Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Nha Trang:

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh nha trang (Trang 41 - 102)

5. Kết cấ u:

2.1.2.Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Nha Trang:

2.1.2.1. Sơ lược:

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Nha Trang là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, được thành lập vào tháng 01/2005.Chi nhánh có con dấu riêng, có bảng cân đối tài khoản, có cơ cấu tổ chức và thực hiện nhiệm vụ

theo quy chế của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.

Từ khi thành lập đến nay, chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Nha Trang luôn bám sát mục tiêu phát triển của ngành, của địa phương, của Trụ sở chính, từng

bước đi vào hoạt động một cách có hiệu quả, tạo động lực phát triển từng bước hội nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế địa phương.

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh MSB Nha Trang:

a/ Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan, cụ thể như sau:

+ Nhận tiền gửi của các tổ chức, các nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và giấy tờ

có giá khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt nam và Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.

+ Cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh, cho vay, chiết khấu chứng từ

có giá, thanh toán L/C… nhằm đáp ứng nhu cầu vốn SXKD, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.

+ Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:

 Cung ứng các phương tiện thanh toán: séc, thẻ ATM…

 Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước và kiều hối cho khách hàng

 Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

Cung ứng các dịch vụủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi

b/ Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng,

đề ra kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng cấp trên và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động: a/ Sơ đồ tổ chức: a/ Sơ đồ tổ chức:

SƠ ĐỒ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI NHA TRANG

b/ Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

* Giám đốc:

 Đại diện chi nhánh ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và hợp đồng kinh tế, dân sự khác liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng trong thẩm quyền được giao. Thay mặt Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam khởi kiện, giải quyết tranh chấp, tham gia tố tụng, thi hành

án… liên quan đến hoạt động của Chi nhánh do mình phụ trách.

 Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại Chi nhánh, báo cáo định kỳ, đột xuất các hoạt động của Chi nhánh lên Trụ sở chính theo quy định

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG HCTH PHÒNG TIN HỌC PHÒNG GIAO DỊCH SỐ I

* Phó Giám đốc

 Được thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc vắng mặt (theo văn bản ủy quyền của Giám đốc), báo cáo lại kết quả thực hiện. Hiện nay, Phó Giám đốc được phân công phụ trách phòng kế toán.

* Chức năng, nhiệm v ca Phòng Dch v khách hàng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chức năng: Quản lý và thực hiện các hoạt động dịch vụ ngân hàng theo quy

định của Pháp luật và của MSB - Nhiệm vụ:

+ Thực hiện việc huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các cá nhân, tổ chức (trừ các tổ chức tín dụng và định chế tài chính) bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;

+ Thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài khoản, dịch vụ thanh

toán trong nước cho Khách hàng và dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của các Đơn vị

kinh doanh MSB (giải ngân, thu nợ, thu lãi cho vay, liên hàng nội bộ, chi tiêu nội bộ)

+ Thực hiện thu, trả phí đối với các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng

+ Cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế và mua bán ngoại tệ với Khách hàng

+ Chịu trách nhiệm quản lý chất lượng dịch vụ, bảo đảm nâng cao

thương hiệu và hình ảnh của MSB đối với khách hàng;

+ Thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ, tồn quỹ tiền mặt

+ Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá theo quy định của MSB trong trường hợp được giao

+ Giới thiệu tư vấn cho Khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của MSB

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách về khuyến mại Khách hàng, giá cả dịch vụ và phương án huy động vốn

+ Thực hiện việc lập kế hoạch và báo cáo nghiệp vụ dịch vụ ngân hàng của Chi nhánh

+ Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt

động của Phòng

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh.

* Chức năng, nhiệm v ca Phòng Kế toán:

- Chức năng: Quản lý và thực hiện nghiệp vụ kế toán tổng hợp, quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh theo quy định của Pháp luật và của MSB

- Nhiệm vụ

+ Thực hiện công việc kế toán tổng hợp

+ Thực hiện việc quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ

+ Thực hiện tạo lập và kiểm soát các báo cáo kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính

+ Tổng hợp kế toán, kiểm soát đối chiếu với báo cáo tổng hợp nghiệp vụ của các Phòng nghiệp vụ, bảo đảm cân đối, chính xác và đầy đủ; tập hợp, đóng và lưu trữ chứng từ nghiệp vụ kế toán

+ Thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin tại địa bàn được giao

+ Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt

động của Phòng

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh

* Chức năng, nhiệm v ca Phòng Hành chính – Tng hp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chức năng: Quản lý và thực hiện công việc hành chính, quản trị, văn thư, lễ

tân, tổng hợp tại Chi nhánh theo quy định của Pháp luật và của MSB - Nhiệm vụ:

+ Thực hiện công việc văn thư, lưu trữ văn bản và quản lý con dấu, hồ sơ pháp lý của Chi nhánh

+ Thực hiện công việc lễ tân và soạn thảo văn bản quản lý, điều hành theo chỉ đạo của Giám đốc Chi nhánh

+ Quản lý hồ sơ tiền lương và thực hiện các nghiệp vụ về tiền lương,

bảo hiểm xã hội và các chế độ khác đối với người lao động

+ Quản lý tài sản, công cụ lao động

+ Thực hiện các báo cáo thống kê và tổng hợp

+ Tổ chức thực hiện công việc hành chính, quản trị

+ Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện Nội quy lao động và

văn hóa doanh nghiệp

+ Thực hiện công việc bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt và vệ sinh cơ quan

+ Làm đầu mối duy trì, phát triển thương hiệu và hình ảnh của MSB tại

nơi giao dịch và trên địa bàn được giao

+ Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt

động của Phòng

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh.

* Chức năng, nhiệm v ca T công ngh Thông tin:

- Chức năng: Quản lý và vận hành hệ thống tin học tại địa bàn được giao, bảo đảm an toàn, thông suốt và bảo mật theo quy định của Pháp luật và của MSB,

dưới sự điều hành của Phòng Công nghệ Thông tin MSB và Giám đốc Chi nhánh - Nhiệm vụ:

+ Duy trì hệ thống tin học đáp ứng kịp thời đầy đủ các yêu cầu sử dụng trong quản lý, điều hành và phục vụ kinh doanh

+ Quản lý khai thác và sử dụng các trang thiết bị tin học tại địa bàn được giao

+ Thực hiện công việc tin học phục vụ cho hoạt động tại địa bàn được giao

+ Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của Tổ

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB, theo yêu cầu của Phòng Công nghệ Thông tin MSB và Giám đốc Chi nhánh.

* Phòng Kinh doanh (Phòng Tín dng):

- Chức năng: Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và cấp tín dụng khác cho Khách hàng doanh nghiệp, cá nhân tại Chi nhánh theo quy định của Pháp luật và của MSB

- Nhiệm vụ:

Nhiệm vụ phát triển Khách hàng, thẩm định và quản lý tín dụng.

+ Phát triển Khách hàng tín dụng và tài trợ thương mại; trực tiếp quản lý và giao dịch với Khách hàng tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xây dựng, thẩm định và thực hiện chính sách tín dụng của MSB đối với từng Khách hàng, bảo đảm phù hợp với thị trường tín dụng trên địa bàn.

+ Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với Khách hàng, bao gồm: Tiếp thị phát triển Khách hàng, thu thập thông tin (tài chính và phi tài chính), lập tờ trình thẩm định, hoàn thiện hồ sơ, giải ngân khoản vay.

+ Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu và các nghiệp vụ cấp tín dụng và tài trợ thương mại khác cho Khách hàng (trừ trường hợp do Phòng Tài Trợ Thương Mại hoặc các đơn vị khác trực tiếp thực hiện).

+ Thực hiện việc quản lý các khoản tín dụng và thu hồi nợ, kể cả các khoản tín dụng có dấu hiệu bất thường và nợ xấu.

+ Giới thiệu, tư vấn cho Khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của MSB và bán chéo các sản phẩm, dịch vụ của MSB cho Khách hàng.

+ Thực hiện việc lập kế hoạch về tín dụng của Chi nhánh.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh.

Nhiệm vụ kiểm soát và hỗ trợ tín dụng (do Tổ Kiểm Soát và Hỗ Trợ Tín Dụng thực hiện).

+ Thực hiện việc công chứng, đăng ký và thông báo các giao dịch bảo đảm tiền vay và bảo đảm cấp tín dụng khác.

+ Hoàn thiện hồ sơ pháp lý trước khi giải ngân, phát hành thư bảo lãnh, bảo đảm tính tuân thủ về hồ sơ pháp lý cho đến khi tất toán khoản tín dụng.

+ Quản lý việc định giá tài sản bảo đảm tiền vay, đánh giá lại tài sản bảo đảm tiền vay cho toàn bộ hay từng phần dư nợ, theo định kỳ hoặc

đột xuất.

+ Thông báo cho Khách hàng (và cán bộ tín dụng) về việc đến hạn các khoản nợ, mua bảo hiểm và các thời hạn khác liên quan đến khoản nợ.

+ Tổng hợp và quản lý toàn bộ các số liệu, thông tin liên quan đến hoạt

động tín dụng và phòng ngừa rủi ro tại Chi nhánh.

+ Thực hiện chế độ báo cáo và cung cấp thông tin tín dụng của Chi nhánh, bao gồm cả chế độ báo cáo tín dụng bất thường.

+ Quản lý các khoản tín dụng theo uỷ thác của các Chi nhánh MSB khác.

+ Cập nhập, quản lý, lưu trữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh

vực hoạt động của phòng.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của

Giám đốc Chi nhánh.

2.2. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng: 2.2.1. Tình hình chung về huy động vốn: 2.2.1. Tình hình chung về huy động vốn:

Đối với hoạt động kinh doanh của một số tổ chức kinh tế thì nguồn vốn có một ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức đó. Đối với hoạt động của Ngân hàng cũng vậy, để hoạt động và phát triển tốt thì cần phải có nguồn vốn ổn định. Vì nó quyết định đến quy mô kinh doanh của Ngân hàng. Trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn huy động thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đa số các Ngân hàng hoạt động bằng vốn huy động. Để hiểu rõ hơn về hoạt động của Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Nha Trang thì chúng ta đi sâu vào phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 2.1 : Bảng phân tích tình hình huy động vốn ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn huy động 87,877 119,609 172,769 Tiền gửi có kì hạn 18,240 43,444 62,753 Tiền gửi tiết kiệm 19,694 38,458 55,550 Tiền gửi không kì hạn 49,943 37,707 54,466

(Nguồn : Phòng giao dịch khách hàng MSB Nha Trang)

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên, cụ

thể ở năm 2007 đạt mức 119.609 triệu, tăng 36,11% so với năm 2006, còn năm 2008 đạt mức 172.769 triệu, tăng 44,44% so với năm 2007. Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên do hầu hết các thành phần trong cơ cấu nguồn vốn đều tăng.

Cụ thể là:

- Tiền gửi có kì hạn:

Qua phân tích ta thấy lượng tiền gửi có kì hạn của năm 2007 tăng tới 138,18% so với 2006, còn năm 2008 thì tốc độ tăng đã giảm xuống, chỉ đạt mức 62.753 triệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiền gửi tiết kiệm:

Tiền gửi tiết kiệm năm 2007 đạt 38.458 triệu, tăng hơn 95% so với năm 2006, và năm 2008 tăng lên là 55.550 triệu. Sở dĩ đạt được điều này là do ngân hàng áp dụng nhiều hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm hấp dẫn, lãi suất cao như tiết kiệm định kì sinh lời, tiết kiệm gửi tiền nhận lãi ngay, tiết kiệm thưởng lãi suất… đã thu hút rất nhiều khách hàng mà tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng chủ yếu là từ nguồn tiền nhãn rỗi của tầng lớp dân cư. Họ gửi vào ngân hàng với mục đích hưởng lãi và bảo đảm an toàn. Chính vì vậy mà ngân hàng đã đưa ra các chương trình hấp dẫn để

- Tiền gửi không kì hạn:

Tiền gửi không kì hạn chủ yếu là lượng tiền của các tổ chức kinh tế. Loại tiền gửi này dùng để thanh toán và tổ chức kinh tế phải thực hiện đúng những quy

định sau đây:

+ Khách hàng gửi tiền không kì hạn vào ngân hàng phải gửi trực tiếp cho ngân hàng.

+ Trên tài khoản phải luôn đảm bảo số dư để thanh toán. + Có thể rút tiền vào bất cứ lúc nào để thanh toán.

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy loại tiền gửi này cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn huy động. Sự biến động của nguồn này cũng ảnh hưởng đến

cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2008, lượng tiền gửi không kì hạn là 54.466 triệu đồng, tăng 44,44% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự gia tăng là do trên địa bàn có nhiều đơn vị kinh tế hoạt động kinh doanh thuận lợi, do vậy mà lượng tiền gửi của các đơn vị này vào tài khoản tiền gửi của ngân hàng cũng tăng lên,

đồng thời ngân hàng cũng đã thu hút được nhiều khách hàng mới. Điều đó chứng tỏ

rằng ngân hàng đã tạo được uy tín và niềm tin đối với các tổ chức kinh tế. Với

phương châm của ngân hàng là “Tạo lập giá trị bền vững”, ngân hàng MSB luôn mang lại cho khách hàng sự an toàn, tin tưởng khi đến tham gia giao dịch.

Như vậy, qua bảng phân tích cho ta thấy nguồn tiền huy động của ngân hàng

có xu hướng tăng lên. Có được kết quả như vậy là do nỗ lực của tập thể cán bộ làm

công tác huy động vốn và chính sách huy động hợp lý của ngân hàng. Nhờ vậy mà ngân hàng mới đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng trên

địa bàn. Thông qua đó ngân hàng có thể tạo lập được nhiều mối quan hệ và khẳng

định vị trí của mình trước các đối thủ cạnh tranh.

2.2.2. Tình hình chung về sử dụng vốn:

Hoạt động chủ yếu của một ngân hàng thương mại là sử dụng vốn để cho vay nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận và MSB Nha Trang cũng không

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh nha trang (Trang 41 - 102)