Tiếng Việt : THÀNH NGỮ

Một phần của tài liệu kế hoạch giảng dạy ngữ văn 6 (13) (Trang 149 - 154)

- Hiểu được thế nào là thành ngữ.

- Nhận biết thành ngữ trong văn bản; Hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản.

- Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ.

II.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Khái niệm thành ngữ.

- Nghĩa của thành ngữ.

- Chức năng của thành ngữ trong câu.

- Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.

2. Kĩ năng:

a .Kĩ năng chuyên môn:

- Nhận biết thành ngữ.

- Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.

b.Kĩ năng sống:

- Ra quyết định : lựa chon cách sử dụngthành ngữ. phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân

- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng

thành ngữ.

3. Thái độ:

- Sử dụng các thành ngữ trong giao tiếp.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài, chuẩn bị bảng phụ

2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi phần I, II SGK IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ :Câu hỏi 1. Thế nào là từ đồng âm?

2. Nêu cách sử dụng từ đống âm? Cho ví dụ?

Đáp án và biểu điểm.

Câu Đáp án Điể

m Câu 1 - Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác

xa nhau, không liên quan gì với nhau

3 đ Câu 2 - Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai

nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi.

3 đ HS lấy ví dụ có thể không giống với GV miễn dúng theo y/c là được 4 đ 2. Bài mới : GV giới thiệu bài

- Giới thiệu bài: Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày nhiều lúc để cho lời nói được thêm sinh động ,gây ấn tượng mạnh mẽ, chúng ta hay sử dụng một số cụm từ mà

người ta gọi là thành ngữ .Những thành ngữ này chiếm một khối lượng lớn trong tiếng việt .Vậy thành ngữ là gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu .

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu thành ngữ là gì? (10

phút) I. THÀNH NGỮ LÀ GÌ?

* Bảng phụ VD SGK 1. Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không?

Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không?

2. Từ nhận xét trên em rút ra được kết luận gì về đặc điểm, cấu tạo của cụm từ

"lên thác xuống ghềnh"

3. Cụm từ "lên gách xuống ghềnh" có nghĩa là gì?

4. "Nhanh như chớp"

nghĩa là gì?

5. Em hiểu gì về nghĩa của thành ngữ?

6. Nghĩa của thàng ngữ có bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa của các từ tạo nên nó không?

- HS quan sát - HS trả lời:

+ Không thể thay từ khác

+Không thể chêm, xen một vài từ khác.

+ Không thể thay đổi vị trí các từ.

- HS giải thích của 2 cụm từ

- HS trả lời: Mỗi TN đều biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh.

Dựavào 2 ý của ghi nhớ 1 để trả lời

1. Ví dụ:

Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

*Cụm từ "lên thác xuống ghềnh" là cụm từ cố định, không thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác hay chêm xen hoặc thay đổi vị trí các từ.

- Nghĩa của "lên thác xuống ghềnh": lênh đênh, phiêu bạt, vất vả.

- Nhanh như chớp: hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác.

* Mỗi thành ngữ đều biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

* Nghĩa của TN: có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen, có thể thông qua phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh

7. Em rút ra kết luận gì về cấu tạo và định nghĩa của thành ngữ?

- Đọc ghi nhớ 1 trong SGK

2. Ghi nhớ: SGK/144

Hoạt động 2: Sử dụng thành ngữ (8 phút)

II. Sử dụng thành ngữ 8. Xác nhận vai trò ngữ

pháp của các thành ngữ

- Xác định chức vụ NôNG NGHIệP của

1. Ví dụ:

trong các câu sau? hai thành ngữ - Bảy nổi ba chìm: làm VN - Tắt lửa tôi đèn: phụ ngữ của danh từ "khi".

9. Theo em thành ngữ có thể giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?

10. Hãy phân tích cái hay của việc dùng thành ngữ trong hai câu trên?

- HS trả lời

- Ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng và tính biểu cảm cao.

2. Ghi nhớ: + ý 1 (ghi nhớ 2) + ý 2 (ghi nhớ 2)

11. Sử dụng thành ngữ có tác dụng gì?

12. Bài học hôm nay cần ghi nhớ những đơn vị kiến thức nào?

- HS nhắc lại các ND đã học

Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (20 phút)

III. LUYỆN TẬP 13. Thi tìm nhanh các

thành ngữ

- HS lên bảng tìm trong 3 phút

Bài tập 1

Bài tập 2 (BT1 SGK) 14. Tìm các thành ngữ và

giải nghĩa

- Mỗi HS làm một phần

a. Sơn hào hải vị: món ăn quý hiểms lấy từ trên rừng, dưới biển.

Nem công chả phượng: món ăn sang trọng quý hiếm.

b. Tứ cố vô thân: nghèo khổ và không người thân.

Khoẻ như voi: rất khoẻ

c. Da mồi tóc sương: người cao tuổi

15. Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn (Phần còn lại HS tự làm ở nhà)

Bài tập 3:

- Lời ăn tiếng nói.

- Một nắng hai sương.

- Ngày lành tháng tốt.

Bài tập 4:

- TN có hình ảnh ẩn dụ: chuột sa chĩnh gạo, đầu voi đuôi chuột, lên voi xuống chó.

- TN có phương thức tổ chức ý nghĩa khác nhau: chó ngáp phải ruồi, lúng túng như gà mắc tóc….

- TN đồng nghĩa, gần nghĩa:

qua cầu rút ván, khỏi vòng cong đuôi…

3.củng cố :

- Thế nào là thành ngữ? Lấy Vd?

4. dặn dò : - Thuộc ghi nhớ;

- Tập đặt câu với một số thành ngữ

- Chuẩn bị bài: cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.

Lớp 7 tiết tkb:...ngày giảng:.../.../2012 sĩ số :...vắng :...

Một phần của tài liệu kế hoạch giảng dạy ngữ văn 6 (13) (Trang 149 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(456 trang)
w