Khả năng thanh khoản:

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh nha trang (Trang 34 - 102)

5. Kết cấ u:

1.2.5.Khả năng thanh khoản:

Phần lớn nguồn tiền trong ngân hàng thương mại là các khoản tiền gửi phải trả khi có yêu cầu. Do vậy ngân hàng thường xuyên phải đối đầu với nhu cầu chi trả. Nếu yêu cầu này của khách hàng không được thực hiện ngay, nguồn tiền gửi có thể bị giảm sút nhanh chóng, thậm chí có thể làm cho ngân hàng bị phá sản. Hoạt

động chủ yếu của ngân hàng là cấp tín dụng, do vậy ngân hàng phải có trách nhiệm

đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng hợp pháp của khách hàng.

Thực hiện chức năng trung gian tài chính, trung gian thanh toán, ngân hàng thường xuyên phải duy trì khả năng thanh toán, tức duy trì thanh khoản của ngân hàng.

Chức năng cơ bản của hệ thống tài chính là cung cấp thanh khoản. Sự ổn

định của hệ thống ngân hàng liên quan chặt chẽ tới khả năng cung cấp thanh khoản của nó.

Đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của khách chính là đảm bảo an toàn thanh khoản. Vào những năm 1970 các ngân hàng thương mại nước ngoài cho các

nước kém phát triển (LDCs) vay hàng trăm tỉ đô la. Vào những năm 1980, các

khoản cho vay này trở nên khó thu hồi (khủng hoảng nợ), các ngân hàng này mất khả năng thanh toán tiền gửi của khách hàng, thua lỗ và bị phá sản. Vào những năm

1990, các hãng chứng khoán gặp nguy khốn bởi sự sụp đổ của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán ở Nhật. Các ngân hàng thương mại Nhật – người tài

trợ cho các hãng chứng khoán, đã không thu được nợ, mất khả năng chi trả cho

người gửi tiền. Đầu những năm 1990, một số quỹ tín dụng ở Việt Nam làm ăn thua

lỗ gây hoang mang cho khách hàng, dẫn đến việc dân rút tiền hàng loạt tại các quỹ

tín dụng khác, tạo nên sụp đổ hàng loạt các quỹ tín dụng.

Như vậy việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng một cách thường xuyên và trong những trường hợp đặc biệt khẩn cấp là yêu cầu cấp thiết, là nội dung quan trọng trong công tác quản lý của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản. Nó liên quan tới sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng và cả hệ thống.

Khả năng thanh khoản là một chuẩn mực đối với hoạt động của ngân hàng.

Đây là một chi tiêu rất nhạy cảm. Trong thực tế cho thấy một ngân hàng có chất

lượng tài sản Có tốt nhưng khi có một khoản tiền rút ra mà ngân hàng không có khả năng chi trả sẽ dẫn đến bất tín nhiệm của khách hàng. Khả năng thanh toán được

lượng hóa qua các chỉ tiêu:

Các nhu cầu thanh toán bao gồm:

 Nhu cầu rút tiền của người gửi: các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm,…

 Nhu cầu tín dụng của khách hàng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ mà ngân hàng cam kết cho vay.

 Các khoản tiền vay đến hạn trả.

 Lãi phải trả cho các khoản tiền gửi, tiền vay.

Trong nhu cầu thanh toán có hai bộ phận quan trọng đó là nhu cầu rút tiền và vay tiền của khách hàng. Sự khác biệt về kì hạn của các dòng tiền vào (cung thanh toán) và dòng tiền ra (cầu thanh toán) tạo ra sự khác biệt về cung cầu thanh khoản.

Các nhân tốảnh hưởng đến nhu cầu thanh toán của ngân hàng:

 Nhóm nhân tố gây ra tâm lý hoảng loạn của khách hàng gửi tiền như:

bất ổn về chính trị, tham nhũng trong hệ thống tài chính, các khoản cho vay xấu dẫn

 Nhóm nhân tố liên quan đến thu nhập và nhu cầu chi tiêu của khách

hàng như tính thời vụ trong sản xuất và tiêu dùng, mức thu nhập và tiết kiệm, mật

độ dân số và số doanh nghiệp có trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nhóm nhân tố cạnh tranh trên địa bàn giữa các tổ chức tín dụng như

lãi suất huy động, chính sách tín dụng,… của mỗi tổ chức tín dụng.

 Nhóm nhân tố tạo nên sức mạnh và uy tín của bản thân ngân hàng như

nguồn nhân lực, công nghệ, uy tín, thị phần.

Tại nước ta quy định tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tỷ lệ tối thiểu phải bằng 1 giữa tài sản Có có thể thanh toán ngay so với các tài sản Nợ phải thanh toán ngay.

Tài sản Có có thể thanh toán ngay bao gồm:

 Tiền mặt.

 Ngân phiếu thanh toán còn giá trị lưu hành.  Vàng, kim loại quý, đá quý có thể bán ngay.

 Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc).

 Tiền gửi không kì hạn (gốc, lãi) tại các tổ chức tín dụng khác trong

nước và nước ngoài.

 Tiền gửi có kì hạn tại các tổ chức tín dụng khác trong nước và nước

ngoài đến hạn thanh toán (gốc, lãi).

 Tối đa 95% các khoản cho vay đối với các tổ chức tín dụng đến hạn thu nợ.

 Tối đa 90% các khoản cho vay đối với các tổ chức, cá nhân đến hạn thu nợ.

 Các loại giấy tờ có giá đến hạn thanh toán hoặc có thể bán được ngay hoặc có thể đem chiết khấu, tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước.

 Các khoản thu từ các cam kết mua, bán ngoại tệ có kì hạn đến hạn thực hiện.

 Các khoản khác đến hạn thu. Tài sản Nợ phải thanh toán ngay bao gồm:

 Tiền gửi có kì hạn của tổ chức, cá nhân đến hạn thanh toán (gốc, lãi).

 Tối thiểu 15% tiền gửi tiết kiệm không kì hạn của cá nhân.

 Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn của cá nhân đến hạn thanh toán (gốc, lãi).

 Các khoản vay của tổ chức tín dụng khác đến hạn trả nợ (gốc, lãi).

 Giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành đến hạn thanh toán (gốc, lãi).

 Các khoản phải trả thuộc cam kết bán, mua ngoại tệ có kì hạn đến hạn thực hiện

 Số tiền phải trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán L/C.

 Số tiền cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng.

 Các khoản khác đến hạn trả.

Đồng thời, theo “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” thì tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn ngân hàng thương mại được sử dụng để cho vay trung và dài hạn là 40%, đây là một chỉ tiêu quan trọng ngân hàng cần phải đảm bảo.

Nguồn vốn để cho vay trung và dài hạn bao gồm:

- Nguồn vốn huy động có kì hạn ổn định từ 1 năm trở lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vốn vay trong nước thông qua việc phát hành trái phiếu ngân hàng. - Vốn vay ngân hàng nước ngoài.

- Một phần nguồn vốn tự có và quỹ dự trữ của ngân hàng. - Vốn tài trợủy thác của Nhà nước và các tổ chức quốc tế.

- Một phần nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn theo tỷ lệ cho phép.

Nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung và dài hạn theo “Quy định về

các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” do Ngân hàng Nhà

nước ban hành bao gồm:

 Tiền gửi không kì hạn, có kì hạn dưới 12 tháng của tổ chức (kể cả tổ

chức tín dụng khác), cá nhân.

 Nguồn vốn huy động dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn.

 Phần chênh lệch lớn hơn giữa số tiền vay của tổ chức tín dụng khác và tiền cho tổ chức tín dụng đó vay có kì hạn dưới 12 tháng.

Các chỉ tiêu khác đánh giá khả năng thanh khoản:

Khi phân tích khả năng thanh khoản người ta thường chú ý xét các chỉ tiêu sau: - Hệ số thanh toán nhanh = (tiền và các khoản tương đương tiền + đầu tư tài

chính ngắn hạn + các khoản phải thu) / Nợ ngắn hạn

- Tổng dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi: chỉ tiêu này được biết đến như là tỷ

lệ “tín dụng trên tiền gửi”, phản ánh khả năng của ngân hàng sử dụng tiền gửi để

cho vay (tạo tài sản chịu rủi ro) là như thế nào. Chỉ tiêu này thấp phản ánh tính thanh khoản của ngân hàng càng cao.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUN TR CA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI C PHN HÀNG HI CHI

NHÁNH NHA TRANG THEO MÔ HÌNH CAMEL 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI

Tên gọi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Maritime Commercial Stock Bank

Tên viết tắt: MSB

Trụ sở chính: 519 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

Chi nhánh : Số 34 Trần Phú Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang

Website: www.msb.com.vn

Vốn điều lệ: 1.500.000.000.000 đồng.

Mã số thuế: 02.001.24891.007.

Ngành nghề kinh doanh:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển;

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;

- Chiết khấu chứng từ có giá;

- Cung cấp dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước;

- Tài trợ thương mại;

- Kinh doanh ngoại hối;

- Các dịch vụ ngân hàng khác.

2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:

Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) là ngân hàng thương mại

được thành lập đầu tiên sau khi Pháp lệnh về Ngân Hàng Nhà Nước và Pháp lệnh

Ngân Hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào

tháng 5 năm 1990 theo giấy phép số 0001/NH-GP do Thống Đốc Ngân Hàng Nhà

Nước Việt Nam cấp ngày 08/06/1991, giấy phép số 45/CP-UB do Ủy Ban Nhân Dân TP Hải Phòng cấp ngày 24/12/1991. Ngày 12/07/1991 MSB đã chính thức khai

trương và đi vào hoạt động.

2.1.1.2. Tầm nhìn:

Với lợi thế của các cổ đông lớn của Ngân Hàng là các doanh nghiệp hàng

đầu của ngành Hàng Hải, Bưu chính- Viễn thông, Bảo Hiểm, Hàng Không… MSB

đã xác định tầm nhìn là trở thành Ngân Hàng thương mại phát triển bền vững với chất lượng dịch vụ hàng đầu Việt Nam.

2.1.1.3. Mục tiêu:

- Thiết lập quan hệ toàn diện với các tập đoàn kinh tế thuộc các ngành Hàng Hải, Bưu chính – Viễn thông, Hàng không, Bảo hiểm.

- Phát triển bền vững, tin cậy với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng với chất lượng cao cho mọi đối

tượng khách hàng.

- Xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả với các định chế tài chính trong nước và quốc tế.

2.1.1.4. Chiến lược:

- Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu

khách hàng và hướng tới khách hàng.

- Xây dựng hệ thống quản lí rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững.

- Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông để xây dựng MSB trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn thiện của ngành Ngân Hàng Việt Nam.

- Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả.

- Xây dựng “ Văn hóa MSB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn bộ hệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thống một cách xuyên suốt.

Tuy MSB đã khẳng định được mình nhưng luôn luôn nhận thức được rằng thách thức vẫn còn phía trước và phải nỗ lực rất nhiều, đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các chương trình trợ giúp kĩ thuật, các dự án nâng cao năng lực hoạt động,

hướng đến áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế để có khả năng cạnh tranh và hội nhập khu vực thành công.

2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Nha Trang:2.1.2.1. Sơ lược: 2.1.2.1. Sơ lược:

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Nha Trang là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, được thành lập vào tháng 01/2005.Chi nhánh có con dấu riêng, có bảng cân đối tài khoản, có cơ cấu tổ chức và thực hiện nhiệm vụ

theo quy chế của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.

Từ khi thành lập đến nay, chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Nha Trang luôn bám sát mục tiêu phát triển của ngành, của địa phương, của Trụ sở chính, từng

bước đi vào hoạt động một cách có hiệu quả, tạo động lực phát triển từng bước hội nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế địa phương.

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh MSB Nha Trang:

a/ Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan, cụ thể như sau:

+ Nhận tiền gửi của các tổ chức, các nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và giấy tờ

có giá khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt nam và Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.

+ Cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh, cho vay, chiết khấu chứng từ

có giá, thanh toán L/C… nhằm đáp ứng nhu cầu vốn SXKD, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.

+ Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:

 Cung ứng các phương tiện thanh toán: séc, thẻ ATM…

 Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước và kiều hối cho khách hàng

 Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

Cung ứng các dịch vụủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi

b/ Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng,

đề ra kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng cấp trên và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động: a/ Sơ đồ tổ chức: a/ Sơ đồ tổ chức:

SƠ ĐỒ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI NHA TRANG

b/ Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

* Giám đốc:

 Đại diện chi nhánh ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và hợp đồng kinh tế, dân sự khác liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng trong thẩm quyền được giao. Thay mặt Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam khởi kiện, giải quyết tranh chấp, tham gia tố tụng, thi hành

án… liên quan đến hoạt động của Chi nhánh do mình phụ trách.

 Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại Chi nhánh, báo cáo định kỳ, đột xuất các hoạt động của Chi nhánh lên Trụ sở chính theo quy định

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG HCTH PHÒNG TIN HỌC PHÒNG GIAO DỊCH SỐ I

* Phó Giám đốc

 Được thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc vắng mặt (theo văn bản ủy quyền của Giám đốc), báo cáo lại kết quả thực hiện. Hiện nay, Phó Giám đốc được phân công phụ trách phòng kế toán.

* Chức năng, nhiệm v ca Phòng Dch v khách hàng:

- Chức năng: Quản lý và thực hiện các hoạt động dịch vụ ngân hàng theo quy

định của Pháp luật và của MSB - Nhiệm vụ:

+ Thực hiện việc huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các cá nhân, tổ chức (trừ các tổ chức tín dụng và định chế tài chính) bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;

+ Thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài khoản, dịch vụ thanh

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh nha trang (Trang 34 - 102)