Các nhân tố vi mô:

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh nha trang (Trang 56 - 102)

5. Kết cấ u:

2.3.2.Các nhân tố vi mô:

2.3.2.1. Nguồn nhân lực:

Đội ngũ lãnh đạo thuộc Hội đồng quản trị và Ban Điều hành ở hội sở và ban giám đốc của chi nhánh Nha Trang là những người có kinh nghiệm lâu năm trong

lĩnh vực quản trị tài chính - ngân hàng, có kỹ năng quản lý, nắm bắt các biến động của thị trường ngày càng thể hiện được trình độ chuyên môn và đáp ứng được các yêu cầu của chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân sự trẻ, được đào tạo cơ

bản, sáng tạo, gắn bó với sự phát triển của MSB, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn tốt, thái độ phục vụ khách hàng tận tâm, nhiệt tình, chuyên nghiệp. Để có được những chất lượng của đội ngũ nhân sự, MSB đã có những chính sách đào tạo rất hợp lý.

Đó là xác định đào tạo và phát triển nhân viên là công tác được ưu tiên hàng đầu của MSB. Mục tiêu là xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về

nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng. Các nhân viên trong hệ thống MSB

được khuyến khích đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với chức

năng công việc nhằm thực hiện tốt các dịch vụ đa dạng của ngân hàng và chuẩn bị

cho những công việc có trách nhiệm cao hơn. MSB đã xây dựng được trung tâm

đào tạo của mình với hệ thống giáo trình hoàn chỉnh bao gồm tất cả các nghiệp vụ

ngân hàng, các kiến thức pháp luật, tổ chức quản lý.

Cán bộ quản lý, điều hành của MSB cũng được chú trọng đào tạo chuyên sâu về quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản trị rủi ro, quản lý chất lượng,... ngân hàng cũng khuyến khích và thúc đẩy sự chia sẻ kỹ năng, tri thức giữa các thành viên trong ngân hàng trên tinh thần một tổ chức không ngừng học tập để

chuẩn bị tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục và bền vững.

Về chủ trương, tất cả các nhân viên trong hệ thống MSB đều có cơ hội tham dự các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ theo nhu cầu công việc bên trong và bên

ngoài ngân hàng, được ngân hàng tài trợ mọi chi phí.

Đối với nhân viên mới tuyển dụng, MSB tổ chức các khoá đào tạo liên quan như:

- Khoá học về hội nhập môi trường làm việc

- Khoá học về các sản phẩm của MSB

- Các khoá nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng phần mềm liên quan đến chức danh nhân viên (Tín dụng, Giao dịch khách hàng, Tài trợ thương mại,...)

Đối với cán bộ quản lý, MSB thường xuyên tổ chức các khoá học tập huấn

như sau:

- Các sản phẩm mới của MSB

- Các khoá học về kỹ năng liên quan (kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán,

kỹ năng giải quyết vấn đề,...)

- Các khoá học nâng cao và cập nhật, bổ sung kiến thức về nghiệp vụ: tín dụng nâng cao, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp,...

Ngoài chế độ đào tạo hợp lý thì MSB cũng có những chế độ khen thưởng. Nhằm khuyến kích đôi ngũ nhân viên làm việc và nâng cao hiệu quả. Chế độ khen

thưởng cho nhân viên MSB gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh và chất

lượng dịch vụ của mỗi nhân viên thực hiện cho khách hàng. Về quy định chung, MSB có các chế độ cơ bản như sau:

- Một năm nhân viên được hưởng tối thiếu 14 tháng lương

- Ngoài ra nhân viên còn được hưởng lương theo kết quả hoàn thành công việc.

- Thưởng cho các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong năm, thưởng sáng kiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thưởng trong các dịp lễ tết của quốc gia và kỷ niệm thành lập ngân hàng.

2.3.2.2. Thị trường tiêu thụ và mạng lưới chi nhánh:

Với mục tiêu hướng tới một ngân hàng hiện đại, mô hình tổ chức hoạt động của Sở giao dịch, các Chi nhánh và các phòng Giao dịch đã được thay đổi căn bản về cơ cấu nhằm hướng tới khách hàng, thúc đẩy và cải thiện dịch vụ khách hàng. Việc tái cơ cấu tổ chức đã tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận giúp cho MSB nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động ngân hàng, khả năng hạn chế rủi ro.

Để đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng như theo lộ trình tăng trưởng mở rộng tới năm 2010 và bằng khả năng tăng mạnh vốn điều lệ tạo cơ sở vốn đối ứng mở chi

nhánh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, MSB đã khẩn trương triển khai công tác phát triển các điểm giao dịch của mình, mở thêm một số điểm giao dich mới ở một sốđịa phương trên cả nước nhằm nâng cao mở rộng mạng lưới của ngân hàng. Từ đầu năm 2007 đến nay Maritime Bank đã mở mới 7 Chi nhánh (Long Biên, Cẩm Phả, Cộng Hòa, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình, Bình Dương) và 38

Phòng giao dịch đưa mạng lưới của Maritime Bank lên 64 Chi nhánh và Phòng giao dịch. Các điểm giao dịch của Maritime Bank đến nay hoạt động có hiệu quả, đã

đóng góp cho thành công của ngân hàng trong thời gian qua và được ngân hàng nhà

nước các địa phương đánh giá cao về chất lượng hoạt động.

2.3.2.3. Khách hàng:

Các khách hàng chủ chốt của MSB bao gồm

- Các doanh nghiệp thuộc các cổ đông lớn và truyền thống của MSB hoạt động trong các ngành như: Hàng hải, Bưu chính viễn thông, Hàng không,

Xăng dầu, Khai thác, chế biến thuỷ hải sản, Xuất khẩu lương thực, thực phẩm, Xi

măng ...

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi ngành kinh tế, có chú trọng tới các doanh nghiệp xây dựng công nghiệp và dân dụng.

- Các hộ kinh doanh cá thể, nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

Bên cạnh đó MSB phát triển mở rộng các điểm giao dịch nhằm tìm kiếm các khách hàng mới giàu tiềm năng đồng thời khai thác sâu đối tượng khách hàng truyền thống

Viêc phát triển mạnh các loại hình dịch vụ tín dụng, huy động vốn, thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử và các dịch vụ truyền thông khác; dịch vụ tài trợ thương mại được quan tâm một cách đặc biệt thể hiện quyết tâm nâng cao chất

lượng phục vụ khách hàng

2.3.2.4. Văn hóa của ngân hàng:

Tại MSB, các tổ chức như Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên và các tổ chức xã hội được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật. MSB thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt đoàn thể nhằm tạo không

Hàng năm, MSB thực hiện chế độ nghỉ mát, đồng phục cho nhân viên. Ngoài ra, MSB còn có những chính sách đãi ngộ nhân viên như tổ chức khám bệnh định kỳ, đi tham quan, tổ chức vui chơi cho con em nhân viên vào các dịp Lễ, Tết.

MSB đặc biệt chú trọng tổ chức và tham gia các hoạt động cứu trợ xã hội, từ

thiện, nuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng... thông qua đó xây dựng tinh thần hỗ

trợ, đùm bọc trong tập thể nhân viên MSB với nhau và với xã hội.

2.4. Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo mô hình CAMEL: 2.4.1. Phân tích nhân tố vốn tự có: 2.4.1. Phân tích nhân tố vốn tự có:

2.4.1.1. T l an toàn vn ti thiu:

Tại chi nhánh, do khuyết số liệu nên ta không thể tính toán được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tuy nhiên, đây là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng trong mô hình CAMEL, và cũng là một tiêu chuẩn cần phải đảm bảo theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, do đó dưới đây em xin trình bày cách thức cụ thể để xác định tỷ lệ này.

Ta tiến hành xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo hướng dẫn trong Phụ

lục A “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” ban hành kèm theo quyết định số 457/2005/ QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.

a. Vốn tự có: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước đầu tiên trong việc tính tỷ lệ an toàn vốn là tính toán nguồn vốn tự có. MSB Nha Trang là một trong những chi nhánh của MSB Việt Nam, vì vậy nguồn vốn tự có của chi nhánh không tồn tại, tuy nhiên có thể nhắc lại công thức tính vốn tự có tổng quát như sau:

Vốn tự có = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 – Các khoản phải loại trừ khỏi vốn tự có.

b. Giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng:

Tiếp theo, sau khi đã xác định số Vốn tự có, ta cần phải xác định giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng. Theo quy định về tỷ lệ an toàn vốn, ngân hàng phải phân các tài sản Có vào một trong 5 nhóm tài sản theo hệ số rủi ro 0%, 20%, 50%, 100% và

của từng tài sản với hệ số rủi ro tương ứng. Dựa vào số liệu ngân hàng cung cấp và

Bảng 2.4 : Bảng phân tích giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng

ĐVT: triệu đồng Giá trị sổ sách Giá trị tài sản Có rủi ro

Khoản mục 2006 2007 2008

Hệ số

rủi ro 2006 2007 2008

1. Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 0%

a. Tiền mặt, vàng bạc 1,102 3,131 4,523 0% 0 0 0

b. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước VN 5,268 14,945 21,587 0% 0 0 0

c. Các khoản phải đòi được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, sổ

tiết kiệm, tiền kí quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng NN

phát hành 19,125 28,545 41,231 0% 0 0 0

2. Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 20%

Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác 8,738 1,242 1,794 20% 1,748 248 359

3. Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 50%

Các khoản cho vay có bảo đảm bằng bất động sản của bên vay 89,998 134,329 194,030 50% 44,999 67,165 97,015

4. Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 100%

a. Khoản cho vay không có bảo đảm 3,375 5,037 7,276 100% 3,375 5,037 7,276

b. Tài sản cố định 1,358 11,205 16,186 100% 1,358 11,205 16,186

5. Nhóm tài sản Có có hệ số rủi ro 150% 0 0 0 150% 0 0 0

c. Giá trị tài sản Có rủi ro của các cam kết ngoại bảng:

Tiếp theo, ta cần phải xác định giá trị tài sản Có rủi ro ngoại bảng . Tài sản chịu rủi ro nội bảng chỉ là một bộ phận cấu thành mẫu số trong công thức tính tỷ lệ an toàn vốn, bộ phận thứ hai là các hoạt động chịu rủi ro ngoại bảng. Việc tính toán để quy các hoạt động ngoại bảng thành giá trị tài sản chịu rủi ro tương đương trong nội bảng liên quan đến một số đặc thù của các hoạt động này. Nghĩa là công thức để quy giá trị các hoạt động ngoại bảng thành giá trị tín dụng chịu rủi ro nội bảng là không giống nhau giữa các hoạt động ngoại bảng với nhau. Dựa vào số liệu ngân hàng cung cấp và cơ sở lý thuyết đã nêu ở trên, ta có bảng phân tích như sau:

Bảng 2.5: Bảng phân tích giá trị tài sản Có rủi ro ngoại bảng

ĐVT: triệu đồng Giá trị sổ sách Giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng tương ứng

Khoản mục 2006 2007 2008 Hệ số chuyển đổi Hệ số rủi ro 2006 2007 2008 Bảo lãnh vay 1,714 1,971 2,476 100% 100% 1,714 1,971 2,476 Bảo lãnh thanh toán 4,286 4,114 6,190 100% 100% 4,286 4,114 6,190 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 1,543 1,371 2,229 50% 100% 771 685 1,114 Bảo lãnh dự thầu 1,029 1,114 1,486 50% 100% 514 557 743 Tổng 7,286 7,328 10,524

d. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ các số liệu đã tính toán trên (vốn tự có, giá trị tài sản Có rủi ro quy đổi) ta có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được tính theo công thức:

D = Giá trị vốn tự có / (Giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng + Giá trị tài sản Có rủi ro ngoại bảng)* 100%

Trên đây ta chỉ nêu lên cách tính vá tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo số liệu thực từ chi nhánh ngân hàng MSB Nha Trang do các khoản mục vốn điều lệ, các quỹ,…không tồn tại, thực tế khi tính toán tỷ lệ này ở cấp Ngân hàng hội sở tức sử dụng các báo cáo tài chính hợp nhất thì con số này theo quy định tối thiểu phải bằng 8%.

Thực tế, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của MSB Việt Nam rất cao, theo tổng kết, trong năm 2006 là 26.95%, năm 2007 là 20,84%, và tính đến tháng 30/9/2008 là 15,8%, không những cao hơn rất nhiều so với quy định mà còn cao

hơn con số trung bình của khối ngân hàng thương mại là 12% trong năm 2007. (Theo Bản cáo bạch MSB 2008 và Báo cáo phân tích ngành ngân hàng của BVSC)

2.4.1.2. Các yêu cầu về giới hạn khác:

Theo thông tin do MSB tổng hợp và cung cấp thì:

 Không có khách hàng nào có dư nợ cho vay vượt quá 15% vốn tự

có của MSB.

 Không có nhóm khách hàng có liên quan nào có dư nợ cho vay vượt quá 50% vốn tự có của MSB

Ta có thể thấy, mục đích của việc quy định giới hạn như trên nhằm:

 Tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì một phần vốn cho vay của ngân hàng sẽ tham gia vào quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên khi doanh nghiệp gặp rủi ro thì ngân hàng sẽ khó thu hồi vốn.

 Hạn chế việc dồn vốn vào một số ít khách hàng và lĩnh vực kinh doanh. Điều này sẽ tránh được rủi ro hệ thống và rủi ro nghành nghê, lĩnh vực kinh doanh. Mặt khác sẽ khuyến khích ngân hàng đa dạng hóa khách hàng, lĩnh vực đầu

 Việc khống chế cho vay đối với một khách hàng do Luật qui định cũng là cách thức giúp cho ngân hàng phòng ngừa rủi ro, tránh tổn thất cho ngân hàng và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

2.4.2. Chất lượng tài sản Có:

Ta sẽ tiến hành phân tích chất lượng tài sản Có theo các chỉ tiêu có trong

“Quy định xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần” ban hành kèm theo quyết định số 06/2008/ QĐ-NHNN ngày 12/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

2.4.2.1. Chất lượng các khoản cho vay:

Để phân tích đánh giá chất lượng tài sản có cần phải phải phân tích đánh giá

chất lượng của từng loại cho vay, và sử dụng phân loại nợ. Khi nhìn vào Bảng phân loại nợ ta có thể thấy được phần trăm dư nợ xấu của chi nhánh. Và từ đó ta có thể

thấy rõ hơn về khả năng thu hồi nợ của các khoản cho vay đó. Ta có bảng phân tích

như sau:

Bảng 2.6: Bảng phân tích chất lượng các khoản cho vay

ĐVT: triệu đồng

2006 2007 2008

Nợ đủ tiêu chuẩn 111,532 162,312 234,451

Nợ cần chú ý 965 3,741 5,403

Nợ dưới tiêu chuẩn 0 400 577

Nợ nghi ngờ 0 1,260 1,820

Nợ có khả năng mất vốn 0 199 287 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng dư nợ 112,193 167,043 241,284

Tổng nợ xấu 0 1,858 2,684

Tỷ lệ nợ xấu 0.00% 1.11% 1.11%

Trong thời gian qua, MSB đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy nhanh tốc độ xử lý tài sản bảo đảm nợ tồn đọng, tận thu từ khách hàng. Với chính sách mở rộng tín dụng có kiểm soát và thận trọng, MSB đang từng bước kìm hãm mức tăng của nợ xấu (từ 0% trong năm 2006 lên tới

1,11% trong năm 2007 và kìm hãm mức tăng, duy trì ở con số 1,11% trong năm

2008). Nếu so sánh với chuẩn của Nhà nước quy định là 3% thì thấp hơn nhiều, không những thế, còn ở mức thấp hơn con số trung bình khối ngân hàng thương mại cổ phần là 1,5%.

2.4.2.2. Chất lượng các khoản đầu tư:

Nhìn vào bảng tổng kết tài sản ta có thể thấy ngân hàng không có hoạt động hùn hạp đầu tư, do đó ta không phân tích khoản mục này. Hơn nữa theo “Quy định xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần” khoản này không áp dụng đối với những

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh nha trang (Trang 56 - 102)