2.4. Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo mô hình CAMEL
2.4.2. Chất lượng tài sản Có
Ta sẽ tiến hành phân tích chất lượng tài sản Có theo các chỉ tiêu có trong
“Quy định xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần” ban hành kèm theo quyết định số 06/2008/ QĐ-NHNN ngày 12/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2.4.2.1. Chất lượng các khoản cho vay:
Để phân tích đánh giá chất lượng tài sản có cần phải phải phân tích đánh giá chất lượng của từng loại cho vay, và sử dụng phân loại nợ. Khi nhìn vào Bảng phân loại nợ ta có thể thấy được phần trăm dư nợ xấu của chi nhánh. Và từ đó ta có thể thấy rừ hơn về khả năng thu hồi nợ của cỏc khoản cho vay đú. Ta cú bảng phõn tớch như sau:
Bảng 2.6: Bảng phân tích chất lượng các khoản cho vay
ĐVT: triệu đồng
2006 2007 2008
Nợ đủ tiêu chuẩn 111,532 162,312 234,451
Nợ cần chú ý 965 3,741 5,403
Nợ dưới tiêu chuẩn 0 400 577
Nợ nghi ngờ 0 1,260 1,820
Nợ có khả năng mất vốn 0 199 287
Tổng dư nợ 112,193 167,043 241,284
Tổng nợ xấu 0 1,858 2,684
Tỷ lệ nợ xấu 0.00% 1.11% 1.11%
Trong thời gian qua, MSB đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy nhanh tốc độ xử lý tài sản bảo đảm nợ tồn đọng, tận thu từ khách hàng. Với chính sách mở rộng tín dụng có kiểm soát và thận trọng, MSB đang từng bước kìm hãm mức tăng của nợ xấu (từ 0% trong năm 2006 lên tới
1,11% trong năm 2007 và kìm hãm mức tăng, duy trì ở con số 1,11% trong năm 2008). Nếu so sánh với chuẩn của Nhà nước quy định là 3% thì thấp hơn nhiều, không những thế, còn ở mức thấp hơn con số trung bình khối ngân hàng thương mại cổ phần là 1,5%.
2.4.2.2. Chất lượng các khoản đầu tư:
Nhìn vào bảng tổng kết tài sản ta có thể thấy ngân hàng không có hoạt động hùn hạp đầu tư, do đó ta không phân tích khoản mục này. Hơn nữa theo “Quy định xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần” khoản này không áp dụng đối với những ngân hàng thương mại cổ phần có số dư các khoản cho vay và ứng trước khách hàng và các khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác chiếm từ 50% tổnzịtg tài sản trở lên. Căn cứ vào bảng ta thấy trong cả 3 năm tỷ lệ này đều trên 80%.
Bảng 2.7: Bảng tính dư nợ cho vay trên tổng tài sản
ĐVT: triệu đồng
2006 2007 2008
Dư nợ cho vay 112,193 167,043 241,284
Tổng tài sản 129,144 198,518 286,749
Tỷ lệ dư nợ cho vay/TTS 86.87% 84.14% 84.14%
2.4.2.3. Cơ cấu tài sản có nội bảng:
Ta có bảng phân tích như sau:
Bảng 2.8 : Bảng tính tỷ lệ tài sản Có sinh lời trên tổng tài sản Có nội bảng ĐVT: triệu đồng
2006 2007 2008
Tổng dư nợ 112,193 167,043 241,284
Nợ xấu 0 1,858 2,684
Dư nợ cho vay có khả năng thu được lãi 112,193 165,185 238,600
Tiền gửi ở tổ chức tín dụng khác 8,738 1,242 1,794
Các khoản hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần 0 0 0
Các khoản đầu tư khác 0 0 0
Tổng tài sản Có sinh lời 120,931 166,426 240,394
Tổng tài sản Có nội bảng 129,144 198,518 286,749
Tài sản Có sinh lời/ Tổng tài sản Có nội bảng 93.64% 83.83% 83.83%
Theo quy định thì cơ cấu tài sản có nội bảng được đánh giá là tốt khi tài sản có sinh lời từ 75% trở lên so với tổng tài sản Có nội bảng. Căn cứ vào bảng trên ta thấy tỷ lệ tài sản Có sinh lời/ Tổng tài sản Có nội bảng trong 3 năm đều rất cao, trên 80%. Năm 2007 có phát sinh nợ xấu, đây là nguyên nhân chính khiến cho tỷ lệ này giảm từ 93,64% trong năm 2006 xuống còn 83,83% trong năm 2007. Trong năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính chất toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều ngân hàng, tuy nhiên, do nỗ lực kìm hãm sự gia tăng của nợ xấu, nâng cao chất lượng các khoản cho vay mà tỷ lệ tài sản Có sinh lời trên tổng tài sản Có nội bảng vẫn giữ ở mức 83,83%.
Bên cạnh đó người ta còn đánh giá chất lượng tài sản Có của ngân hàng trong mối quan hệ với tài sản Nợ. Nhìn vào kết cấu của bảng cân đối kế toán của một ngân hàng và đối chiếu mức độ tối ưu của các bộ phận tài sản, có thể phân tích đánh giá tính tích cực của hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó và có cái nhìn tổng quát về tình hình tài sản của ngân hàng. Ta có bảng đánh giá so sánh với các tỷ lệ tối ưu như sau:
Bảng 2.9: Bảng đánh giá kết cấu bảng cân đối kế toán
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Thực tế Phần trăm Tối ưu
2006 2007 2008 2006 2007 2008 Tài sản Có (Sử dụng vốn)
1. Cho vay nền kinh tế 112,193 167,043 241,284 87% 84% 84%
2. Các khoản đầu tư 0 0 0 0% 0% 0% 70%
3. Tiền gửi tại TCTD,
cho vay các TCTD 14,005 16,187 23,381 11% 8% 8% 10%-15%
4. TSCĐ 1,358 11,205 16,186 1% 6% 6% 2.50%
5.Tài sản Có khác 1,588 4,083 5,898 1% 2% 2% 10%
Tài sản Nợ (Nguồn vốn)
1. Tiền gửi 87,877 119,609 172,769 68% 60% 60%
2. Phát hành giấy tờ có giá 9,469 4,689 6,744 7% 2% 2% >60%
3. Tiền gửi, vay của TCTD 0 0 0 0% 0% 0% 10%-20%
4. Vốn tự có 0 0 0 0% 0% 0% 5%
5. Tài sản Nợ khác 31,798 74,220 107,236 25% 37% 37% 10%
Tổng tài sản 129,144 198,518 286,749
Thông qua các chỉ tiêu được phân tích trong các bảng 2.6, 2.8 và 2.9 ta có thể rút ra nhận xét như sau: Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác, tỷ trọng khoản mục dư nợ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản Có của ngân hàng. Trong cơ cấu tài sản Có, MSB Nha Trang sử dụng tới 84% cho hoạt động tín dụng (trong năm 2006 là 87%), cho thấy ngân hàng phụ thuộc cao vào hoạt động tín dụng, cao hơn mức trung bình của ngành rất nhiều (58% cho năm 2006 và 65% cho năm 2007). Cơ cấu tài sản ở mức hợp lý khi duy trì được tỷ lệ tài sản Có sinh lời trên tổng tài sản Có nội bảng ở mức cao trên 75% trong cả 3 năm. Tỷ lệ nợ xấu cũng được kiểm soát khá tốt ở mức tương đối thấp. Danh mục các khoản cho vay của MSB có tính an toàn cao với hầu hết các khoản dư nợ được đảm bảo bằng tài sản có tính khả mại cao, chỉ có khoảng 2% là không có thế chấp.
Trong đó, bất động sản thương mại có tính khả mại cao là nhóm tài sản đảm bảo chủ yếu, sau đó là đến động sản, hàng hóa, ngoại tệ, vàng bạc đá quý,…..
Cùng với tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0% trong năm 2006 lên trên 1% trong 2 năm 2007 và 2008, MSB Nha Trang đã phải tăng trích dự phòng rủi ro từ 445 triệu đồng trong năm 2006 lên 678 triệu đồng trong năm 2007 và gần 980 triệu đồng cho năm 2008, chi phí trích dự phòng trong cả 3 năm đều cao trên 20% lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro, điều này ảnh hưởng làm giảm đáng kể lợi nhuận của ngân hàng.
Theo Quyết định số 493, đến 22/04/2008, các ngân hàng thương mại phải hoàn tất và đưa vào sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng. Tính cho đến nay, MSB đã xây dựng hoàn chỉnh chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ và đưa vào sử dụng một cách hợp lý, hỗ trợ quá trình ra quyết định tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.