Chất lượng các khoản cho vay:

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh nha trang (Trang 65 - 102)

5. Kết cấ u:

2.4.2.1. Chất lượng các khoản cho vay:

Để phân tích đánh giá chất lượng tài sản có cần phải phải phân tích đánh giá

chất lượng của từng loại cho vay, và sử dụng phân loại nợ. Khi nhìn vào Bảng phân loại nợ ta có thể thấy được phần trăm dư nợ xấu của chi nhánh. Và từ đó ta có thể

thấy rõ hơn về khả năng thu hồi nợ của các khoản cho vay đó. Ta có bảng phân tích

như sau:

Bảng 2.6: Bảng phân tích chất lượng các khoản cho vay

ĐVT: triệu đồng

2006 2007 2008

Nợ đủ tiêu chuẩn 111,532 162,312 234,451

Nợ cần chú ý 965 3,741 5,403

Nợ dưới tiêu chuẩn 0 400 577

Nợ nghi ngờ 0 1,260 1,820

Nợ có khả năng mất vốn 0 199 287

Tổng dư nợ 112,193 167,043 241,284

Tổng nợ xấu 0 1,858 2,684

Tỷ lệ nợ xấu 0.00% 1.11% 1.11%

Trong thời gian qua, MSB đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy nhanh tốc độ xử lý tài sản bảo đảm nợ tồn đọng, tận thu từ khách hàng. Với chính sách mở rộng tín dụng có kiểm soát và thận trọng, MSB đang từng bước kìm hãm mức tăng của nợ xấu (từ 0% trong năm 2006 lên tới

1,11% trong năm 2007 và kìm hãm mức tăng, duy trì ở con số 1,11% trong năm

2008). Nếu so sánh với chuẩn của Nhà nước quy định là 3% thì thấp hơn nhiều, không những thế, còn ở mức thấp hơn con số trung bình khối ngân hàng thương mại cổ phần là 1,5%.

2.4.2.2. Chất lượng các khoản đầu tư:

Nhìn vào bảng tổng kết tài sản ta có thể thấy ngân hàng không có hoạt động hùn hạp đầu tư, do đó ta không phân tích khoản mục này. Hơn nữa theo “Quy định xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần” khoản này không áp dụng đối với những

ngân hàng thương mại cổ phần có số dư các khoản cho vay và ứng trước khách hàng và các khoản cho vay các tổ chức tín dụng khác chiếm từ 50% tổnzịtg tài sản trở lên. Căn cứ vào bảng ta thấy trong cả 3 năm tỷ lệ này đều trên 80%.

Bảng 2.7: Bảng tính dư nợ cho vay trên tổng tài sản

ĐVT: triệu đồng

2006 2007 2008

Dư nợ cho vay 112,193 167,043 241,284

Tổng tài sản 129,144 198,518 286,749

2.4.2.3. Cơ cấu tài sản có nội bảng:

Ta có bảng phân tích như sau:

Bảng 2.8 : Bảng tính tỷ lệ tài sản Có sinh lời trên tổng tài sản Có nội bảng

ĐVT: triệu đồng

2006 2007 2008

Tổng dư nợ 112,193 167,043 241,284

Nợ xấu 0 1,858 2,684

Dư nợ cho vay có khả năng thu được lãi 112,193 165,185 238,600 Tiền gửi ở tổ chức tín dụng khác 8,738 1,242 1,794

Các khoản hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần 0 0 0

Các khoản đầu tư khác 0 0 0

Tổng tài sản Có sinh lời 120,931 166,426 240,394

Tổng tài sản Có nội bảng 129,144 198,518 286,749

Tài sản Có sinh lời/ Tổng tài sản Có nội bảng 93.64% 83.83% 83.83%

Theo quy định thì cơ cấu tài sản có nội bảng được đánh giá là tốt khi tài sản có sinh lời từ 75% trở lên so với tổng tài sản Có nội bảng. Căn cứ vào bảng trên ta thấy tỷ lệ tài sản Có sinh lời/ Tổng tài sản Có nội bảng trong 3 năm đều rất cao, trên 80%. Năm 2007 có phát sinh nợ xấu, đây là nguyên nhân chính khiến cho tỷ lệ này giảm từ 93,64% trong năm 2006 xuống còn 83,83% trong năm 2007. Trong năm

2008, cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính chất toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều ngân hàng, tuy nhiên, do nỗ lực kìm hãm sự gia tăng của nợ xấu, nâng cao chất lượng các khoản cho vay mà tỷ lệ tài sản Có sinh lời trên tổng tài sản Có nội bảng vẫn giữở mức 83,83%.

Bên cạnh đó người ta còn đánh giá chất lượng tài sản Có của ngân hàng trong mối quan hệ với tài sản Nợ. Nhìn vào kết cấu của bảng cân đối kế toán của một ngân hàng và đối chiếu mức độ tối ưu của các bộ phận tài sản, có thể phân tích

đánh giá tính tích cực của hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó và có cái nhìn tổng quát về tình hình tài sản của ngân hàng. Ta có bảng đánh giá so sánh với các tỷ

Bảng 2.9: Bảng đánh giá kết cấu bảng cân đối kế toán

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Thực tế Phần trăm Tối ưu

2006 2007 2008 2006 2007 2008

Tài sản Có (Sử dụng vốn)

1. Cho vay nền kinh tế 112,193 167,043 241,284 87% 84% 84%

2. Các khoản đầu tư 0 0 0 0% 0% 0% 70%

3. Tiền gửi tại TCTD, cho vay các TCTD 14,005 16,187 23,381 11% 8% 8% 10%-15% 4. TSCĐ 1,358 11,205 16,186 1% 6% 6% 2.50% 5.Tài sản Có khác 1,588 4,083 5,898 1% 2% 2% 10% Tài sản Nợ (Nguồn vốn) 1. Tiền gửi 87,877 119,609 172,769 68% 60% 60% 2. Phát hành giấy tờ có giá 9,469 4,689 6,744 7% 2% 2% >60% 3. Tiền gửi, vay của TCTD 0 0 0 0% 0% 0% 10%-20% 4. Vốn tự có 0 0 0 0% 0% 0% 5% 5. Tài sản Nợ khác 31,798 74,220 107,236 25% 37% 37% 10% Tổng tài sản 129,144 198,518 286,749

Thông qua các chỉ tiêu được phân tích trong các bảng 2.6, 2.8 và 2.9 ta có thể rút ra nhận xét như sau: Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác, tỷ

trọng khoản mục dư nợ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản Có của ngân hàng. Trong cơ cấu tài sản Có, MSB Nha Trang sử dụng tới 84% cho hoạt động tín dụng (trong năm 2006 là 87%), cho thấy ngân hàng phụ thuộc cao vào hoạt động tín dụng, cao hơn mức trung bình của ngành rất nhiều (58% cho

năm 2006 và 65% cho năm 2007). Cơ cấu tài sản ở mức hợp lý khi duy trì được tỷ

lệ tài sản Có sinh lời trên tổng tài sản Có nội bảng ở mức cao trên 75% trong cả 3

năm. Tỷ lệ nợ xấu cũng được kiểm soát khá tốt ở mức tương đối thấp. Danh mục các khoản cho vay của MSB có tính an toàn cao với hầu hết các khoản dư nợ được

Trong đó, bất động sản thương mại có tính khả mại cao là nhóm tài sản đảm bảo chủ yếu, sau đó là đến động sản, hàng hóa, ngoại tệ, vàng bạc đá quý,…..

Cùng với tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0% trong năm 2006 lên trên 1% trong 2 năm 2007 và 2008, MSB Nha Trang đã phải tăng trích dự phòng rủi ro từ 445 triệu đồng

trong năm 2006 lên 678 triệu đồng trong năm 2007 và gần 980 triệu đồng cho năm

2008, chi phí trích dự phòng trong cả 3 năm đều cao trên 20% lợi nhuận trước thuế

và dự phòng rủi ro, điều này ảnh hưởng làm giảm đáng kể lợi nhuận của ngân hàng.

Theo Quyết định số 493, đến 22/04/2008, các ngân hàng thương mại phải hoàn tất và đưa vào sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng. Tính cho đến nay, MSB đã xây dựng hoàn chỉnh chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ và đưa vào sử dụng một cách hợp lý, hỗ trợ quá trình ra quyết định tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.

2.4.3. Năng lực quản lý:

Tính đến 2008 tổng số cán bộ nhân viên của Maritime Bank Nha Trang là 78

người, trong đó phân loại như sau:

Theo cấp quản lý

Cán bộ quản lý: 8 người (Bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng,

Phó Trưởng phòng)

Nhân viên: 70 người

Theo trình độ học vấn Trên đại học: 5 người Đại học: 70 người Cao đẳng, trung cấp: 0 Trình độ khác: 3 người Mức lương bình quân Năm 2005: 3.775.430 đồng/tháng Năm 2006: 4.451.629 đồng/tháng Năm 2007: 6.555.902 đồng/tháng

Các thành viên của ban giám đốc đều là những người có kinh nghiệm nhiều

năm trong ngành ngân hàng. Các nhân viên trong MSB Nha Trang đều là những

người trẻ tuổi, năng động, có khả năng hấp thu kiến thức tốt và năng lực làm việc tốt. Năng lực quản lý được thể hiện rõ nhất trong mảng nghiệp vụ tín dụng và quản trị rủi ro. Cho đến nay, ban giám đốc MSB Nha Trang đã có những tiêu chuẩn cụ

thể để xét duyệt một khoản vay theo chuẩn mực một cách đầy đủ và khoa học, áp dụng phổ biến cho tất cả các nhân viên tín dụng, làm kim chỉ nam trong việc thẩm

định tín dụng nhằm nâng cao chất lượng ra quyết định cấp tín dụng, từ đó góp phần kiểm soát, quản lý rủi ro tín dụng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Hiện tại, MSB Nha Trang đã xây dựng được hội đồng quản lý tài sản (gọi tắt là hội đồng ALCO) để tham mưu giúp ban điều hành nâng cao chất lượng ra quyết

định trong công việc quản lý hằng ngày.

Hệ thống thông tin báo cáo được xây dựng đầy đủ, kịp thời cung cấp cho các cấp lãnh đạo những biến động liên quan và có ảnh hưởng đến giá trị tài sản của ngân hàng. Chất lượng thông tin của các báo cáo tốt, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công tác quản trị điều hành.

Hệ thống kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động khá hiệu quả. Sự phân định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát nội bộ

tách bạch rõ ràng nên phát huy được vai trò của nó. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ là công cụ của ban điều hành nhằm đảm bảo việc tuân thủ những chính sách và thủ

tục, ngăn chặn những hành động lạm dụng và vi phạm quy chế, quy trình, cũng như tăng cường công tác quản lý rủi ro và điều hành trong toàn hệ thống. Còn nhiệm vụ

của bộ phận kiểm toán nội bộ là đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các báo cáo do bộ phận kế toán lập để cung cấp cho ban điều hành theo định kì hoặc tiến hành những cuộc kiểm tra cụ thể theo yêu cầu của ban điều hành để đảm bảo chất lượng của báo cáo tài chính.

Công tác lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh được tiến hành một cách bài bản và chuyên nghiệp. Công tác phân tích thị trường cũng được thực hiện nghiêm túc, góp phần tạo nên thành công chung cho MSB.

Nhờ chất lượng quản lý tốt, MSB đã đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng sau:

- Tăng trưởng tổng tài sản của năm 2007/2006 là 53,72%, của năm

2008/2007 là 44,44%.

- Tăng trưởng lợi nhuận ròng 2007/2006: 52,40% và 2008/2007 là 44,44%.

2.4.4. Khả năng sinh lời:

Để đánh giá khả năng sinh lời của MSB Nha Trang, ta có thể dựa trên các chỉ

tiêu sau:

2.4.4.1. Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân (ROA):

Chỉ tiêu này biểu diễn khả năng sinh lời của tài sản, tức phản ánh số lợi nhuận trước thuế được tạo ra là bao nhiêu trên 1 đơn vị tài sản Có. Chỉ tiêu này

được biểu diễn ở dạng chỉ số nên rất thuận tiện và trực quan khi so sánh khả năng

sinh lời của tài sản theo trục thời gian cũng như giữa các ngân hàng với nhau.

Các nhà đầu tư khi đưa ra quyết định thường nhìn vào hệ số này để đánh giá được khả năng sinh lời

Bảng 2.10: Bảng phân tích tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

2006 2007 2008

Lợi nhuận sau thuế (trđ) 1,618 2,466 3,562

Tổng tài sản bình quân (trđ) 129,144 198,518 286,731

Lợi nhuận sau thuế/TTS bình quân 1.51% 1.47%

(Trong đó tổng tài sản bình quân được tính bằng cách lấy số liệu của năm

nay cộng năm trước chia 2, do thiếu số liệu về tổng tài sản của năm 2005 nên tỷ lệ

lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân bị khuyết của năm 2006)

Do đặc thù hoạt động của ngành nên khối lượng tài sản của một ngân hàng

thương mại bao giờ cũng lớn, khiến chỉ số ROA thường thấp hơn khá nhiều so với các doanh nghiệp phi tài chính. Tại Việt Nam, chỉ số ROA của các ngân hàng

thường chỉ xoay quanh mức 1% - 2%. Xét trong năm 2006, ta có số liệu về ROA, ROE của một số ngân hàng như sau:

Bảng 2.11: Bảng so sánh các chỉ số ROA

ROA Tên ngân hàng Lợi nhuận sau thuế

(tỷ đồng) 2006 2007 VCB 2.877 1.9% 1.2% AGRB 1.231 0.4% 0.6% BIDV 1.076 0.7% 0.8% ACB 506 1.5% 2.7% STB 470 2.4% 3.1% EIB 258 1.7% 1.8% MHB 74 0.5% 0.6%

(Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng của BVSC)

Nhìn vào bảng 2.11 ta có thể thấy hiện nay VCB vẫn đang dẫn đầu về lợi nhuận sau thuế tới 2.877 tỷ đồng đồng thời chiếm tỷ lệ ROA rất cao trong khối ngân

hàng thương mai ( ROA 1,9%). Mặc dù lợi nhuận sau thuế không lớn bằng VCB

nhưng STB lại có tỷ lệ ROA cao nhất trong nhóm này ROA = 2.4%. Trong khi đó

với ROA của MSB trong 2 năm 2007 = 1.47% và năm 2008 = 1.51%, ta có thể thấy

được khả năng sinh lời ( lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản) chỉ ở mức khá. Đạt được mặt bằng chung của khối này. Trong năm nay ngân hàng MSB đang tiếp tục cố

gắng để nâng cao được tỷ lệ ROA lên tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và chất lượng của ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành cổ phiếu của ngân hàng.

2.4.4.2. Thu nhập lãi suất ròng/ Tổng thu nhập:

Thu nhập lãi suất ròng trên tổng thu nhập: chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng của thu nhập lãi suất ròng trên 100 đơn vị tổng thu nhập. Chỉ tiêu này tăng phản ánh thu nhập từ hoạt động chính của ngân hàng có xu hướng tăng nhanh hơn thu nhập từ

Bảng 2.12: Bảng tính thu nhập lãi suất ròng trên tổng doanh thu

2006 2007 2008

Thu nhập lãi suất ròng (trđ) 3,872 6,931 8,730

Tổng thu nhập (trđ) 4,062 7,171 9,143

Thu nhập lãi suất ròng/ Tổng thu nhập 95.31% 96.66% 95.49%

Trong năm 2008, thu nhập lãi chiếm 95,49%, còn lại là từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và các hoạt động khác. Con số tương ứng của năm 2007 là 96,66%, năm 2006 là 95,31%. Có thể thấy tuy đã có những chiến lược tạo ra những sản phẩm dịch vụ trọn gói từ việc tích hợp những tiện ích khác nhau của các loại hình sản phẩm, từ sản phẩm huy động đến sản phẩm tín dụng và thanh toán nhưng

vẫn chưa đạt được sự đa dạng về cơ cấu doanh thu, doanh thu từ các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối chưa cao. Ngân hàng vẫn đang phụ thuộc rất cao vào hoạt

động tín dụng, một hoạt động chịu nhiều rủi ro. Trong năm 2008 = 95.49% có sự

giảm sút so với năm 2007= 96.66% là do một phần sự khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng ở nước ta. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đa dạng nhưng vẫn gặp rất nhiều khó

khăn trong việc thu hút khách hàng đến với sản phẩm của mình.

2.4.4.3. Tổng tài sản sinh lời/ Tổng tài sản:

Tổng tài sản sinh lời trên tổng tài sản: chỉ tiêu này phản ánh khả năng của ngân hàng sử dụng tài sản vào sinh lời là như thế nào. Nó biểu diễn có bao nhiêu

đơn vị tài sản được sử dụng để sinh lời trên 100 đơn vị tổng tài sản. Nhìn chung nếu chỉ tiêu này giảm thì ngân hàng phải làm việc nỗ lực hơn, tăng thu dịch vụ và giảm chi phí thì mới có thể duy trì được mức lợi nhuận hiện hành

Bảng 2.13: Bảng tính tổng tài sản sinh lời trên tổng tài sản

2006 2007 2008

Tổng tài sản sinh lời (trđ) 127,300 186,361 269,188

Tổng tài sản (trđ) 129,144 198,518 286,731

Tổng tài sản sinh lời/TTS 98.57% 93.88% 93.88%

Nhìn từ bảng trên ta có thể thấy được rằng qua 3 năm tổng tài sản sinh lời của ngân hàng tăng qua hàng năm cùng với tổng tài sản cũng tăng theo tỷ lệ thuận

năm 2006 là 127 tỷ, năm 2007 là 186 tỷ và năm 2008 là 269 tỷ. Tỷ lệ này có thể cho ta thấy được các dịch vụ của ngân hàng vẫn đáp ứng được yêu cầu của thị trường và

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh nha trang (Trang 65 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)