Hệ số khả năng chi trả

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh nha trang (Trang 79 - 82)

2.4. Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo mô hình CAMEL

2.4.5. Khả năng thanh khoản

2.4.5.4. Hệ số khả năng chi trả

Tại nước ta quy định tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tỷ lệ tối thiểu phải bằng 1 giữa tài sản Có có thể thanh toán ngay so với các tài sản Nợ phải thanh toán ngay.

Theo bảng tính ra có thể thấy MSB luôn duy trì tỷ lệ khả năng chi trả ở mức không những lớn hơn 1 theo quy định mà còn rất cao. Có thể thấy ngay có được con số đó là do lượng tài sản Có có thể thanh toán ngay rất lớn. Tỷ lệ này không ngừng tăng lên, từ 2,83 ở năm 2006, đến 3,16 ở năm 2007 và 3,71 ở năm 2008. Cho thấy ngân hàng rất chú trọng đến sự an toàn của chính bản thân ngân hàng và sự an toàn của khách hàng, đảm bảo có thể đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng thường xuyên và các trường hợp đặc biệt.

Bảng 2.19: Bảng tính hệ số khả năng chi trả

ĐVT: đồng

2006 2007 2008 Tỷ lệ 2006 2007 2008

Tài sản Có có thể thanh toán ngay 27,369,779,085 40,005,192,708 75,103,919,313

Tiền mặt, vàng 1,101,893,208 3,131,251,915 4,522,919,432 100% 1,101,893,208 3,131,251,915 4,522,919,432 Tiền gửi tại Ngân

hàng Nhà nước 5,267,504,350 14,944,760,462 21,586,876,223 100% 5,267,504,350 14,944,760,462 21,586,876,223 Tiền gửi không kì

hạn tại các TCTD 3,932,001,452 658,229,214 843,140,565 100% 3,932,001,452 658,229,214 843,140,565 Tiền gửi có kì hạn tại

các TCTD đến hạn thanh toán 1,922,311,821 223,549,544 376,722,380 100% 1,922,311,821 223,549,544 376,722,380 Khoản cho vay tổ chức, cá nhân đến hạn 16,828,964,727 23,386,001,747 53,082,511,903 90% 15,146,068,254 21,047,401,573 47,774,260,712

Tài sản Nợ phải thanh toán ngay 9,659,939,498 12,669,540,799 20,216,886,622

Tiền gửi không kì hạn của tổ chức,

cá nhân 46,342,498,245 33,508,025,571 48,400,481,380 15% 6,951,374,737 5,026,203,836 7,260,072,207 Tiền gửi có kì hạn của tổ chức,

cá nhân đến hạn thanh toán 2,553,600,000 7,385,524,200 12,550,564,000 100% 2,553,600,000 7,385,524,200 12,550,564,000 Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn 499,886,327 781,250,798 1,128,473,376 15% 74,982,949 117,187,620 169,271,006 Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn

đến hạn thanh toán 79,981,812 140,625,144 236,979,409 100% 79,981,812 140,625,144 236,979,409 Tỷ lệ tài sản Có có thể thanh toán

ngay/ Tài sản Nợ phải thanh toán ngay 2.83 3.16 3.71

Nhìn chung MSB Nha Trang có khả năng thanh khoản rất tốt với hệ số khả năng chi trả đạt mức xung quanh 3 lần, tuy có sự đe dọa tiềm ẩn về khả năng chi trả trong tương lai do khoản tổng dư nợ tín dụng lớn hơn tổng tiền gửi, nhưng hệ số thanh toán nhanh lại đạt mức trên 2 lần, điều này cho thấy ngân hàng rất chú trọng đến việc bảo đảm an toàn cho chính bản thân ngân hàng và cho khách hàng. Trong tương lai, ngân hàng cần tìm biện pháp để kéo tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi về mức xấp xỉ 1.

2.5. Nhận xét chung về hoạt động quản trị ngân hàng qua phân tích mô hình CAMEL:

Qua phân tích trên, ta có thể thấy nhìn chung trong 3 năm 2006, 2007, 2008 ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Nha Trang hoạt động tương đối tốt, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật. Các chỉ số đạt được phần lớn ở mức cao, đặc biệt về khả năng thanh khoản. Về chất lượng tài sản Có, chính sách mở rộng tín dụng có kiểm soát và thận trọng của MSB Nha Trang đã phần nào phát huy tác dụng khiến tỷ lệ nợ xấu ở mức tương đối thấp, tuy nhiên việc giảm tỷ lệ nợ xấu xuống luôn là một hoạt động cần thiết, đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng tài sản Có. Chất lượng tài sản Có còn được thể hiện ở cơ cấu tài sản ở mức hợp lý khi duy trì được tỷ lệ tài sản Có sinh lời trên tổng tài sản Có nội bảng ở mức cao trên 75% trong cả 3 năm. Về năng lực quản trị, qua quan sát và tìm hiểu có thể thấy MSB Nha Trang thực hiện khá tốt ở các mặt : đưa ra được kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rừ ràng và cú hiệu quả; tuõn thủ tốt cỏc thủ tục và quy trỡnh trong giao dịch kinh doanh; cú bộ mỏy tổ chức hợp lý, cú hiệu quả, cú sự phõn định rừ ràng trỏch nhiệm và quyền hạn; cú chớnh sỏch nhõn sự hợp lý,… do đú đó đạt được cỏc thành cụng rừ rệt trong hiệu quả kinh doanh và làm tăng độ tín nhiệm của ngân hàng trong môi trường kinh doanh. Về khả năng sinh lời, tuy khá tốt trong việc sử dụng tài sản nhưng khả năng sinh lời của MSB Nha Trang chỉ đạt ở mức trung bình, tăng trưởng chậm; đồng thời cơ cấu doanh thu thiếu sự đa dạng, thu từ dịch vụ còn quá ít, chủ yếu là phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Về khả năng thanh khoản, nổi bật trong

hoạt động quản trị ngân hàng của MSB Nha Trang là giữ khả năng thanh khoản ở mức rất tốt, hệ số khả năng chi trả ở năm 2008 đạt tới 3,71 lần và hệ số thanh toán nhanh đạt tới 2,22 lần, tuy vậy vẫn có sư đe dọa tiềm ẩn do dư nợ tín dụng lớn hơn tổng tiền gửi. Ngân hàng cần đưa tỷ lệ này về 1. Hiện nay có thể thấy các sản phẩm ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng rất tốt và toàn diện, do đó vấn đề còn lại là hoạt động marketing ngân hàng sẽ giúp ngân hàng đến gần hơn với công chúng, từ đó có thể nâng cao được lượng tiền gửi.

2.5.1. Những ưu điểm:

- Khả năng thanh khoản tốt cho thấy ngân hàng rất chú trọng trong việc bảo vệ sự an toàn cho khách hàng và cho chính bản thân ngân hàng.

- Năng lực quản lý của ban lãnh đạo chi nhánh nói riêng và Ngân hàng nói chung đã kịp thời nắm bắt được sự thay đổi nhanh chóng của thị trường đề ra những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng tài sản, dịch vụ, và uy tín của ngân hàng trên thị trường.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh nha trang (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)