CÁC PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ

Một phần của tài liệu kế hoạch giảng dạy ngữ văn 6 (13) (Trang 298 - 301)

TIẾT 91: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ

- Phân tích tình huống giao tiếp để lựa chọn cách tạo lập các đoạn văn nghị luận theo những yêu cầu khác nhau.

- Thực hành viết tích cực : tạo lập đoạn văn nghị luận,nhận xét về cách viết đoạn văn nghị luận theo các thao tác lập luận và đảm bảo tính chuẩn xác , hấp dẫn.

- Thảo luận trao đổi để xác định đặc điểm, cách sử dụng thao tác lập luận khi viết các đoạn văn nghị luận cụ thể.

IV. PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới : GV giới thiệu bài

- Quy trình của một bài bài văn chứng minh cũng nằm trong quy trình làm một bài văn nghị luận, một bài văn nói chung. Nghĩa là nhất thiết cần phải tuân thủ lần lượt các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa bài. Nhưng với kiểu bài nghị luận chứng minh vẫn có những cách thức cụ thể riêng phù hợp với đặc điểm của kiểu bài này.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY

*HOẠT ĐỘNG 1 Ôn các bước làm bài văn lập luận chứng minh

? Em hãy nêu cách làm một bài văn lập luận chứng minh ?

? Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì ? Em hiểu “ ăn qủa nhớ kẻ trồng cây” và “uống nước nhớ nguồn” là gì ? - Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng

GV: Chốt kiến thức.

Hs: Nắm chắc, hiểu rõ khái niệm.

- Yêu cầu đưa ra và phân tích những chứng cứ thích hợp để cho người đọc người nghe thấy rõ điều đó được nêu ở đề bài là đúng đắn, là có thật.

*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập

1. Bài tập 1:

? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? - HS: Thảo luận trình bày bảng.

I. TÌM HIỂU CHUNG:

* Đề bài :

Chứng minh rằng nhân dân VN từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ uống nước nhớ nguồn”

II. LUYỆN TẬP:

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

a. Xác định yêu cầu chung

- Cần chứng minh nhân dân VN từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ uống nước nhớ nguồn”

- GV: Chốt ghi bảng

? Nếu là người cần được chứng minh thì em có đòi hỏi phải diễn giải rõ hơn ý nghĩa của 2 câu tục ngữ ấy không ? Em sẽ diễn giải ý nghĩa của 2 câu tục ngữ ấy như thế nào ? - ( HSTLN)

- Cần diễn giải rõ nghĩa 2 câu tục ngữ - “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - “Uống nước nhớ nguồn” khuyên chúng ta phải nhớ đến gốc gác, cội nguồn

? Tìm những biểu hiện của đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn trong thực tế ?

-Cho hs tìm hiểu lại phần mở bài, kết bài ở tiết trước để viết đoạn văn

? Em hãy áp dụng điều đã học để chứng minh cho một luận điểm của dàn bài mà em đã xây dựng ?

- HS: Trình bày trước lớp – HS nhận xét – GV tổng hợp nhân xét

- Từ đó cho biết 2 câu tục ngữ thể hiện điều gì ? Lòng biết ơn .

- Chứng minh theo cách nêu lí lẽ sau đó đưa ra dẫn chứng xác thực để minh hoạ.

2. Lập dàn bài

+ MB: Giới thiệu 2 câu tục ngữ và nói rõ tư tưởng mà nó muốn thể hiện

+ TB: Dùng lí lẽ để phân tích

- Lấy một số dẫn chứng cụ thể theo trình tự thời gian từ xưa đến nay để đúc kết vấn đề +KB: Rút ra kết luận và bài học.

3. Viết bài

- Hướng dẫn hs làm 4. Đọc và sửa bài

VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :

- Nhắc lại các bước làm bài văn lập luận chứng minh.Viết bài hoàn chỉnh - Học bài để chuẩn bị bài “ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ”

VII. RÚT KINH NGHIỆM

………

………

……….

………

………

……

****************************************************

Ngày soạn: 13/02/2012 Ngày dạy: 15/02/2012

Tiết 93 : ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

- Phạm Văn Đồng-

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Thấy được đức tính giản dị là phẩm chất cao quý của Bác Hồ qua đoạn văn nghị luận đặc sắc.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.

- Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi mọi người , trong

việc làm và trong dử dụng ngôn ngữ nói, viết hàng ngày.

- Cách nêu dẫn chứng và bình luận nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.

2. Kĩ năng:

a. Kỹ năng chuyên môn

- Đọc - Hiểu văn bản nghị luận xã hội.

- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận .

b. Kỹ năng sống

- Tự nhận thức được những đức tính giản dị bản thân cần học tập ở Bác

- Làm chủ bản thân : xác định được mục tiêu phấn đấu rèn luyện về lối sống của bản thân theo tấm

gương của Chủ tịch HCM khi bước vào thế kỷ mới.

- Giao tiếp ,trình bày, trao đổi suy nghĩ, ý tưởng , cảm nhận của bản thân về lối sống giản dị của Bác

3. Thái độ:

- Nhớ và thuộc được 1 số câu văn hay, tiêu biểu trong bài, học tập theo lối sống giản dị của Bác.

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

- Học theo nhóm : thảo luận, trao đổi, phân tích những đặc điểm của đức tính giản dị của Chủ tịch HCM và

lối sống của lớp thanh niên hiện nay và về lối sống của bản thân, trong bối cảnh mới.

- Minh họa : Bằng hình, tranh ảnh về lối sống giản dị của Chủ tịch HCM .

- Viết sáng tạo về đức tính giản dị của Chủ tịch HCM , những đức tính giản dị cần được chuẩn bị cho mỗi

cá nhân

- Động não : suy nghĩ rút ra những bài học thiết thực về đức tính giản dị của Chủ tịch HCM .

Một phần của tài liệu kế hoạch giảng dạy ngữ văn 6 (13) (Trang 298 - 301)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(456 trang)
w