Tiến trỡnh tổ chức dạy và học

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 7 soạn chi tiết- Cả năm (Trang 162 - 165)

TIẾT 74- CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN

C. Tiến trỡnh tổ chức dạy và học

2- Kiểm tra:

3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính

*Hoạt động 1 : tìm hiểu chung

G : Hướng dẫn tìm hiểu đoi nét về CD- Dc Yên Bái, phân loại CD-Dc Yên Bái H : Tìm hiểu

Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản:

- GV tổ chức cho các nhóm trao đổi thảo luận, cử đại diện báo cáo kết quả.

- GV cho các nhóm nhận xét, bổ sung và chốt lại các ý chính.

- GVgiới thiệu bài và tổ chức cho HS đọc văn bản và chú thích, có thể tổ chức diễn xướng các bài ca dao theo các làn điệu dân ca địa phương.

G:? . Những địa danh, sự vật, sản vật được nêu trong các bài ca dao – dân ca trên đã nói lên điều gì về các vùng quê Yên Bái ? Hãy tìm hiểu cụ thể ở từng bài.

I. Tìm hiểu chung CD-DC Yên Bái :

1. Ca dao - dân ca là một thể loại văn học dân gian rất phong phú và giàu tính trữ tình.

So với ca dao – dân ca đồng bằng, ca dao - dân ca miền núi nói chung và Yên Bái nói riêng có những đặc trưng về thi pháp và diễn xướng, nó hồn nhiên, chân chất và độc đáo.

Đặc biệt là những bài ca nghi lễ và những bài ca giao duyên. Những bài ca này đã có từ lâu đời và vẫn được lưu truyền, sử dụng thường xuyên trong các hoạt động nghi lễ, tôn giáo, tín ngưỡng của các dân tộc trong các lễ hội và cả trong sinh hoạt hàng ngày.

2. Theo nội dung có thể phân chia ca dao - dân ca Yên Bái thành các loại:

- Ca dao - dân ca có tên địa danh, sản vật, sự vật địa phương .

- Ca dao - dân ca về lao động sản xuất.

- Ca dao - dân ca về tình cảm con người.

- Ca dao - dân ca nghi lễ.

- Ca dao - dân ca than thân.

- Hát ru.

II. Tìm hiểu một số bài CD-Dc có nội dung về tên địa danh, sản vật, sự vật của địa phương :

1. Phúc An(1) có Đát Ô Đồ

Có suối róc rách, bóng cô áo chàm ( Ca dao dân tộc Cao Lan – Yên Bình)

2. Có tiền chợ Ngọc, chợ Ngà

Hết tiền thì lại Thác Bà, Thác Ông(2). (Ca dao dân tộc Kinh - Yên Bình ) 3. Thác Bà đây xứ thác tràn

Thác Ông xuôi nhịp vô vàn gian truân

Bài 1: Nói về phong cảnh Phúc An có gắn với nội dung truyện “ Sự tích đát Ô Đồ”.

Bài 2: Bằng hình thức so sánh giữa “còn tiền”

với “ hết tiền” để nói về sự trù phú của Chợ Ngọc, Chợ Ngà, đến đó có thể mua được nhiều hàng hoá, đồng thời cũng nói về sự gian nguy nhưng cũng kiếm được nhiều tiền khi làm nghề đưa bè qua Thác Bà, Thác Ông.

Bài 3: Nói về sự linh thiêng của đền Thác Bà, mỗi khi đưa bè vượt thác đều phải lên đền để lễ và lễ hội đền, một sinh hoạt văn hóa dân gian.

Bài 4: Nói về thành nhà Bầu, ngợi ca Vũ Văn Mật và thái độ của nhân dân với Vũ Văn Mật.

Bài 5: Nói về các địa danh, tên người ở Yên Bình nhưng lại ngầm nói về tướng quân Vũ Văn Mật và các hào kiệt 4 phương về Đại Đồng tìm theo Vũ Văn Mật(xem chú thích trong tài liệu học sinh).

Bài 6, 7, 8, 9, 10 đều nói về các đặc sản để thể hiện sự giàu đẹp, trù phú, thanh bình của các làng quê và niềm tự hào về làng quê của mình.

Tác giả dân gian như muốn khoe với mọi người về làng quê mình.

G:? Qua các bài ca dao - dân ca trên tác giả dân gian đã gửi gắm những tình cảm gì ?

H: Thể hiện tình yêu, niềm tự hào, gắn bó của con người với làng quê của mình. Thể hiện nền văn minh lúa nước đã có từ rất sớm tại các miền quê được nói tới.

G:? Tính địa phương của ca dao - dân ca Yên Bái được thể hiện như thế nào qua các bài ca dao – dân ca trên ?

H: Tính địa phương thể hiện qua các tên địa danh, sản vật, danh nhân địa phương được nói tới và sự gắn bó của con người với làng quê mình.

Hỡi ai xuôi ngược xa gần Lên đền tế lễ có phần được yên Linh Bà truyền khắp mọi miền

Hội xuân mùng chín tháng giêng tìm về (Ca dao dân tộc Kinh - Yên Bình) 4. Lẫy lừng trong chốn hoang vu

Gồm hai văn vũ, riêng gò Biều Vư- ơng(3)

(Ca dao dân tộc Kinh - Yên Bình) 5. Ai lên phố Cát Đại Đồng(4)

Hỏi thăm cô Tú có chồng hay chưa ? Có chồng năm ngoái, năm xưa

Năm nay chồng mất như chưa có chồng.

(Ca dao dân tộc Kinh - Yên Bình) 6. Ai ăn cơm trắng canh cần

Vượt qua đèo Gỗ vào Vần(5) mà ăn.

(Ca dao dân tộc Tày - Trấn Yên ) 7. Làng Vần có lịch có lề

Có hang núi đá, có nghề sáo nâu.

(Ca dao dân tộc Tày - Trấn Yên )

8. Muốn ăn cơm trắng, nước trong Vượt qua đèo Ách vào trong Mường Lò(6) (Ca dao dân tộc Thái – Mường Lò )

9. Mường Lò rộng mênh mông Mường lớn chứa trăm ngàn kho thóc.

(Ca dao dân tộc Thái - Mường Lò) 10. Ngọt lịm câu Then(7) mùa trái chín Lùng tùng ngày hội Lục Yên châu(8). (Ca dao dân tộc Tày - Lục Yên )

*, Ghi nhớ:

Quê hương Yên Bái có từ lâu đời, đồng bào các dân tộc Yên Bái cần cù lao động, thông minh, sáng tạo, làm nên sự giàu đẹp của quê hương mình và đã thể hiện sự giàu đẹp ấy qua kho tàng ca dao - dân ca đậm đà bản sắc dân tộc và dấu ấn địa phương. Tìm hiểu ca dao - dân ca địa phương ta càng yêu quí và tự hào về quê hương, dân tộc mình.

Hoạt động 3. Củng cố - dặn dò:

Bài tập về nhà: Sưu tầm ca dao – dân ca Yên Bái, đặc biệt là tại xã, huyện nơi em đang sinh sống để đóng thành tập san ca dao - dân ca địa phương của lớp.

Rút kinh nghiệm:...

...

...

Ngày soạn: 22/12/2013 Ngày dạy: 27&28/12/2013 TIẾT 75+76 –TLV : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN A-Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống là rất phổ biến và cần thiết.

- Nắm được đặc điểm chung của văn bản nghị luận.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu vận dụng những kiến thức về văn nghị luận vào đọc – hiểu văn bản, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản này.

3. Thái độ :

-Thấy rõ tầm quan trọng của văn nghị luận và có ý thức nắm vững kiến thức , thực hành viết loại văn này.

B-Chuẩn bị:

-Đồ dùng:

-Những điều cần lưu ý: Văn bản nghị luận là 1 trong n kiểu văn bản q.trong trong đời sống XH của con ng. có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những q.niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống.

C-Tiến trình tổ chức dạy – học:

1 - Ổn định tổ chức:

2- Kiểm tra:

3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1: KĐ-GT: Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một kiểu văn bản mới đó là văn nghị luận. Để tìm hiểu kiểu văn này chúng ta sẽ cùng nhau vào bài mới

Hoạt động của thầy- trò Nội dung chính Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu nghị

luận và văn bản nghị luận

G: ?Trong đ.s em có thường gặp các v.đề và câu hỏi kiểu như dưới đây

I-Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận:

1-Nhu cầu nghị luận:

không: Vì sao em đi học ? Vì sao con người cần phải có bạn ? Theo em như thế nào là sống đẹp ? Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại ?

H: Trong đ.s ta vẫn thường gặp n v.đề như đã nêu ra.

G: ?Hãy nêu thêm các câu hỏi về các v.đề tương tự ?

G:? Gặp các v.đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không ? Hãy giải thích vì sao ?

H: Không- Vì bản thân câu hỏi phải trả lời bằng lí lẽ,phải sử dụng khái niệm mới phù hợp.

G:? Để trả lời những câu hỏi như thế, hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào ? Hãy kể tên 1 vài kiểu văn bản mà em biết ?

G:? Trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới những dạng nào ?

H: Đọc văn bản: Chống nạn thất học.

-G? Bác Hồ viét bài này để nhằm mục đích gì ?

G:? Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến nào ? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành n luận điểm nào ?

-G? Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào ? Hãy liệt kê những lí lẽ ấy ?

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 7 soạn chi tiết- Cả năm (Trang 162 - 165)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(312 trang)
w