Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh nha trang (Trang 48 - 102)

5. Kết cấ u:

2.2.Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

2.2.1. Tình hình chung về huy động vốn:

Đối với hoạt động kinh doanh của một số tổ chức kinh tế thì nguồn vốn có một ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức đó. Đối với hoạt động của Ngân hàng cũng vậy, để hoạt động và phát triển tốt thì cần phải có nguồn vốn ổn định. Vì nó quyết định đến quy mô kinh doanh của Ngân hàng. Trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn huy động thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đa số các Ngân hàng hoạt động bằng vốn huy động. Để hiểu rõ hơn về hoạt động của Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Nha Trang thì chúng ta đi sâu vào phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 2.1 : Bảng phân tích tình hình huy động vốn ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn huy động 87,877 119,609 172,769 Tiền gửi có kì hạn 18,240 43,444 62,753 Tiền gửi tiết kiệm 19,694 38,458 55,550 Tiền gửi không kì hạn 49,943 37,707 54,466

(Nguồn : Phòng giao dịch khách hàng MSB Nha Trang)

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên, cụ

thể ở năm 2007 đạt mức 119.609 triệu, tăng 36,11% so với năm 2006, còn năm 2008 đạt mức 172.769 triệu, tăng 44,44% so với năm 2007. Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên do hầu hết các thành phần trong cơ cấu nguồn vốn đều tăng.

Cụ thể là:

- Tiền gửi có kì hạn:

Qua phân tích ta thấy lượng tiền gửi có kì hạn của năm 2007 tăng tới 138,18% so với 2006, còn năm 2008 thì tốc độ tăng đã giảm xuống, chỉ đạt mức 62.753 triệu.

- Tiền gửi tiết kiệm:

Tiền gửi tiết kiệm năm 2007 đạt 38.458 triệu, tăng hơn 95% so với năm 2006, và năm 2008 tăng lên là 55.550 triệu. Sở dĩ đạt được điều này là do ngân hàng áp dụng nhiều hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm hấp dẫn, lãi suất cao như tiết kiệm định kì sinh lời, tiết kiệm gửi tiền nhận lãi ngay, tiết kiệm thưởng lãi suất… đã thu hút rất nhiều khách hàng mà tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng chủ yếu là từ nguồn tiền nhãn rỗi của tầng lớp dân cư. Họ gửi vào ngân hàng với mục đích hưởng lãi và bảo đảm an toàn. Chính vì vậy mà ngân hàng đã đưa ra các chương trình hấp dẫn để

- Tiền gửi không kì hạn:

Tiền gửi không kì hạn chủ yếu là lượng tiền của các tổ chức kinh tế. Loại tiền gửi này dùng để thanh toán và tổ chức kinh tế phải thực hiện đúng những quy

định sau đây:

+ Khách hàng gửi tiền không kì hạn vào ngân hàng phải gửi trực tiếp cho ngân hàng.

+ Trên tài khoản phải luôn đảm bảo số dư để thanh toán. + Có thể rút tiền vào bất cứ lúc nào để thanh toán.

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy loại tiền gửi này cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn huy động. Sự biến động của nguồn này cũng ảnh hưởng đến

cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2008, lượng tiền gửi không kì hạn là 54.466 triệu đồng, tăng 44,44% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự gia tăng là do trên địa bàn có nhiều đơn vị kinh tế hoạt động kinh doanh thuận lợi, do vậy mà lượng tiền gửi của các đơn vị này vào tài khoản tiền gửi của ngân hàng cũng tăng lên,

đồng thời ngân hàng cũng đã thu hút được nhiều khách hàng mới. Điều đó chứng tỏ

rằng ngân hàng đã tạo được uy tín và niềm tin đối với các tổ chức kinh tế. Với

phương châm của ngân hàng là “Tạo lập giá trị bền vững”, ngân hàng MSB luôn mang lại cho khách hàng sự an toàn, tin tưởng khi đến tham gia giao dịch.

Như vậy, qua bảng phân tích cho ta thấy nguồn tiền huy động của ngân hàng

có xu hướng tăng lên. Có được kết quả như vậy là do nỗ lực của tập thể cán bộ làm

công tác huy động vốn và chính sách huy động hợp lý của ngân hàng. Nhờ vậy mà ngân hàng mới đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng trên

địa bàn. Thông qua đó ngân hàng có thể tạo lập được nhiều mối quan hệ và khẳng

định vị trí của mình trước các đối thủ cạnh tranh.

2.2.2. Tình hình chung về sử dụng vốn:

Hoạt động chủ yếu của một ngân hàng thương mại là sử dụng vốn để cho vay nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận và MSB Nha Trang cũng không

nằm ngoài mục đích đó. Để biết thêm về tình hình sử dụng vốn tại MSB Nha Trang ta phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Bảng phân tích tình hình sử dụng vốn

ĐVT: triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2007/2006 2008/2007

Dư nợ ngắn hạn 84,558 75.37% 131,368 78.64% 185,789 77.00% 55.36% 41.43%

Dư nợ trung và dài hạn 27,635 24.63% 35,674 21.36% 55,495 23.00% 29.09% 55.56% Tổng dư nợ cuối kì 112,193 100.00% 167,042 100.00% 241,284 100.00% 48.89% 44.44%

(Nguồn : Phòng tín dụng MSB Nha Trang)

Với mục tiêu mở rộng tín dụng theo phương châm an toàn và hiệu quả thì

MSB Nha Trang đã bám sát tình hình kinh tế cùng với việc đẩy mạnh hoạt động cho vay. Cụ thể là năm 2007 tổng dư nợ đạt 167.043 triệu, tăng gần 49% so với năm 2006, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 55,36%. Năm 2008, tổng dư nợ đạt 241.284 triệu, tăng 44,44% so với năm 2007, dư nợ ngắn hạn đạt 185.789 triệu, tăng

41,43%, trung và dài hạn tăng 55,56%. Có được các con số tăng ấn tượng như vậy

là do ngân hàng đã cho vay với lãi suất thích hợp, mở rộng thêm thị trường cho vay, cung cấp các dịch vụ, sản phẩm cho vay với nhiều hình thức nên thu hút được khách

hàng. Ngân hàng đã không ngừng tìm hiểu thêm nhiều khách hàng mới như cho vay đối với cán bộ công nhân viên làm trong các đơn vị, tổ chức có thu nhập lương ổn

định. Dần dần ngân hàng đã tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng, và có được

lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều.

2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh:

Bất kì một doanh nghiệp nào khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu cơ bản đánh giá toàn bộ kết quả

hoạt động kinh doanh.

Kinh doanh có hiệu quả phải đặt một số chỉ tiêu phù hơp trong từng giai

đoạn của doanh nghiệp để đánh giá. Trong đó chỉ tiêu lợi nhuận thường được sử

dụng và đặt lên hàng đầu. MSB Nha Trang là một đơn vi kinh doanh cũng không

nằm ngoài mục đích trên. Để đánh giá kết quả tài chính của chi nhánh, ta phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Thuyết

minh 2006 2007 2008

(1) (2)

I Thu nhập lãi thuần 3,872 6,931 8,730

1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự VI.24 16,201 26,721 35,870 2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự VI.25 12,329 19,789 27,140

II Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ VI.26 170 209 374

3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 188 237 414 4 Chi phí hoạt động dịch vụ 18 28 40

III Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh

ngoại hối VI.27 18 28 33

IV Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kinh doanh VI.28 0 0 0

V Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán

đầu tư VI.29 0 0 0

Vl Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động khác VI.31 2 3 5

5 Thu nhập từ hoạt động khác 2 3 5 6 Chi phí hoạt động khác 0 0 0

VII Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần VI.30 0 0 0 VIII Chi phí hoạt động VI.32 1,999 4,026 4,600

IX Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2,063 3,145 4,542 X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 445 678 980 XI Tổng lợi nhuận trước thuế 1,618 2,466 3,562

XII Chi phí thuế TNDN VI.33 0 0 0

7 Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 0 0 8 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0

XIII Lợi nhuận sau thuế 1,618 2,466 3,562 XIV Lợi ích của cổ đông thiểu số 0 0 0

Trong các năm qua, mặc dù đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng

thương mại khác trên địa bàn. Thế nhưng, kết quả kinh doanh của chi nhánh không ngừng tăng trưởng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là năm 2007 lợi nhuận đạt 2.466 triệu đồng và năm 2008 là 3.562 triệu đồng, đặc biệt thu nhập lãi thuần tăng mạnh

qua các năm, từ 3.872 triệu trong năm 2006 tới năm 2008 đã đạt tới 8.730 triệu. Kết quả

này phản ánh hoạt động của Ngân hàng đang phát triển, đồng thời phản ánh năng lực tài chính vững mạnh và đây là cơ sởđể nâng cao uy tín trong hoạt động cạnh tranh của ngân hàng. Thu nhập của ngân hàng không ngừng tăng lên. Điều này cho thấy cho thấy chi nhánh đã cho vay, có cơ cấu lãi suất phù hợp, khách hàng tín dụng là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế lớn như Hàng Hải, Hàng không, Bưu chính viễn thông, Thuỷ

sản và chế biến hàng xuất khẩu. MSB đã tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho họ, thông qua các sản phẩm tín dụng truyền thống và hiện đại. Do đó lãi cho vay và tiền gửi chiếm tỷ

trọng cao. Ngoài các hoạt động dịch vụ kinh doanh thì các hoạt động khác cũng có những bước phát triển rất lớn. Ngân hàng đã triển khai thêm nhiều dịch vụđa dạng hoá các sản phẩm nên đã thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch làm thu nhập tăng lên.

2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng: hàng:

2.3.1. Các nhân tố vĩ mô 2.3.1.1. Môi trường pháp lý: 2.3.1.1. Môi trường pháp lý:

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - một lĩnh vực kinh doanh nhạy bén và phức tạp. Do vậy, các ngân hàng nói chung và MSB Nha Trang nói riêng luôn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật. Môi

trường pháp lý, vì thế, có ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng, cụ thể là các chính sách tiền tệ; chính sách tỷ giá; chính sách giá cả…

Đặc biệt trong các lĩnh vực thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử, những văn bản

pháp lý mang tính điều chỉnh chung cho các dịch vụ ngân hàng vẫn còn hạn chế. Một số quy định của pháp luật còn chưa thống nhất, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng các dịch vụ

ngân hàng chưa được đảm bảo tính hiệu quả. Chính những điểm này, đã làm hạn chế việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng và ảnh hưởng sự phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và sự phát triển của MSB Nha Trang nói riêng.

Hiện nay, Hệ thống các quy định pháp luật về Ngân hàng ở Việt Nam đang

ngày càng được cải thiện, phù hợp hơn với thực tế, khắc phục được những mặt còn hạn chế, bổ sung thêm những mặt còn thiếu sót. Tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động và mở rộng dịch vụ và thị trường.

2.3.1.2. Môi trường kinh tế:

Nha Trang đang được coi là một trong những trung tâm kinh tế của miền trung với nền kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển. Trong năm 2008, mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế nhưng Nha Trang vẫn giữđược vị trí cạnh tranh của mình trong cả nước. Và một nền kinh tế phát triển là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động kinh doanh nói chung và sự phát triển của dịch vụ ngân hàng nói riêng. Kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có lãi, hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng nhờ đó mà thu

nhập của người dân cũng tăng lên. Do đó, nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân

hàng như dịch vụ thanh toán, dịch vụ môi giới đầu tư…của người dân cũng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây ở Nha Trang. Ngân hàng sẽ không thể đẩy mạnh phát triển các dịch vụ nếu như các hoạt động kinh doanh nói chung diễn ra một cách trì trệ, kinh tế kém phát triển. Vì thế sự phát triển ổn định của nền kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao là điều kiện cần thiết cho sự phát triển các dịch vụ ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, sự ổn định của tiền tệ cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu như đồng tiền bị mất giá nền kinh tế khủng hoảng sẽ kìm hãm sự phát triển của dịch vụ ngân hàng. Khi đó, doanh nghiệp có xu hướng hạn chế đầu tư, giảm hẳn các khoản vay để đầu tư , các dự án đều không có khả năng tiến hành. Nếu các dự án có được

đề xuất vay để đầu tư, thì việc thẩm định của ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Vì giá trị tiền tệ không ổn định làm cho việc thẩm định dòng tiền và sự khả

thi là rất khó khăn và ít chính xác. Bên cạnh đó, người dân có xu hướng rút tiền để

tiêu dùng và mọi người không muốn sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong trường hợp này, nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng khác cũng bị

hạn chế.

2.3.1.3. Môi trường chính trị xã hội:

Môi trường chính trị - xã hội ở Nha Trang đang ngày càng được cải thiện với hàng loạt các chính sách và chương trình hành động. Dịch vụ ngân hàng chỉ có thể

phát triển trong một môi trường chính trị ổn định, không có nhiều biến động bất

thường. Có như vậy, người dân và doanh nghiệp mới yên tâm bỏ vốn ra để hoạt

động sản xuất kinh doanh, tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội. Từ đó, mới nảy sinh nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Môi trường tại Nha Trang đáp ứng

được hầu như các yêu cầu, và nhìn chung là tương đối thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng.

Trình độ dân trí cũng là một yếu tố cần xét đến. Ngân hàng muốn phát triển dịch vụ thì trước hết phải được khách hàng là công chúng đón nhận. Muốn vậy, họ phải hiểu và nắm bắt được những tiện ích, những điểm lợi khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng cũng như phải hiểu rõ về dịch vụ đó. Điều này phụ thuộc khá lớn vào trình độ của mỗi người dân. Nha Trang là một trong những thành phố lớn của cả nước, chính vì vậy trình độ tri thức của người dân cũng được cải thiện và cách thức tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn. Nhưng nếu nhìn chung và so với các nước khác nước ta vẫn còn nằm trong nhưng nước đang phát triển vì vậy các dịch vụ ngân hàng vẫn chưa được phong phú đa dạng. Tâm lý thích sử dụng tiền mặt trong thanh toán vẫn còn rất cao hơn là các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

2.3.1.4. Sự phát triển của công nghệ ngân hàng:

Rất nhiều các sản phẩm dịch vụ ngân hàng gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ. Đây cũng chính là một yếu tố quyết định đến chất lượng dịch vụ. Trong thời đại hiện nay, điều quan trọng là các ngân hàng phải biết “đi tắt, đón đầu” khai thác những thành tựu của khoa học công nghệ trên thế giới để ứng dụng,

nhưng đồng thời cũng phải biết lựa chọn những công nghệ phù hợp với thực tế và

đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.

Trong thời gian vừa qua, rất nhiều các ngân hàng thương mại Việt Nam nói

chung và MSB nói riêng đã ứng dụng công nghệ hiện đại hoá ngân hàng song thực tế cho thấy trình độ công nghệ ngân hàng Việt Nam vẫn còn ở mức thấp. Do vậy, về lâu dài để phát triển dịch vụ các ngân hàng thương mại Việt Nam và MSB cần phải chú trọng hơn đến yếu tố công nghệ.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh nha trang (Trang 48 - 102)