CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
1.1. Cơ sở lý thuyết về CDCC ngành kinh tế
1.1.2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Các nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam đều đã bàn tới các nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhƣng tùy theo mức độ và với đối tƣợng nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên có thể có thể rút ra những nội dung sau:
a. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo sản lượng đầu ra
Từ tổng hợp kết quả các nghiên cứu và mục 1.1.1. trên, có thể trình bày khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành theo sản lƣợng đầu ra nhƣ sau:
CDCC ngành kinh tế theo sản lượng đầu ra là sự thay đổi của cấu trúc sản lượng của các ngành kinh tế trong tổng sản lượng của nền kinh tế theo thời gian và phù hợp với trạng thái và trình độ phát triển kinh tế xã hội và các điều kiện nhất định.
Nhƣ vậy CDCC ngành kinh tế theo sản lƣợng đầu ra sẽ là cách tiếp cận xem xét sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế dựa vào những thay đổi mức sản lƣợng của các
ngành trong tổng sản lƣợng nền kinh tế. Sản lƣợng của mỗi ngành chính là kết quả sản xuất, phản ánh trình độ sản xuất và hiệu quả phân bổ nguồn lực của ngành.
Các nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam khi nghiên cứu CDCC ngành kinh tế đều xem xét thay đổi của tỷ trọng đóng góp của các ngành vào kết quả sản lƣợng của nền kinh tế. Nhƣ trong nghiên cứu quá trình phát triển của (Walter W.
Rostow1960), mô hình thay đổi cơ cấu của Hollis Chenery (1974), Mô hình tân cô điển hay Harry Oshima (1986). Các nghiên cứu ở Việt Nam cũng xem xét sự thay đổi của tỷ trọng đóng góp của các ngành kinh tế vào sản lƣợng chung. Chẳng hạn Tổng cục Thống kê Việt Nam sử dụng khi công bố báo cáo tình hình kinh tế xã hội Việt Nam hàng năm hay trong niên giám thống kê, hay các nghiên cứu trình bày trên cũng sử dụng cách này.
Theo các lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế nêu trên trong dài hạn, dưới tác động của tiến bộ công nghệ và xu hướng thay đổi cơ cấu tiêu dùng của dân cư mà tỷ trọng đóng góp vào sản lƣợng của ngành truyền thống nhƣ nông nghiệp giảm dần dù rằng ngành này vẫn phát triển. Trong khi tỷ trọng đóng góp của các ngành nhƣ công nghiệp và dịch vụ lại tăng lên liên tục. Sự gia tăng nhanh tỷ trọng của các ngành kinh tế hiện đại này so với ngành truyền thống là do tăng trưởng của các ngành này nhanh hơn.
Trong quá trình tăng trưởng kinh tế dài hạn mà được biểu hiện bằng GDP/ng thì diễn ra hai quá trình trái chiều nhau. GDP/ng tăng thì tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp trong tổng sản lƣợng của nền kinh tế tăng trong khi tỷ trọng này của ngành nông nghiệp lại giảm (Hollis Chenery (1974)).
Nhƣ vậy xu thế CDCC ngành kinh tế theo sản lƣợng đầu ra trong dài hạn là tỷ trọng của các ngành kinh tế hiện đại, có trình độ công nghệ cao hơn sẽ ngày càng tăng và tỷ trọng các ngành truyền thống ngày càng giảm. Tuy nhiên trong ngắn hạn xu thế này không phải lúc nào cũng rõ nét. Ngoài ra xu thế này cũng thể hiện đối với các ngành kinh tế cấp II, III… như thường gọi là chuyển dịch trong nội bộ ngành.
Dưới đây là một số xu hướng chính về CDCC ngành kinh tế:
- Tỷ trọng sản lƣợng hay giá trị của ngành nông nghiệp giảm trong GDP hay sản lượng sản xuất trong khi tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng;
- Trong ngành công nghiệp xu thế dài hạn là tỷ trọng sản lƣợng hay giá trị các ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng dần trong sản lƣợng hay giá trị ngành công nghiệp;
- Trong nông nghiệp theo nghĩa hẹp thì tỷ trọng giá trị ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần… nhưng điều này cũng tùy thuộc địa bàn;
- Trong ngành dịch vụ thì tỷ trọng dịch vụ chất lƣợng cao dần tăng lên…
Tiêu chí phản ảnh:
- Tỷ trọng và mức thay đổi tỷ trọng sản lƣợng của ngành nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ trong GDP hay tổng giá trị sản xuất;
- Tỷ trọng và mức thay đổi tỷ trọng sản lƣợng của ngành cấp II trong GDP ngành cấp I hay tổng giá trị sản xuất ngành cấp I;
- Sự thay đổi của góc chuyển dịch cơ cấu theo ngành - φ b. CDCC ngành kinh tế theo yếu tố đầu vào
Phần này sẽ xem xét CDCC ngành kinh tế theo cách tiếp cận đầu vào. Những thay đổi tỷ trọng đầu vào với các ngành vừa phản ảnh vị thế của ngành và ƣu tiên phát triển các ngành trong nền kinh tế, vừa thể hiện định hướng và hiệu quả phân bổ nguồn lực của nền kinh tế.
Trên cơ sở tổng hợp kết quả các nghiên cứu và mục 1.1.1. trên, có thể trình bày khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành theo đầu vào nhƣ sau.
CDCC ngành kinh tế theo đầu vào là sự thay đổi của cấu trúc các yếu tố đầu vào như vốn, lao động của các ngành kinh tế trong tổng số các yếu tố của nền kinh tế theo thời gian và phù hợp với trạng thái và trình độ phát triển kinh tế xã hội và các điều kiện nhất định.
Nền tảng lý thuyết CDCC ngành kinh tế theo yếu tố đầu vào là (i) Nhóm lý thuyết mô hình tăng trưởng kinh tế như Cổ điển và Tân cổ điển và Hiện đại. Các lý thuyết này đã chỉ ra cách thức phân bổ nguồn lực nhƣ vốn, lao động và công nghệ
vào nền kinh tế trong các điều kiện nhất định. (ii) Nhóm lý thuyết về CDCC kinh tế nhƣ Lý thuyết về năng suất lao động của A. Fisher (1935), Mô hình hai khu vực của Lewis, A. W. (1954)… đều đã đề cập tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gắn liền với việc dịch chuyển yếu tố đàu vào lao động giữa các khu vực trong nền kinh tế.
Việc chuyển dịch lao động từ khu vực năng suất lao động thấp - khu vực nông nghiệp sang khu vực có năng suất cao hơn - khu vực công nghiệp đã làm thay đổi hiệu quả kinh tế. Không những vậy quá trình chuyển dịch lao động này còn tác động tới thay đổi tích lũy và tiêu dùng theo hướng tích cực hơn. Từ đây có thể nhận diện xu thế CDCC ngành kinh tế theo đàu vào mang tính chất dài hạn nhƣ sau:
- Tỷ trọng đầu vào cho ngành truyền thống có năng suất thấp nhƣ nông lâm thủy sản giảm dần và tập trung nhiều hơn cho các ngành hiện đại có năng suất cao nhƣ công nghiệp và dịch vụ;
- Tỷ trọng đầu vào phân bổ cho các ngành có tốc độ tăng năng suất lao động thấp giảm dần và tăng dần cho các ngành có tốc độ tăng năng suất cao.
Các tiêu chí phản ảnh
- Tỷ trọng và mức thay đổi tỷ trọng đầu vào của ngành nông lâm thủy sản, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ trong tổng yếu tố đầu vào của nền kinh tế;
- Tỷ trọng và mức thay đổi tỷ trọng đầu vào của ngành có tốc độ tăng năng suất lao động thấp và của các ngành có tốc độ tăng năng suất cao.
- Sự thay đổi của góc chuyển dịch cơ cấu theo ngành - φ
1.2. Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của CDCC ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế
Phần này sẽ đề cập tới những khía cạnh về cơ lý luận về chủ đề này. Những nội dung này đƣợc khái quát từ các nghiên cứu khác nhau có liên quan tới vấn đề này. Tuy rằng ít có nghiên cứu trực tiếp giảm quyết vấn đề này.
1.2.1. Ảnh hưởng của CDCC ngành kinh tế tới NSLĐ
Năng suất lao động là một chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng, phản ánh hiệu quả của tăng trưởng kinh tế. Nâng cao năng suất lao động vừa là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu. Theo chiều ngược lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
cũng sẽ tác động tới nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế. Các lý thuyết liên quan tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhƣ của A. Fisher (1935), Lewis, A. W. (1954), hay Hollis Chenery (1974)… đều đã đề cập tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gắn liền với việc dịch chuyển lao động giữa các khu vực trong nền kinh tế. Việc chuyển dịch lao động từ khu vực năng suất lao động thấp - khu vực nông nghiệp sang khu vực có năng suất cao hơn - khu vực công nghiệp đã làm thay đổi hiệu quả kinh tế. Không những vậy quá trình chuyển dịch lao động này còn tác động tới thay đổi tích lũy và tiêu dùng theo hướng tích cực hơn. Tất cả những thay đổi này đã thúc đẩy tăng trưởng.
Ngoài ra, ảnh hưởng của CDCC ngành kinh tế tới năng suất lao động theo cách tiếp cận khác nhau. Có thể điểm qua một số nghiên cứu sau. Clark W.
Reynolds (1980) sử dụng phương pháp phân tích tăng trưởng năng suất của các vùng và ngành kinh tế (SSA) ở Mehyco đã chỉ ra những ành hưởng từ thay đổi trong cơ cấu ngành và vùng với năng suất hay hiệu quả của nền kinh tế. Xuất phát từ ý tưởng nhưng thay đổi trong cơ cấu kinh tế là những điều chỉnh phân bổ nguồn lực có hạn của nền kinh tế. Những thay đổi này có thể hợp lý hơn nhƣng cũng có thể không mà việc phân tích sẽ góp phần xác định đƣợc những điều này. Đây là cơ sở để có những gợi ý chính sách phù hợp.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh và các cộng sự (2007) cũng đã sử dụng phương pháp phân tích chuyển dịch cơ cấu ngành trong mối quan hệ với tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam. Theo nghiên cứu này thì cách phân tích này cho phép các nhà quản lý nắm bắt đƣợc chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ dẫn đến thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh (ví dụ tỷ trọng ngành này tăng lên bao nhiêu phần trăm, ngành kia giảm bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch đề ra), mà không kém phần quan trọng đó là quá trình này có thể làm tãng, giảm (hoặc không ðổi) NSLÐ trung bình của tỉnh. Những thay đổi này nếu duy trì đƣợc chiều thuận khi đó CDCC kinh tế gắn với nâng cao tăng NSLĐ hay hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần tăng Tổng sản phẩm quốc nội.