Biện pháp tăng cấp tín dụng trung và dài hạ n:

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh nha trang (Trang 83 - 85)

5. Kết cấ u:

3.1.Biện pháp tăng cấp tín dụng trung và dài hạ n:

Dư nợ cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng dư nợ. Điều này cũng là vấn đề khó khăn chung cho các Ngân hàng

thương mại. Các Ngân hàng không dám mạo hiểm đầu tư vào các dự án lớn, các công trình xây dựng… hạn chế cho Ngân hàng trong việc tìm kiếm nguồn lợi nhuận từ các dự án. Nguyên nhân ở đây là do e ngại về rủi ro mà nó mang lại. Vì vậy ngân hàng cần phải thực hiện:

- Khi cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cần phải nhạy bén, linh hoạt, biết nhìn nhận thấy đâu là khách hàng đáng tin cậy, đồng thời phân tích xem khách hàng nào có khả năng trả được nợ, khách hàng nào không có khả năng trả được nợ để có biện pháp xử lý kịp thời. Muốn phân tích

được điều trên ta phải dựa trên những bước sau:

+ Kiểm tra các điều kiện cho vay: kiểm tra tư cách pháp nhân, tư cách

pháp lý, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp. Tình hình dư nợ

của doanh nghiệp, mức vốn tham gia của đơn vị vay vốn, xem xét mục tiêu kinh tế xã hội, khả năng thực thi,nguồn cung cấp nguyên vật liệu, khả năng

hoàn trả vốn vay của ngân hàng...vv. + Thẩm định dự án xin vay:

Dùng một số kĩ thuật phân tích, đánh giá toàn bộ các vấn đề, các phương tiện

được trình bày trong dự án theo một số tiêu chuẩn kinh tế kĩ thuật và theo một trình tự hợp lý. Phải không ngừng tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi

cho vay.Trong đó thẩm định là một trong những khâu quan trọng quyết định đến hiệu quả và an toàn của vốn vay.Vì vậy cần tuân thủ quy trình thẩm định, phải đi từ

khâu thu thập thông tin cần thiết cho việc đánh giá dự án xin vay vốn, xử lí thông tin bằng những phương pháp thẩm định thích hợp. Sau đó đi đến những kết luận cụ

thể, xác đáng.

+ Đánh giá lại tài sản thế chấp để hạn chế rủi ro. Bằng cách thẩm định chéo và hội đồng thẩm định. Thẩm định chéo giữa các nhân viên tín dụng với nhau, nhằm

đưa ra một đánh giá đúng nhất cho tài sản đảm bảo. Tránh tình trạng đánh giá quá cao hoặc không đúng thực tế giá trị tài sản thế chấp khiến cho việc phát mại tài sản khi có rủi ro xảy ra sẽ không bù đắp nổi thiệt hại của ngân hàng hoặc thiệt hại không có khả năng phát mại. Hoặc đưa ra hội đồng thẩm định đối với những loại tài sản có giá trị lớn và dự án lớn.

+ Nâng cao năng lực cán bộ tín dụng để thẩm định dự án, đánh giá lại tài sản thế chấp để hạn chế rủi ro, tránh tình trạng đánh giá quá cao hoặc không

đúng thực tế giá trị tài sản thế chấp khiến cho việc phát mại tài sản khi có rủi ro xảy ra sẽ không bù đắp nổi thiệt hại của ngân hàng hoặc thiệt hại không có khả năng phát mại.

+ Xác định mức cho vay: để xác định mức tổng số tiền cho vay đối với một dự án, ngân hàng cho vay phải căn cứ vào các toán đầu tư, nhu cầu vay vốn của khách hàng, khả năng cung cấp vốn của ngân hàng, giá trị đảm bảo của tài sản cho vốn vay hoặc khả năng tài chính của bên bảo lãnh vốn vay. Vì vậy, ngân hàng phải thực hiện đúng và chặt chẽ trong quá trình xác định mức cho vay..

- Áp dụng một số hình thức khác để đa dạng hóa các khoản cho vay trung và dài hạn như: thuê mua, cho vay theo hạn mức tín dụng,cho vay đồng tài trợ, cho vay tín dụng, trả góp, dịch vụ cầm cố tài sản,cho thuê tài chính tăng cường hoạt động bảo lãnh, tín dụng dự phòng, thực hiện tốt vai trò tư vấn khách hàng...

- Chính sách lãi suất luôn luôn thay đổi theo từng giai đoạn của thị trường. Nhằm đáp ứng được với yêu cầu của thị trường và khách hàng. Linh hoạt trong cơ

chế chính sách lãi suất (tăng giảm đối với các đối tượng hỗ trợ chính sách của chính phủ) để không bỏ qua những dự án tốt, những khách hàng tiềm năng.

- Áp dụng một số hình thức khuyến mãi và đưa ra nhiều sản phẩm mới trong cho vay và dịch vụ: “Đi vay nhận quà tặng”, trong cho vay, các sản phẩm mới được

đưa ra là các sản phẩm phục vụ cho khách hàng cá nhân như “Trăm năm hạnh

phúc”,”Ươm mầm trẻ thơ”, …Các sản phẩm này rất thiết thực trong giai đoạn hiện nay. Khi khủng hoảng kinh tế các chủ đầu tư sẽ rất thận trọng trong việc đầu tư các

dự án mới. Chính vì vậy phát triển tín dụng cá nhân là một trong những lựa chọn

đúng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh nha trang (Trang 83 - 85)