5. Kết cấ u:
2.4.1.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiể u:
Tại chi nhánh, do khuyết số liệu nên ta không thể tính toán được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tuy nhiên, đây là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng trong mô hình CAMEL, và cũng là một tiêu chuẩn cần phải đảm bảo theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, do đó dưới đây em xin trình bày cách thức cụ thể để xác định tỷ lệ này.
Ta tiến hành xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo hướng dẫn trong Phụ
lục A “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” ban hành kèm theo quyết định số 457/2005/ QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.
a. Vốn tự có:
Bước đầu tiên trong việc tính tỷ lệ an toàn vốn là tính toán nguồn vốn tự có. MSB Nha Trang là một trong những chi nhánh của MSB Việt Nam, vì vậy nguồn vốn tự có của chi nhánh không tồn tại, tuy nhiên có thể nhắc lại công thức tính vốn tự có tổng quát như sau:
Vốn tự có = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 – Các khoản phải loại trừ khỏi vốn tự có.
b. Giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng:
Tiếp theo, sau khi đã xác định số Vốn tự có, ta cần phải xác định giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng. Theo quy định về tỷ lệ an toàn vốn, ngân hàng phải phân các tài sản Có vào một trong 5 nhóm tài sản theo hệ số rủi ro 0%, 20%, 50%, 100% và
của từng tài sản với hệ số rủi ro tương ứng. Dựa vào số liệu ngân hàng cung cấp và
Bảng 2.4 : Bảng phân tích giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng
ĐVT: triệu đồng Giá trị sổ sách Giá trị tài sản Có rủi ro
Khoản mục 2006 2007 2008
Hệ số
rủi ro 2006 2007 2008
1. Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 0%
a. Tiền mặt, vàng bạc 1,102 3,131 4,523 0% 0 0 0
b. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước VN 5,268 14,945 21,587 0% 0 0 0
c. Các khoản phải đòi được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, sổ
tiết kiệm, tiền kí quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng NN
phát hành 19,125 28,545 41,231 0% 0 0 0
2. Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 20%
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác 8,738 1,242 1,794 20% 1,748 248 359
3. Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 50%
Các khoản cho vay có bảo đảm bằng bất động sản của bên vay 89,998 134,329 194,030 50% 44,999 67,165 97,015
4. Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 100%
a. Khoản cho vay không có bảo đảm 3,375 5,037 7,276 100% 3,375 5,037 7,276
b. Tài sản cố định 1,358 11,205 16,186 100% 1,358 11,205 16,186
5. Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 150% 0 0 0 150% 0 0 0
c. Giá trị tài sản Có rủi ro của các cam kết ngoại bảng:
Tiếp theo, ta cần phải xác định giá trị tài sản Có rủi ro ngoại bảng . Tài sản chịu rủi ro nội bảng chỉ là một bộ phận cấu thành mẫu số trong công thức tính tỷ lệ an toàn vốn, bộ phận thứ hai là các hoạt động chịu rủi ro ngoại bảng. Việc tính toán để quy các hoạt động ngoại bảng thành giá trị tài sản chịu rủi ro tương đương trong nội bảng liên quan đến một số đặc thù của các hoạt động này. Nghĩa là công thức để quy giá trị các hoạt động ngoại bảng thành giá trị tín dụng chịu rủi ro nội bảng là không giống nhau giữa các hoạt động ngoại bảng với nhau. Dựa vào số liệu ngân hàng cung cấp và cơ sở lý thuyết đã nêu ở trên, ta có bảng phân tích như sau:
Bảng 2.5: Bảng phân tích giá trị tài sản Có rủi ro ngoại bảng
ĐVT: triệu đồng Giá trị sổ sách Giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng tương ứng
Khoản mục 2006 2007 2008 Hệ số chuyển đổi Hệ số rủi ro 2006 2007 2008 Bảo lãnh vay 1,714 1,971 2,476 100% 100% 1,714 1,971 2,476 Bảo lãnh thanh toán 4,286 4,114 6,190 100% 100% 4,286 4,114 6,190 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 1,543 1,371 2,229 50% 100% 771 685 1,114 Bảo lãnh dự thầu 1,029 1,114 1,486 50% 100% 514 557 743 Tổng 7,286 7,328 10,524
d. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:
Từ các số liệu đã tính toán trên (vốn tự có, giá trị tài sản Có rủi ro quy đổi) ta có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được tính theo công thức:
D = Giá trị vốn tự có / (Giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng + Giá trị tài sản Có rủi ro ngoại bảng)* 100%
Trên đây ta chỉ nêu lên cách tính vá tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo số liệu thực từ chi nhánh ngân hàng MSB Nha Trang do các khoản mục vốn điều lệ, các quỹ,…không tồn tại, thực tế khi tính toán tỷ lệ này ở cấp Ngân hàng hội sở tức sử dụng các báo cáo tài chính hợp nhất thì con số này theo quy định tối thiểu phải bằng 8%.
Thực tế, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của MSB Việt Nam rất cao, theo tổng kết, trong năm 2006 là 26.95%, năm 2007 là 20,84%, và tính đến tháng 30/9/2008 là 15,8%, không những cao hơn rất nhiều so với quy định mà còn cao
hơn con số trung bình của khối ngân hàng thương mại là 12% trong năm 2007. (Theo Bản cáo bạch MSB 2008 và Báo cáo phân tích ngành ngân hàng của BVSC)