5. Kết cấ u:
3.2.1. Nâng cao chất lượng tài sản Có:
Để thực hiện nâng cao chất lượng tài sản Có ngân hàng cần chú ý thực hiện các hoạt động như đề phòng nợ xấu, xử lý nợ quá hạn và nâng cao chất lượng tín dụng. Để làm được điều đó, ngân hàng cần thực hiện một chuỗi các hoạt động sau:
- Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng:
Thông tin khách hàng càng tốt thì càng làm giảm mức độ rủi ro trong hoạt
động tín dụng. Thông tin khách hàng vay vốn ngân hàng trên địa bàn là cần thiết để
tìm hiểu một phần tình hình công nợ của khách hàng. Trên cơ sở đó xác định khả năng thanh toán trả nợ vay của khách hàng. Ngoài ra, việc tìm kiếm thông tin về
ngành nghề, thị trường,… có liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng rất quan trọng để ngân hàng tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã có hệ thống trung tâm thông tin tín dụng
song thông tin được cập nhật còn chưa được nhanh và đầy đủ, hình thức còn đơn điệu, Do vậy, MSB Nha Trang nên thiết lập một bộ phận chuyên trách về thông tin rủi ro – tạm gọi là phòng nghiên cứu rủi ro nhằm thu thập thông tin nhanh, đầy đủ
Bên cạnh việc khai thác thông tin từ trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà
nước, thông tin còn cần được khai thác triệt để từ các nguồn khác, như: thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin khai thác qua những lần tiếp xúc, giao tiếp với khách hàng, thông qua mối quan hệ với các ban nghành liên quan.
- Tăng cường kiểm tra giám sát khách hàng vay vốn theo dõi rủi ro có thể
xảy ra:
Cán bộ tín dụng cần có những cuộc viếng thăm đột xuất khách hàng của mình để kiểm tra tình hình sử dụng tiền vay, tình hình sản xuất kinh doanh của
khách hàng để có những đánh giá sơ bộ về hiệu quả dự án vốn vay. Đồng thời kiểm tra qua các nguồn thông tin khác nhau để có thể hoàn thiện được phần đánh giá. Trên cơ sở đó thường xuyên bổ sung thông tin vào hồ sơ khách hàng để phản ánh
đúng, kịp thời thực trạng của khách hàng
- Ngân hàng khuyến khích khách hàng vay vốn mở tài khoản tại ngân hàng mình:
Để tiện theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, ngân hàng nên khuyến khích khách hàng mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng mình. Từ đó ngân hàng có thể sớm phát hiện ra những vấn đề nghi vấn để có biện pháp phòng ngừa, giải quyết, đồng thời có thể giới thiệu về những tiện ích của các
phương tiện thanh toán mà ngân hàng cung cấp, giúp khách hàng có thêm lựa chọn trong việc thanh toán.
- Nâng cao năng lực thẩm định dự án cho các cán bộ tín dụng:
Đây là một yêu cầu luôn được đặt ra trong công tác thẩm định dự án của các
ngân hàng để có thể chủ động trong việc ngăn ngừa những dự án tồi và tài trợ cho dự án tốt một cách hiệu quả. Để nâng cao năng lực thẩm định đòi hỏi người thẩm
định phải được trang bị những kiến thức cơ bản về dự án, kĩ năng thẩm định dự án và nắm được các quy định của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực đầu tư. Để đạt
được điều đó, ngân hàng có thể cử cán bộ đi tập huấn, đi học tập hoặc mời các chuyên gia về giảng dạy, đồng thời phải nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng.
- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ:
Công tác này sẽ giúp ngân hàng kịp thời phát hiện những sai phạm của bản thân ngân hàng cũng như của cán bộ tín dụng để có biện pháp xử lý kịp thời. Về cơ
bản công tác này thường bao gồm việc tính toán, phân loại và báo cáo các thông tin, thẩm định các khoản mục cá biệt, kiểm tra tính hiệu quả của các hoạt động ngân hàng,.. Tuy nhiên, việc thực hiện các công tác này cần phải được làm một cách hợp lý, tránh ảnh hưởng đến những hoạt động bình thường của ngân hàng.
- Xử lý giải quyết nợ quá hạn:
Bất kỳ một ngân hàng nào dù có áp dụng biện pháp phòng ngừa tốt thì cũng
không thể tránh khỏi tình trạng nợ quá hạn của các khoản vay. Một khi khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ gốc thì phần lãi càng khó có khả năng thanh toán cho
ngân hàng. Vì vậy chế tài chuyển nợ quá hạn với lãi suất cao càng làm khó khăn thêm cho khách hàng. Trong trường hợp này ngân hàng cần phải tiến hành điều tra, tìm hiểu xem nguyên nhân chính là do đâu và thái độ người vay như thế nào? Từ đó
có thể xem xét gia hạn nợ một cách hợp lý.
Mặt khác cần tăng cường hiệu quả của việc khai thác các tài sản xiết nợ, sử
dụng các biện pháp mạnh như khởi kiện những con nợ chây ỳ như thanh lý. Ngân hàng thuyết phục doanh nghiệp tự bán tài sản thế chấp. Đây là cách giải quyết có lợi cho khách hàng và ngân hàng. Việc khách hàng tự bán tài sản thường được đánh giá cao hơn là buộc phải phát mại, đồng thời tránh cho khách hàng không bị giảm uy tín
trên thương trường. Trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ, không có nguồn thu nhập nào khác và có ủy quyền cho ngân hàng toàn quyền định đoạt trong việc bán tài sản tài chính để thu hồi nợ. Nếu như những con nợ chây lì, ngân hàng có thể nhờ công an địa phương thúc ép trả nợ hoặc khởi kiện ra tòa. Nhưng thủ
tục rất rườm rà, phức tạp và tốn nhiều thời gian.