Các biện pháp nâng cao mức sinh lời

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh nha trang (Trang 85 - 91)

Dù là doanh nghiệp hay ngân hàng, mức sinh lời luôn là một chỉ tiêu quan trọng được đặc biệt chú trọng. Ngân hàng có thể chú ý các biện pháp sau để tiếp tục nâng cao thêm chỉ tiêu này.

3.2.1. Nâng cao chất lượng tài sản Có:

Để thực hiện nâng cao chất lượng tài sản Có ngân hàng cần chú ý thực hiện các hoạt động như đề phòng nợ xấu, xử lý nợ quá hạn và nâng cao chất lượng tín dụng. Để làm được điều đó, ngân hàng cần thực hiện một chuỗi các hoạt động sau:

- Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng:

Thông tin khách hàng càng tốt thì càng làm giảm mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng. Thông tin khách hàng vay vốn ngân hàng trên địa bàn là cần thiết để tìm hiểu một phần tình hình công nợ của khách hàng. Trên cơ sở đó xác định khả năng thanh toán trả nợ vay của khách hàng. Ngoài ra, việc tìm kiếm thông tin về ngành nghề, thị trường,… có liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng rất quan trọng để ngân hàng tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã có hệ thống trung tâm thông tin tín dụng song thông tin được cập nhật còn chưa được nhanh và đầy đủ, hình thức còn đơn điệu, Do vậy, MSB Nha Trang nên thiết lập một bộ phận chuyên trách về thông tin rủi ro – tạm gọi là phòng nghiên cứu rủi ro nhằm thu thập thông tin nhanh, đầy đủ và kịp thời hơn.

Bên cạnh việc khai thác thông tin từ trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, thông tin còn cần được khai thác triệt để từ các nguồn khác, như: thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin khai thác qua những lần tiếp xúc, giao tiếp với khách hàng, thông qua mối quan hệ với các ban nghành liên quan.

- Tăng cường kiểm tra giỏm sỏt khỏch hàng vay vốn theo dừi rủi ro cú thể xảy ra:

Cán bộ tín dụng cần có những cuộc viếng thăm đột xuất khách hàng của mình để kiểm tra tình hình sử dụng tiền vay, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có những đánh giá sơ bộ về hiệu quả dự án vốn vay. Đồng thời kiểm tra qua các nguồn thông tin khác nhau để có thể hoàn thiện được phần đánh giá.

Trên cơ sở đó thường xuyên bổ sung thông tin vào hồ sơ khách hàng để phản ánh đúng, kịp thời thực trạng của khách hàng

- Ngân hàng khuyến khích khách hàng vay vốn mở tài khoản tại ngân hàng mình:

Để tiện theo dừi tỡnh hỡnh hoạt động sản xuất kinh doanh của khỏch hàng, ngân hàng nên khuyến khích khách hàng mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng mình. Từ đó ngân hàng có thể sớm phát hiện ra những vấn đề nghi vấn để có biện pháp phòng ngừa, giải quyết, đồng thời có thể giới thiệu về những tiện ích của các phương tiện thanh toán mà ngân hàng cung cấp, giúp khách hàng có thêm lựa chọn trong việc thanh toán.

- Nâng cao năng lực thẩm định dự án cho các cán bộ tín dụng:

Đây là một yêu cầu luôn được đặt ra trong công tác thẩm định dự án của các ngân hàng để có thể chủ động trong việc ngăn ngừa những dự án tồi và tài trợ cho dự án tốt một cách hiệu quả. Để nâng cao năng lực thẩm định đòi hỏi người thẩm định phải được trang bị những kiến thức cơ bản về dự án, kĩ năng thẩm định dự án và nắm được các quy định của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực đầu tư. Để đạt được điều đó, ngân hàng có thể cử cán bộ đi tập huấn, đi học tập hoặc mời các chuyên gia về giảng dạy, đồng thời phải nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng.

- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ:

Công tác này sẽ giúp ngân hàng kịp thời phát hiện những sai phạm của bản thân ngân hàng cũng như của cán bộ tín dụng để có biện pháp xử lý kịp thời. Về cơ bản công tác này thường bao gồm việc tính toán, phân loại và báo cáo các thông tin, thẩm định các khoản mục cá biệt, kiểm tra tính hiệu quả của các hoạt động ngân hàng,.. Tuy nhiên, việc thực hiện các công tác này cần phải được làm một cách hợp lý, tránh ảnh hưởng đến những hoạt động bình thường của ngân hàng.

- Xử lý giải quyết nợ quá hạn:

Bất kỳ một ngân hàng nào dù có áp dụng biện pháp phòng ngừa tốt thì cũng không thể tránh khỏi tình trạng nợ quá hạn của các khoản vay. Một khi khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ gốc thì phần lãi càng khó có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Vì vậy chế tài chuyển nợ quá hạn với lãi suất cao càng làm khó khăn thêm cho khách hàng. Trong trường hợp này ngân hàng cần phải tiến hành điều tra, tìm hiểu xem nguyên nhân chính là do đâu và thái độ người vay như thế nào? Từ đó có thể xem xét gia hạn nợ một cách hợp lý.

Mặt khác cần tăng cường hiệu quả của việc khai thác các tài sản xiết nợ, sử dụng các biện pháp mạnh như khởi kiện những con nợ chây ỳ như thanh lý. Ngân hàng thuyết phục doanh nghiệp tự bán tài sản thế chấp. Đây là cách giải quyết có lợi cho khách hàng và ngân hàng. Việc khách hàng tự bán tài sản thường được đánh giá cao hơn là buộc phải phát mại, đồng thời tránh cho khách hàng không bị giảm uy tín trên thương trường. Trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ, không có nguồn thu nhập nào khác và có ủy quyền cho ngân hàng toàn quyền định đoạt trong việc bán tài sản tài chính để thu hồi nợ. Nếu như những con nợ chây lì, ngân hàng có thể nhờ công an địa phương thúc ép trả nợ hoặc khởi kiện ra tòa. Nhưng thủ tục rất rườm rà, phức tạp và tốn nhiều thời gian.

3.2.2. Giải pháp nhằm tăng thu nhập:

a. Đa dạng hóa các dịch vụ, mở thêm dịch vụ mới:

Trong cơ chế hiện nay, khi nhu cầu đòi hỏi của con người ngày càng cao thì việc ngân hàng mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng là tất yếu. Điều này không

những đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng mà còn giúp cho ngân hàng có một khoản thu nhập đáng kể. Doanh thu từ lĩnh vực dịch vụ còn quá thấp, trong khi đây là xu hướng phát triển bền vững của ngành ngân hàng thế giới. Để thực hiện tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ đòi hỏi:

- Các cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị kỹ thuật, phương tiện làm việc phục vụ cho việc thanh toán qua ngân hàng phải thường xuyên cập nhật và không ngừng cải thiện đổi mới, nhằm đáp ứng được nhu cầu thanh toán một cách nhanh nhất, chính xác, an toàn, với chi phí thấp nhất. Trong thực tế, Maritime Bank là một trong 6 Ngân hàng Thương mại Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) lựa chọn và tài trợ để tham gia Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán và là ngân hàng TMCP duy nhất được tiếp tục tham gia giai đoạn 2 của Dự án này từ năm 2005 đến nay. Đây chính là điểm thuận lợi của MSB trong việc phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng.

- Không ngừng nâng cao chất lượng của các dịch vụ ủy thác, dịch vụ cho thuê két sắt và các dịch vụ tư vấn theo yêu cầu của khách hàng…Các loại hình dịch vụ này vẫn còn tương đối mới mẻ nhưng nó lại góp phần không nhỏ trong việc nâng cao thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Vì vậy khi tiến hành đưa các loại hình dịch vụ này vào thì phải tiến hành tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để các doanh nghiệp, cá nhân hiểu được những tiện ích của các dịch vụ đó, đồng thời đưa ra mức phí hợp lý để có thể thu hút khách hàng. Ngoài ra cũng cần phải tu sửa nâng cấp cơ sở hạ tầng giúp cho việc bảo vệ tài sản của khách hàng được an toàn, đem lại lòng tin cho khách hàng khi tham gia giao dịch tại ngân hàng.

b. Mở rộng hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng các khoản vay:

Mở rộng hoạt động tín dụng luôn là mong muốn của MSB Nha Trang vì trong giai đoạn hiện nay, đây là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, Để mở rộng hoạt động tín dụng trước hết ngân hàng cần xây dựng được cơ cấu tín dụng hợp lý. Trong nền kinh tế hiện nay, nhu cầu về vốn không ngừng tăng lên. Nhiều doanh nghiệp và tư nhân có nhu cầu vay vốn cao song lại không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, đành phải vay vốn các chủ nợ với lãi suất cao hơn nhiều

so với lãi suất ngân hàng. Vì vậy, đây là một thị trường mà ngân hàng phải mở rộng hơn nữa hoạt động tín dụng. Để giải quyết điều này cần:

- Ngân hàng cần có chính sách ưu đãi với các khách hàng truyền thống, có uy tín đối với ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Ngoài ra còn phải xem xét và phân tích kỹ các thông tin có liên quan đến các dự án vay vốn của khách hàng để hạn chế bớt rủi ro cho ngân hàng.

- Cán bộ thẩm định cần phải tham khảo các thông tin và phải đưa ra những nhận xét khách quan với hình thức cho vay cầm đồ, tài sản thế chấp, vì đây là hình thức cho vay đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng cũng cần có các phần thưởng, khuyến khích đối với khách hàng cần vay vốn thường xuyên, doanh số dư nợ lớn,… để khuyến khích họ vay vốn và trả nợ đúng hạn, tạo lập được mối quan hệ khách hàng trung thành.

3.2.3. Giải pháp nhằm cắt giảm chi phí:

Các biện pháp nâng cao chất lượng tài sản Có nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng cũng là giải pháp góp phần nâng cao mức sinh lời của ngân hàng.

Tuy nhiên mức sinh lời còn có thể được cải thiện thông qua sự kiểm soát chặt chẽ chi phí. Bất cứ một công việc nào, để đem lại hiệu quả cuối cùng là lợi nhuận thì đều phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Những khoản chi phí này có tỷ lệ nghịch biến với lợi nhuận tức là chi phí càng lớn thì lợi nhuận càng giảm và ngược lại.

Giảm hợp lý các khoản chi phí là một trong những biệ pháp hữu hiệu làm cho mức sinh lời của ngân hàng ngày càng tăng. Chi phí của ngân hàng rất đa dạng và phức tạp nhưng chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí cho hoạt động kinh doanh và chi phí quản lý. Để tiết kiệm các khoản chi phí cho ngân hàng cần thực hiện các biện pháp sau:

a. Cần phải tính toán giá cả huy động vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí:

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là đi vay để cho vay và nguồn cho vay chính là nguồn vốn mà ngân hàng huy động được – nơi để kiếm lợi nhuận chủ yếu

của ngân hàng chính là nguồn vốn này và cũng chính là nơi phát sinh chi phí lớn nhất, chi phí đó chính là việc trả lãi tiền gửi để huy động. Định hướng của ngân hàng là tăng cường huy động vốn có mức lãi suất thấp, hạn chế huy động vốn có mức lãi suất cao. Vì vậy, để huy động vốn với chi phí thấp thì phải giảm chi phí lãi suất một cách hợp lý. Song trong điều kiện các ngân hàng cạnh tranh nhau gay gắt trên thị trường để thu hút khách hàng thì việc giảm lãi suất sẽ dẫn đến tình trạng không thu hút được tối đa nguồn vốn, từ đó ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó, ngân hàng phải tính toán kỹ lưỡng, sao cho vừa đạt được mức mong muốn của ngân hàng, vừa có thể cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn.

Ngoài việc giảm lãi suất đầu vào thì ngân hàng cần phải tiến hành đa dạng hóa hình thức huy động vốn như tiền gửi tiết kiệm, các giấy tờ có giá, huy động trong nội bộ và nhiều nguồn khác với các thời hạn khác nhau ứng với mức lãi suất khác nhau. Việc chi trả tiền vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí có ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, vì vậy việc hạch toán chính xác các khoản chi này vào đúng thời gian sử dụng vốn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

b. Tiết kiệm chi phí quản lý:

Chi phí quản lý bao gồm: tiền lương, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa bảo dưỡng tài sản cố định,…thì chi nhánh chỉ tiến hành chi trên cơ sở vốn được cấp (đối với chi khấu hao tài sản cố định, sửa chữa bảo dưỡng tài sản) hoặc chi theo hệ số được duyệt (đối với tiền lương). Đối với những khoản chi theo định mức, dự toán thì ngân hàng vẫn cần quản lý chặt chẽ và khống chế mức chi phí trong phạm vi dự toán đã được duyệt, tránh tình trạng lãng phí.

Việc kiểm soát chặt chẽ các chi phí phải chú ý tới việc kiểm soát chi phí nhân sự. MSB cần có những đánh giá đầy đủ về mức sinh lời trên một nhân viên, đánh giá hiệu suất và mức độ hợp lý trong định biên số lượng nhân sự cho từng phòng ban từ cấp chi nhánh đến cấp hội sở nhằm tiết giảm chi phí tiền lương, nâng cao năng suất làm việc trên đầu người. Năng suất lao động của nhân viên là yếu tố then chốt quyết định lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Do đó, chỉ tiêu đánh giá mức

sinh lợi trên một nhân viên cũng cần được xem như một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Mặt khác, thanh tra xử lý các tài sản cố định đã quá cũ không còn sử dụng được trong kinh doanh hoặc sử dụng được nhưng mang lại hiệu quả thấp nhằm giảm bớt tài sản cố định, từ đó giảm chi khấu hao tài sản cố định, đồng thời cũng giảm chi phí chung trong quá trình kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh nha trang (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)