị trẻ con cướp giật, sự bất lực của tuổi già ->

nỗi đau nhân tình thế thái.

- Giây lát…mây tối mực Trời thu mịt mù đêm đen đặc

-> Sử dụng toàn vần trắc-> Thời gian được xác định cụ thể: gió thổi lên buổi chiều, đêm mưa mới đổ xuống và kéo dài suốt đêm.

- Mềm vải… lạnh tựa sắt Con nằm….lót nát Nhà dột- Mưa kéo dài -> ít ngủ, ướt át -> loạn lạc

=> Nỗi khổ dồn dập, nhiều bề, cả về vật chất

H: NX

G:? Em có nhận xét gì về thứ tự kể trong ba khổ thơ đầu?

H: - Trình tự trước sau hợp lí -> tích hợp thứ tự kể trong văn tự sự.

-H: Đọc 5 câu cuối của bài thơ?

G:? Năm câu cuối thể hiện điều gì?

G? Tác giả mơ ước điều gì?

H: NX

G? Nhận xét gì về mơ ước và tình cảm của tác giả?

-H: NX ước mơ cao cả chứa chất lòng vị tha ( chỉ nghĩ đến người khác) và tư tưởng nhân đạo ( mong cho mọi người được hân hoan, vui sướng)-> đó là ước mơ giản dị mà cao đẹp.

G? Hai câu cuối thể hiện tư tưởng gì của tác giả?

G? Ngoài việc biểu cảm, cụm từ “ riêng lều ta nát” có tác dụng gì trong văn bản?

H: TL

GV: ( Quay lại chủ đề bài thơ làm cho bố cục thêm hoàn chỉnh, chặt chẽ)

- Học sinh quan sát tranh (133) mô tả?

(Cảnh gió thu cuốn tranh nhà, trẻ em cướp tranh, tác giả già yếu bất lực trước cảnh đó ->

đây là nội dung được phản ánh trong bài thơ)

Hoạt động 4: Tổng kết:

G? T/g đã sử dụng những biện pháp NT đặc săc gì?

H: XĐ

G? Cho biết nội dung chính của bài thơ?

GV chốt

G: Gọi HS đọc ghi nhớ

lẫn tinh thần.

2. Tình cảm của nhà thơ

- Được nhà rộng muôn ngàn gian che khắp thiên hạ.

-> Ước mơ cao cả chứa chất lòng vị tha và tinh thần nhân đạo.

- Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được.

-> ước mơ cao cả đã đạt tới mức sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp chung, hạnh phúc chung.

III.HD Tổng kết:

1. Nghệ thuật:

- Sử dụng kết hợp các yếu tố, miêu tả và biểu cảm

- Viết theo bút pháp hiện thực đặc sắc 2. Nội dung:

* Ghi nhớ: SGK

Hoạt động 5. Củng cố : - Đọc diễn cảm bài thơ.

- Hướng dẫn học sinh làm phần luyện tập ở sgk Hoạt động 6. Dặn dò- Hướng dẫn tự học : - Học thuộc bài thơ

- Nắm chắc nội dung - Soạn bài: Từ đồng âm

Rút kinh nghiệm:...

...

...

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 7 soạn chi tiết- Cả năm (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(312 trang)
w