Thu nhập lãi suất ròng/ Tổng thu nhập:

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh nha trang (Trang 72 - 102)

5. Kết cấ u:

2.4.4.2. Thu nhập lãi suất ròng/ Tổng thu nhập:

Thu nhập lãi suất ròng trên tổng thu nhập: chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng của thu nhập lãi suất ròng trên 100 đơn vị tổng thu nhập. Chỉ tiêu này tăng phản ánh thu nhập từ hoạt động chính của ngân hàng có xu hướng tăng nhanh hơn thu nhập từ

Bảng 2.12: Bảng tính thu nhập lãi suất ròng trên tổng doanh thu

2006 2007 2008

Thu nhập lãi suất ròng (trđ) 3,872 6,931 8,730

Tổng thu nhập (trđ) 4,062 7,171 9,143

Thu nhập lãi suất ròng/ Tổng thu nhập 95.31% 96.66% 95.49%

Trong năm 2008, thu nhập lãi chiếm 95,49%, còn lại là từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và các hoạt động khác. Con số tương ứng của năm 2007 là 96,66%, năm 2006 là 95,31%. Có thể thấy tuy đã có những chiến lược tạo ra những sản phẩm dịch vụ trọn gói từ việc tích hợp những tiện ích khác nhau của các loại hình sản phẩm, từ sản phẩm huy động đến sản phẩm tín dụng và thanh toán nhưng

vẫn chưa đạt được sự đa dạng về cơ cấu doanh thu, doanh thu từ các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối chưa cao. Ngân hàng vẫn đang phụ thuộc rất cao vào hoạt

động tín dụng, một hoạt động chịu nhiều rủi ro. Trong năm 2008 = 95.49% có sự

giảm sút so với năm 2007= 96.66% là do một phần sự khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng ở nước ta. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đa dạng nhưng vẫn gặp rất nhiều khó

khăn trong việc thu hút khách hàng đến với sản phẩm của mình.

2.4.4.3. Tổng tài sản sinh lời/ Tổng tài sản:

Tổng tài sản sinh lời trên tổng tài sản: chỉ tiêu này phản ánh khả năng của ngân hàng sử dụng tài sản vào sinh lời là như thế nào. Nó biểu diễn có bao nhiêu

đơn vị tài sản được sử dụng để sinh lời trên 100 đơn vị tổng tài sản. Nhìn chung nếu chỉ tiêu này giảm thì ngân hàng phải làm việc nỗ lực hơn, tăng thu dịch vụ và giảm chi phí thì mới có thể duy trì được mức lợi nhuận hiện hành

Bảng 2.13: Bảng tính tổng tài sản sinh lời trên tổng tài sản

2006 2007 2008

Tổng tài sản sinh lời (trđ) 127,300 186,361 269,188

Tổng tài sản (trđ) 129,144 198,518 286,731

Tổng tài sản sinh lời/TTS 98.57% 93.88% 93.88%

Nhìn từ bảng trên ta có thể thấy được rằng qua 3 năm tổng tài sản sinh lời của ngân hàng tăng qua hàng năm cùng với tổng tài sản cũng tăng theo tỷ lệ thuận

năm 2006 là 127 tỷ, năm 2007 là 186 tỷ và năm 2008 là 269 tỷ. Tỷ lệ này có thể cho ta thấy được các dịch vụ của ngân hàng vẫn đáp ứng được yêu cầu của thị trường và khách hàng. Duy trì ở mức trên 93%, đây cũng là một tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên có một sự giảm sút của tỷ lệ này trong năm 2007 so với 2006 từ 98.57% xuống còn 93.88%, nguyên nhân là do năm 2007 là năm phát triển mạnh của ngành ngân hàng, mở thêm nhiều dịch vụ mới, cạnh tranh khốc liệt hơn giữa các ngân hàng thương

mại nên làm cho tỷ lệ này giảm sút. Ngân hàng đã cố gắng thể hiện và phát triển

hơn trong năm 2008 giữ vững được tỷ lệ này trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu của ngành tài chính.

Nhìn chung có thể nói khả năng sinh lời của MSB chỉ đạt ở mức trung bình, tuy khả năng trong việc sử dụng tài sản là khá tốt, không tạo được mức tăng trưởng

ấn tượng hay đột phá, đồng thời cơ cấu thu nhập thiếu sự đa dạng, chủ yếu vẫn là thu nhập từ lãi (chiếm tới hơn 95% trong tổng thu nhập). Tình trạng này thể hiện ngân hàng vẫn đang phụ thuộc rất cao vào hoạt động tín dụng, mặc dù các dịch vụ

mà ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng là vô cùng phong phú và chất lượng

(như các dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ tài trợ thương mại,…), cho thấy tình trạng

marketing ngân hàng chưa được thực hiện tốt, khách hàng vẫn chưa được tiếp cận

đầy đủ với các tiện ích mà ngân hàng có thể mang lại.

2.4.5. Khả năng thanh khoản:

Phần lớn nguồn tiền trong ngân hàng thương mại là các khoản tiền gửi phải trả khi có yêu cầu. Do vậy ngân hàng thường xuyên phải đối đầu với nhu cầu chi

trả. Nếu yêu cầu này của khách hàng không được thực hiện ngay, nguồn tiền gửi có thể bị giảm sút nhanh chóng, thậm chí có thể làm cho ngân hàng bị phá sản. Hoạt

động chủ yếu của ngân hàng là cấp tín dụng, do vậy ngân hàng phải có trách nhiệm

đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng hợp pháp của khách hàng. Thực hiện chức năng

trung gian tài chính, trung gian thanh toán, ngân hàng thường xuyên phải duy trì khả năng thanh toán, tức duy trì thanh khoản của ngân hàng. Tiếp sau đây là các chỉ

tiêu phản ánh vể khả năng thanh khoản của ngân hàng MSB Nha Trang sẽ cho ta thấy rõ hơn các quy định đối với ngân hàng và khả năng thanh khoản của ngân hàng MSB Nha Trang.

2.4.5.1. Nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn:

Khả năng thanh khoản là một chuẩn mực đối với hoạt động của ngân hàng.

Đây là một chi tiêu rất nhạy cảm. Trong thực tế cho thấy một ngân hàng có chất

lượng tài sản Có tốt nhưng khi có một khoản tiền rút ra mà ngân hàng không có khả năng chi trả sẽ dẫn đến bất tín nhiệm của khách hàng. Chính vì vậy mà Ngân hàng

Nhà nước đã có “Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” số: 457/2005/ QĐ – NHNN. Trong quy định này đã quy định tỷ lệ tối đa

của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với các ngân

hàng thương mại là 40%. Dưới đây ta phân tích về nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn của MSB Nha Trang trong cho vay trung và dài hạn để nhận xét về khả năng sử

Ta có bảng số liệu về nguồn vốn ngắn hạn như sau: Bảng 2.14: Bảng tính nguồn vốn ngắn hạn ĐVT: triệu đồng 2006 2007 2008 1.Tiền gửi của các TCTD khác 0 0 0 2. Tiền gửi của TCKT và cá nhân - Tiền gửi không kì hạn 46,342 33,508, 48,400 - Tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng 8,755 22,591 31,376 3. Tiền gửi tiết kiệm - Tiền gửi không kì hạn 500 781 1,128 - Tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng 7,678 20,722 28,299 4. Tiền gửi ký quỹ 3,600 4,199 6,065 5. Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn 9,469 4,689 6,744 6. Chênh lệch lớn giữa tiền vay của TCTD khác và

tiền cho TCTD đó vay có kì hạn dưới 12 tháng 0 0 0

Tổng 76,344 86,490 122,014

Theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà Nước, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn mà

MSB được sử dụng để cho vay trung và dài hạn theo quy định là 40%, nghĩa là lấy tổng nguồn vốn ngắn hạn huy động được nhân với 40% ta sẽ thấy được số vốn ngân hàng có thể dùng để cho vay trung và dài hạn. Cụ thể trong từng năm là:

Năm 2006: 40% * 76,344 = 30,538

Năm 2007: 40% * 86,490 = 34,596

Năm 2008: 40% * 122,014 = 48,806

Như vậy nguồn vốn Ngắn hạn được phép sử dụng là năm 2006 hơn 30 tỷ,

năm 2007 là 34 tỷ, và năm 2008 là 48 tỷ. Ta thấy có sự gia tăng qua từng năm

chứng tỏ nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng huy động đã tăng đều qua các năm.

Mở rộng nguồn vốn để cho vay trung và dài hạn đầu tư vào nhiều dự án lớn. Tiếp theo là số liệu về nguồn vốn huy động dài hạn của ngân hàng và nguồn vốn để cho

vay trung và dài hạn. Nguồn để cho vay trung và dài hạn được thể hiện qua bảng phân tích sau:

Bảng 2.15: Bảng tính nguồn cho vay trung và dài hạn

ĐVT: triệu đồng 2006 2007 2008 Tiền gửi dài hạn của cá nhân và tổ chức 9,485 20,853 31,376 Tiền gửi tiết kiệm dài hạn 11,517 16,955 26,123 Vốn tự có 0 0 0 Tổng 21,002 37,808 57,499

Sau có được tổng ngồn vốn được phép cho vay trung và dài hạn, chi nhánh Ngân hàng MSB – NT có thể sử dụng trong khoản nguồn đó để cho vay. Dựa vào bẳng số liệu được ngân hàng cung cấp về các khoản đầu tư trung và dài hạn dưới

đây.

Các khoản đầu tư trung và dài hạn:

Bảng 2.16: Bảng tính các khoản đầu tư trung và dài hạn

ĐVT: triệu đồng

Cấp tín dụng trung hạn 21,857 20,412 36,193

Cấp tín dụng dài hạn 5,778 15,262 19,303

Góp vốn, đầu tư dài hạn 0 0 0

Tài sản cố định 1,358 11,205 16,186

Tổng 28,993 46,880 71,681

Dựa vào các bảng trên ta có thể thấy, ví dụ như trong năm 2008, để trang trải cho khoản cho vay 71.681 triệu đồng, MSB đã sử dụng 57.499 triệu đồng của nguồn cho vay trung và dài hạn và phần còn lại lấy trong 48.806 triệu đồng của nguồn vốn ngắn hạn được phép sử dụng. Như vậy nghĩa là MSB đã sử dụng đúng

2.4.5.2. Hệ số thanh toán nhanh:

Theo công thức:

Hệ số thanh toán nhanh = (Tiền và các khoản tương đương tiền + đầu tư tài chính

ngắn hạn + các khoản phải thu) / Nợ ngắn hạn Ta có bảng tính như sau:

Bảng 2.17: Bảng tính hệ số thanh toán nhanh

2,006 2,007 2,008 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 1,102 3,131 4,523 Tiền gửi tại NHNN 5,268 14,945 21,587 Tiền gửi tại các TCTD khác 8,738 1,242 1,794 Cho vay khách hàng 112,193 167,043 241,284 Tài sản Có khác 486 952 1,357 Nợ ngắn hạn 76,344 86,490 122,014

Hệ số thanh toán nhanh 1.67 2.17 2.22

Theo bảng trên ta có thể thấy hệ số thanh toán nhanh của MSB Nha Trang

luôn đạt mức lớn hơn 1, và không ngừng tăng lên qua các năm, đến năm 2008 đã

đạt mức 2,22 lần. Nguyên nhân chính là các khoản phải thu từ cho vay khách hàng

tăng mạnh qua các năm, với tốc độ tăng nhanh hơn so với các khoản nợ ngắn hạn. Do phần tài sản sinh lời chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng mạnh nên vừa đạt được khả năng thanh toán nhanhở mức tốt, vừa đảm bảo khả năng sinh lời.

2.4.5.3. Tổng dư nợ tín dụng/ Tổng tiền gửi:

Tổng dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi: chỉ tiêu này được biết đến như là tỷ

lệ “tín dụng trên tiền gửi”, phản ánh khả năng của ngân hàng sử dụng tiền gửi để

cho vay (tạo tài sản chịu rủi ro) là như thế nào. Đây cũng là một trong những chỉ

tiêu phản ánh khả năng thanh khoản của ngân hàng. Chỉ tiêu này thấp phản ánh tính thanh khoản của ngân hàng càng cao.

Bảng 2.18: Bảng tính tổng dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi:

2006 2007 2008

Tổng dư nợ tín dụng (trđ) 112,193 167,043 241,284

Tổng tiền gửi (trđ) 87,877 119,609 172,769

Tổng dư nợ tín dụng/ Tổng tiền gửi 1.28 1.40 1.40

Nhìn vào bảng trên ta thấy được tổng dự nợ tín dụng của chi nhánh tăng qua các năm từ năm 2006 là 112 tỷ tới năm 2008 đã lên tới 241 tỷ đồng. Qua bảng trên ta có thể thấy ngay rằng chi nhánh đã sử dụng tốt nguồn vốn huy động được để cho

vay. Nhưng tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tiền gởi lại là một tỷ lệ khá cao so với toàn ngành. Cụ thể là tỷ lệ cho vay trên huy động tiền gửi là xấp xỉ 140% cho năm 2007 và 2008, năm 2006 là 127%, và mức toàn ngành là 107%, điều này gây ra một sự đe dọa tiềm ẩn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

2.4.5.4. Hệ số khả năng chi trả:

Tại nước ta quy định tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tỷ lệ tối thiểu phải bằng 1 giữa tài sản Có có thể thanh toán ngay so với các tài sản Nợ phải thanh toán ngay.

Theo bảng tính ra có thể thấy MSB luôn duy trì tỷ lệ khả năng chi trảở mức không những lớn hơn 1 theo quy định mà còn rất cao. Có thể thấy ngay có được con số đó là do lượng tài sản Có có thể thanh toán ngay rất lớn. Tỷ lệ này không ngừng

tăng lên, từ 2,83 ở năm 2006, đến 3,16 ở năm 2007 và 3,71 ở năm 2008. Cho thấy ngân hàng rất chú trọng đến sự an toàn của chính bản thân ngân hàng và sự an toàn của khách hàng, đảm bảo có thể đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng

Bảng 2.19: Bảng tính hệ số khả năng chi trả

ĐVT: đồng

2006 2007 2008 Tỷ lệ 2006 2007 2008

Tài sản Có có thể thanh toán ngay 27,369,779,085 40,005,192,708 75,103,919,313

Tiền mặt, vàng 1,101,893,208 3,131,251,915 4,522,919,432 100% 1,101,893,208 3,131,251,915 4,522,919,432 Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 5,267,504,350 14,944,760,462 21,586,876,223 100% 5,267,504,350 14,944,760,462 21,586,876,223 Tiền gửi không kì hạn tại các TCTD 3,932,001,452 658,229,214 843,140,565 100% 3,932,001,452 658,229,214 843,140,565 Tiền gửi có kì hạn tại các TCTD đến hạn thanh toán 1,922,311,821 223,549,544 376,722,380 100% 1,922,311,821 223,549,544 376,722,380 Khoản cho vay tổ chức, cá nhân đến hạn 16,828,964,727 23,386,001,747 53,082,511,903 90% 15,146,068,254 21,047,401,573 47,774,260,712

Tài sản Nợ phải thanh toán ngay 9,659,939,498 12,669,540,799 20,216,886,622

Tiền gửi không kì hạn của tổ chức,

cá nhân 46,342,498,245 33,508,025,571 48,400,481,380 15% 6,951,374,737 5,026,203,836 7,260,072,207 Tiền gửi có kì hạn của tổ chức,

cá nhân đến hạn thanh toán 2,553,600,000 7,385,524,200 12,550,564,000 100% 2,553,600,000 7,385,524,200 12,550,564,000 Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn 499,886,327 781,250,798 1,128,473,376 15% 74,982,949 117,187,620 169,271,006 Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn

đến hạn thanh toán 79,981,812 140,625,144 236,979,409 100% 79,981,812 140,625,144 236,979,409

Tỷ lệ tài sản Có có thể thanh toán

Nhìn chung MSB Nha Trang có khả năng thanh khoản rất tốt với hệ số khả năng chi trả đạt mức xung quanh 3 lần, tuy có sự đe dọa tiềm ẩn về khả năng chi

trả trong tương lai do khoản tổng dư nợ tín dụng lớn hơn tổng tiền gửi, nhưng hệ số

thanh toán nhanh lại đạt mức trên 2 lần, điều này cho thấy ngân hàng rất chú trọng

đến việc bảo đảm an toàn cho chính bản thân ngân hàng và cho khách hàng. Trong

tương lai, ngân hàng cần tìm biện pháp để kéo tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi về mức xấp xỉ 1.

2.5. Nhận xét chung về hoạt động quản trị ngân hàng qua phân tích mô hình CAMEL:

Qua phân tích trên, ta có thể thấy nhìn chung trong 3 năm 2006, 2007, 2008

ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Nha Trang hoạt động tương đối tốt, đáp ứng

đầy đủ các yêu cầu của pháp luật. Các chỉ số đạt được phần lớn ở mức cao, đặc biệt về khả năng thanh khoản. Về chất lượng tài sản Có, chính sách mở rộng tín dụng có kiểm soát và thận trọng của MSB Nha Trang đã phần nào phát huy tác dụng khiến tỷ lệ nợ xấu ở mức tương đối thấp, tuy nhiên việc giảm tỷ lệ nợ xấu xuống luôn là một hoạt động cần thiết, đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng tài sản Có. Chất

lượng tài sản Có còn được thể hiện ở cơ cấu tài sản ở mức hợp lý khi duy trì được tỷ

lệ tài sản Có sinh lời trên tổng tài sản Có nội bảng ở mức cao trên 75% trong cả 3

năm. Về năng lực quản trị, qua quan sát và tìm hiểu có thể thấy MSB Nha Trang thực hiện khá tốt ở các mặt : đưa ra được kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng và có hiệu quả; tuân thủ tốt các thủ tục và quy trình trong giao dịch kinh doanh; có bộ máy tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn; có chính sách nhân sự hợp lý,… do đó đã đạt được các thành công rõ rệt trong hiệu quả kinh doanh và làm tăng độ tín nhiệm của ngân hàng trong môi

trường kinh doanh. Về khả năng sinh lời, tuy khá tốt trong việc sử dụng tài sản

nhưng khả năng sinh lời của MSB Nha Trang chỉ đạt ở mức trung bình, tăng trưởng chậm; đồng thời cơ cấu doanh thu thiếu sự đa dạng, thu từ dịch vụ còn quá ít, chủ

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh nha trang (Trang 72 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)