1. Kiến thức :
- Hiểu được các yêu cầu trong việc sử dụng từ chuẩn mực.
2. Kĩ năng :
- Sử dụng từ đúng chuẩn mực
- Nhận biết được các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ.
3.Thái độ :
- Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, khi viết.
B. Chuẩn bị
- Gv: Các lỗi khi sử dụng từ, giáo án, TLTK - Hs: đọc, tìm hiểu, soạn bài
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức.
2. Bài cũ: Thế nào là chơi chữ? Cho VD?
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1:* Giới thiệu bài
Trong bài viết cũng như lời ăn tiếng nói hằng ngày, học sinh thường phạm nhiều lỗi về sử dụng từ, làm giảm sút hiệu quả giao tiếp. Để học sinh có ý thức hơn và tự giác trong việc sử dụng từ, chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 2: Tìm hiểu kiến thức
những lỗi sai khi sd từ.
G: Gọi HS đọc VD ( SGK – 166 ) G? Hãy chỉ ra từ dùng sai trong VD1 ? H: dùi
G? “Dùi” có nghĩa là gì?
H: thường được hiểu là:-> đồ dùng để tạo lỗ thủng -> tạo lỗ thủng bằng cái dùi.
G? Đặt từ “dùi” trong văn cảnh này có phù hợp không?
H: không
G? Vậy em sẽ thay bằng từ nào?
H: vùi ( tức là người này chăm chỉ, chịu khó làm ăn nay đã khấm khá)
G? Về hình thức “dùi” và “vùi” sai về khía cạnh gì?
H: sai chính tả cặp phụ âm đầu ( d,v) G? Em thấy địa phương nào thường mắc lỗi này?
H: Nam Bộ
I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.
1. Ví dụ: ( SGK – 166 ) 2. Nhận xét:
- dùi-> vùi : sai chính tả ( địa phương)
* HĐ nhóm nhỏ: Tương tự ở câu 2 từ dùng sai là từ nào? Sửa lại?
H: Em bé đã bập bẹ biết nói.
G? Tập tẹ & bập bẹ có gần âm với nhau không? Nguyên nhân dùng sai ở đây là gì?
H: vì dùng từ gần âm nhớ không chính xác, liên tưởng không đúng hoặc là do lẫn lộn các từ gần âm.
G? ở câu 3 từ nào dùng sai? Vậy em phải sửa lại NTN?
G? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến việc dùng sai các từ đó?
H: Do sai lỗi chính tả hoặc không nhớ hình thức chữ viết của từ
G? Dùng từ không đúng âm, đúng chính tả gây tác hại gì?
H: hiểu sai ý nghĩa của câu văn
=> Qua việc sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả chúng ta thấy dễ hiểu hơn rất nhiều. Vì vậy các em cần chú ý khi sử dụng từ ngữ, đặc biệt cần phải tránh mắc lỗi dùng từ không đúng âm, đúng chính tả.
G: Gọi HS đọc VD ( SGK – 166 ) G? Hãy chỉ ra từ dùng sai trong câu 1 ? H: sáng sủa
G? “Sáng sủa” có nghĩa là gì?
H: có 4 nét nghĩa
+ (nhà cửa)có nhiều ánh sáng tự nhiên chiếu vào, gây cảm giác thích thú=> nghĩa gốc.
+ có nhiều nét lộ vẻ thông minh + (cách diến đạt) rõ ràng, mạch lạc + tốt đẹp cho thấy nhiều triển vọng
G? Vậy đặt nó trong văn cảnh này có phù hợp không?
H: không vì sáng sủa có nét nghĩa hẹp hơn, khi chỉ đất nước phải rộng hơn.
G? Vậy ta sẽ thay bằng từ nào?
G? Từ “sáng sủa” dùng sai là do đâu?
=> GV: sử dụng từ đúng nghĩa, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc sẽ làm tăng giá trị biểu cảm cho câu văn, làm cho người đọc hiểu được đúng nghĩa của câu văn.
Trong việc tạo văn bản dùng từ đặt câu phải sử dụng từ đúng nghĩa thì người tiếp nhận mới hiểu được đúng nghĩa của người cần diễn đạt.
G? ở VD2 từ nào là từ dùng sai?
- tập tẹ-> bập bẹ: sai vì dùng từ gần âm, nhớ không chính xác.
- khoảng khắc-> khoảnh khắc : sai do lỗi chính tả
- Các từ in đậm dùng sai chính tả-> Hiểu sai nghĩa của câu:
- Do: Ảnh hưởng tiếng địa phương, nhầm lẫn giữa các từ gần âm; liên tưởng sai.
II. Sử dụng từ đúng nghĩa:
1. Ví dụ: ( SGK – 166 ) 2. Nhận xét:
- Sáng sủa -> tươi đẹp, tốt đẹp hơn: sai do dùng từ chưa đúng nghĩa, không phân biệt được các từ đồng nghĩa, gần nghĩa.
H: cao cả
G? Cao cả có nghĩa là gì?
H: cao quý đến mức không còn có thể hơn
G? Đặt từ cao cả trong câu này có phù hợp không? Có thể nói những câu tục ngữ cao quý đến mức không còn có thể hơn không?
H: không
G? Hãy tìm từ khác để thay thế cho từ đó?
G? Nguyên nhân dùng sai từ ở đây là gì?
G? ở VD 3 từ nào là từ dùng sai?
H: biết
G? Biết có nghĩa là gì?
H: + nhận rõ được người, sự vật hay một điều gì đó
+ có khả năng làm được việc gì đó
+ Khẳng định sự tồn tại của người, vật về điều ấy
=> Lương tâm là yếu tố nội tâm giúp con người có thể tự đánh giá hành vi của mình về mặt đạo đức. Không ai có thể nhì và biết được lương tâm của người khác.
G? Đặt từ biết trong văn cảnh này có phù hợp không? Em sẽ dùng từ nào để thay thế?
G?Từ biết dùng sai là do đâu?
=> Việc dùng từ không đúng nghĩa là do không nắm được nghĩa của từ hoặc không phân biệt được các từ đồng nghĩa. Như vậy y/c thứ hai của việc dùng từ là phải dùng đúng nghĩa.
G: Gọi Hs đọc VD
G? Chỉ ra từ dùng sai ở câu 1?
H: hào quang
G? Hào quang là từ loại gì?
H: DT
G? DT thường kết hợp với những từ nào?
H: kết hợp với số từ đúng trước và từ để trỏ đứng sau( này, kia, ấy,nọ...)
G? Hào quang có nghĩa là gì?
H: tia sáng( mà tia sáng chỉ hiện tượng của sự vật).Thông thường DT bao giờ cũng đứng trước ĐT. ở câu này lại nói đến tính chất của
- Cao cả -> sâu sắc, quý báu: sai là do không hiểu nghĩa của từ.
- biết -> có: sai là do không nắm được nghĩa của từ.
III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ
1. Ví dụ: ( SGK – 166 ) 2. Nhận xét:
- hào quang-> hào nhoáng: sai là do sử dụng từ loại chưa đúng.
sự vật nước sơn làm cho đồ vật thêm sáng sủa, đẹp đẽ có độ bóng.
G? Vậy hào quang dùng trong câu này có phù hợp không? Em sẽ sửa lại bằng từ nào để chỉ tính chất màu của nước sơn?
G? Nguyên nhân dùng sai từ là gì?
G? Chỉ ra từ dùng sai ở câu 2?
H: ăn mặc
G? Ăn mặc thuộc từ loại gì?
H: ĐT
G? ĐT thường làm CN hay VN ở trong câu? VN đứng ở vị trí nào trong câu theo trật tự thuận?
H: đứng sau CN
G? ở câu này VN đứng đúng vị trí chưa?
H: chưa
G? Em sẽ đổi lại NTN cho đúng?
G? Nguyên nhân nào dẫn đến việc dùng sai từ ở đây?
G? Chỉ ra từ dùng sai ở câu 3?
H: thảm hại
G? Thảm hại thuộc từ loại gì?
H: TT
G? Từ nhiều thuộc từ loại gì?
H: TT
GV: TT không thể kết hợp với TT được mà chỉ kết hợp với những từ chỉ mức độ đứng đằng trước: rất , quá, hơi...thừa 1 TT
G? Em sẽ bỏ đi TT nào và thay vào đó bằng từ nào?
H: bỏ TT nhiều thay vào đó bằng từ rất G? Nguyên nhân nào dẫn đến việc dùng sai từ ở đây?
G? Chỉ ra từ dùng sai ở câu 3?
H: giả tạo phồn vinh
G? giả tạo phồn vinh thuộc từ loại gì?
H: giả tạo->TT, phồn vinh ->DT
GV: Theo quy tắc trật tự từ của TV, khi dùng từ bổ nghĩa cho DT thì TT phải đứng sau DT nhưng ở VD này TT lại đứng trước DT
G? Vậy câu này sai là do đâu?
G? Em sẽ đổi lại NTN cho đúng?
GV: Việc dùng từ không đúng tính chất ngữ pháp là do không nắm được đặc điểm ngữ pháp của từ.
- ăn mặc của chị thật là giản dị-> Chị/ ăn mặc CN VN thật giản dị: sai do đảo trật tự từ trong câu.
- nhiều thảm hại -> rất thảm hại: sai là do sử dụng từ không đúng tính chất ngữ pháp.
- giả tạo phồn vinh-> phồn vinh giả tạo: sai vì trật tự từ
IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách.
1. Ví dụ: ( SGK – 167 ) 2. Nhận xét:
Như vậy khi sử dụng từcác em cần phải đặc biệt chú ý đến tính chất ngữ pháp của từ để tránh hiện tượng dùng sai như các VD trên. Vì vậy trong việc đặt câu tạo VB phải nắm chắc từ loại, hiểu được trật tự từ trong câu làm cho câu văn mạch lạc, hiểu đúng nghĩa câu văn thêm rõ ràng.
Hoạt động 4: Tìm hiểu sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách.
G: Gọi HS đọc VD
G? Chỉ ra các từ in đậm dùng sai trong các VD trên?
H: lãnh đạo, chú Hổ G? Giải nghĩa từ lãnh đạo?
H: soi đường, mở lối, đứng đầu các tor chức hợp pháp, chính danh
G? Lãnh đạo có sắc thái biểu cảm gì?
H: có sắc thái biểu cảm tốt, trân trọng người đứng đầu
G? Từ này đặt trong văn cảnh có phù hợp không? Em sửa lại NTN? Từ này dùng sai là do đâu?
G? Chú hổ có sắc thái biểu cảm gì?
H: có sắc thái biểu cảm yêu thương, đáng yêu
G? Đặt trong câu này có phù hợp không?
H: không vì lúc này chú hổ đang hung dữ như kẻ thù
G? Vậy em sẽ thay bằng từ nào?
G? Từ này dùng sai là do đâu?
GV:y/c thứ tư của việc dùng từ là phải sử dụng đúng từ ngữ thể hiện sắc thái biểu cảm thì mới có giá trị biểu cảm.
=> GV chốt 4 phần vừa học.
Hoạt động 3 : không lạm dụng từ khi sử dụng :
GV đưa ra VD
G?Vì sao không nên lạm dụng từ địa phương và từ Hán Việt?
G: Gọi Hs đọc ghi nhớ H : Đọc
- lãnh đạo-> cầm đầu: không đúng sắc thái biểu cảm, không hợp phong cách
- chú hổ-> con hổ: sai vì không đúng sắc thái biểu cảm.
V. Không lạm dung từ địa phương, từ Hán Việt
- Không nên sử dụng từ ngữ địa phương trong các tình huống giao tiếp trang trọng và trong các văn bản chuẩn mực ( hành chính và công vụ )
- Không nên lạm dụng từ Hán Việt vì làm cho lời ăn, tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
* Ghi nhớ: SGK-167
Hoạt động 4:. Củng cố:
- Gv khái quát lại ND bài học Hoạt động 5. Dặn dò- HDTH : - Rèn luyện trong sử dụng từ.
- Tiết sau: Ôn tập văn biểu cảm.
Rút kinh nghiệm:...
...
...
***********************