Tình hình kinh tế của tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh quảng nam (Trang 61 - 66)

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48 2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Tình hình kinh tế của tỉnh Quảng Nam

Tăng trưởng GDP có xu hướng đi lên liên tục kéo theo quy mô nền kinh tế mở rộng không ngừng; Theo số liệu thống kê, GDP của tỉnh Quảng Nam đã tăng nhanh, theo giá 2010, từ mức khoảng gần 7.300 tỷ đồng năm 1997, đạt gần 8.700 tỷ đồng năm 2000, tiếp tục tăng nhanh lên mức gần 13.800 tỷ năm 2005, đạt hơn 24,6 ngàn tỷ đồng và hơn 44 ngàn tỷ năm 2015. Quy mô GDP đã tăng hơn 5 lần trong thời kỳ 2000 - 2015. Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế luôn cao và liên tục, đặc biệt từ 2000 tới 2007. Năm 1997 với mức tăng trưởng 6.2% cũng là năm thấp nhất. Năm 2007 có tỷ lệ cao nhất đạt 14.4%. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình là 10.5% trong thời kỳ 1997-2015, cao hơn mức tăng trưởng của cả nước là khoảng 7%. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam những năm qua tuy tăng trưởng nhanh nhưng có sự ổn định không cao, trong đó từ 1997-2005 có biến động cao nhất với hệ số ổn định là 0.228, giai đoạn 2006-2015 ổn định hơn với hệ số này là 0.104. Tính chung từ 2000-2014 hệ số này là 0.177.

Các nguồn lực được huy động vào tăng trưởng này càng nhiều góp phần mở rộng năng lực sản xuất; Các nguồn lực bao gồm vốn đều tƣ, vốn sản xuất và lao động của nền kinh tế. Tỷ lệ vốn đầu tƣ khá cao nhƣng lại rất biến động, đã thể hiện rõ sự không ổn định của các nguồn tài trợ mà chủ yếu dựa vào bên ngoài nhất là từ nguồn của ngân sách trung ƣơng. Theo đánh giá năm 2000, Quy mô của vốn sản xuất đã tăng từ gần 1500 tỷ năm 1997 lên hơn 16 ngàn tỷ đồng năm 2015, tức khoảng 10 lần. Quy mô lao động cũng tăng từ hơn 620 ngàn lên 874 ngàn trong thời kỳ này. Lao động luôn duy trì mức như của cả nước khoảng trên 2%, cao nhất 2.5%

và thấp nhất là 1.4%. Xu hướng này cũng cho thấy tăng trưởng đang phụ thuộc vào các yếu tố chiều rộng và điều này sẽ được khẳng định ở các phần dưới sau

Năng suất lao động (NSLĐ) chung và của các ngành ở Quảng Nam (tính theo giá 2010 và so sánh mức giá trị gia tăng trên lao động) tăng liên tục. Về quy mô NSLĐ của ngành công nghiệp - xây dựng cao nhất và thấp nhất là của nông lâm thủy sản. Nếu so với NSLĐ của Việt Nam năm 2010 thì NSLĐ của tỉnh trừ ngành dịch vụ còn đều thấp hơn. NSLĐ chung chỉ bằng 73%, của nông lâm thủy sản chỉ bằng 67% và công nghiệp bằng 93%. Xu hướng chung đều cho thấy NSLĐ đanh tăng và nhanh nhất là khu vực công nghiệp - xây dựng.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch tích cực. Xét trên cả đầu vào - lao động và đầu ra - GDP cho thấy tỷ trọng lao động trong thuỷ sản - nông-lâm đã giảm dần từ hơn 78% năm 1997 chỉ còn 51.7% năm 2015 (giảm 26.6%), ngành công nghiệp-xây dựng đã thu hút thêm 16.0% lao động và ngành dịch vụ thu hút thêm 10.65% từ thuỷ sản - nông-lâm trong thời gian này. Nhƣng so với thay đổi tỷ trọng trong GDP của các ngành thì những thay đổi này chậm hơn. Trong khoảng thời gian từ 1997 tới 2015, tỷ trọng của thuỷ sản - nông-lâm trong GDP giảm từ 50.1% xuống 13.3%, giảm gần 37% và công nghiệp-xây dựng tăng 28 % và dịch vụ tăng gần 8%. Sự lệch pha này đã chứng tỏ sự phát triển của khu vực công nghiệp và dịch vụ không tạo ra nhiều việc làm và chƣa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động.

Nhìn chung, từ khi chia tách kinh tế của tỉnh đã có những thành tựu lớn, nhƣ:

Quy mô GDP của tỉnh đã mở rộng không ngừng, tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục; Năng lực sản xuất ngày càng mở rộng nhờ sự gia tăng nhanh các yếu tố nguồn lực cả bên trong và bên ngoài của nền kinh tế; Đã tạo ra những động lực chính của tăng trưởng như ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tiêu dùng cá nhân cũng nhƣ hàng hóa đầu tƣ; Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề. Đó là: tăng trưởng vẫn dưới tiềm năng và không ổn định; Năng lực sản xuất ngày càng mở rộng vẫn thiên về khai thác nhân tố chiều rộng như vốn, lao động…Động lực chính của tăng trưởng không ổn định và chƣa phát huy hết vai trò của tiêu dùng cá nhân, nông nghiệp và xuất khẩu, dù đây là những lĩnh vực có tiềm năng của địa phương. Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm.

Phát triển doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam Về số lượng và cơ cấu doanh nghiệp

Những hạn chế về số liệu thống kê doanh nghiệp của tỉnh vì độ trễ, nhƣng đến năm 2014, theo số lƣợng thì phần lớn doanh nghiệp của tỉnh Quảng Nam hoạt động trong ngành thương mại - dịch vụ và công nghiệp xây dựng. Tỷ trọng của các doanh nghiệp nông lâm thủy sản chỉ chiếm khoảng hơn 3%. Do số lƣợng doanh nghiệp thấp nên có thể thấy sản xuất của ngành này sẽ có giá trị gia tăng và năng suất thấp.

Bảng 2.1. Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp tỉnh QN

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số doanh nghiệp

(doanh nghiệp) 1749 1924 2245 2854 3000 3028 3118 Trong đó (%)

Nông lâm thủy sản 3.9 4.3 4.1 3.6 3.1 3.1 3.1 Công nghiệp xây dựng 42.4 42.3 40.9 43.5 42.5 41.7 42.2 Thương mại dịch vụ 53.7 53.4 55.0 52.9 54.4 55.2 54.7

(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam)

Số lƣợng doanh nghiệp của tỉnh Quảng Nam về cơ bản không lớn, năm 2014 chỉ 3200 doanh nghiệp, trung bình mỗi năm có thêm 200 doanh nghiệp mới tăng thêm.

Xu thế thay đổi cơ cấu ngành kinh tế theo doanh nghiệp dường như không rõ ràng. Tỷ trọng của các doanh nghiệp công nghiệp - xây dựng thường chiếm trên dưới 42%. Tỷ trọng của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ thường trong khoảng 53-54%.Tình hình này cùng với những xu hướng CDCC ngành kinh tế theo đầu ra và nguồn lực cho thấy ảnh hưởng của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ngày càng tăng. Tình trạng doanh nghiệp không đầu tƣ vào lĩnh vực nông - lâm - thủy sản cho thấy những hạn chế của cơ chế chính sách không khuyến khích dịch chuyển phân bổ nguồn lực vào ngành nông - lâm - thủy sản. Điều này cũng hạn chế sự phát triển của ngành này.

Các doanh nghiệp nông nông lâm thủy sản ít về số lƣợng và chủ yếu tập trung kinh doanh dịch vụ trong nông nghiệp theo nghĩa hẹp, hiện có 88/95 doanh nghiệp. Trong lĩnh vực lâm nghiệp có 5/95 và thủy sản chỉ có 2/95, đều cung cấp dịch vụ.

Doanh nghiệp trong ngành công nghiệp

Số lƣợng doanh nghiệp công nghiệp tăng từ 436 năm 2008 lên 675 năm 2014, tăng 239 doanh nghiệp, trung bình hơn 30 doanh nghiệp năm. Rõ ràng tăng rất chậm.

Bảng 2.2. Cơ cấu doanh nghiệp trong ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Nam 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số (doanh nghiệp) 436 460 487 650 651 653 675 Trong đó: (%)

CN Khai khoáng 13.5 15.9 16.6 17.8 17.1 16.4 15.6 CN chế biến chế tạo 69.5 70.0 72.9 76.2 78.0 78.7 79.6 CN SX điện khí, nước,

xử lý chất thải 17.0 14.1 10.5 6.0 4.9 4.9 4.9 (Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam)

Trong tổng các doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo, các doanh nghiệp chế biến gỗ tăng nhanh nhất, từ 47 năm 2008 đã tăng lên 120 năm 2014, tăng gấp hơn 2 lần trong những năm qua. Tiếp đó là nhóm doanh nghiệp sản xuất đồ uống từ 16 lên 34 doanh nghiệp và sản phẩm dệt may tăng từ 47 lên 82 doanh nghiệp trong khoảng thời gian này. Các nhóm còn lại tăng trưởng chậm hơn.

Với tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp như vậy, cơ cấu doanh nghiệp trong công nghiệp chế biến chế tạo đã có những dịch chuyển khác nhau. Trong tổng số gần 700 doanh nghiệp của ngành này, ngành công nghiệp chế biến chế tạo giữa vai trò chủ đạo, tỷ trọng của các doanh nghiệp trong ngành này đã tăng từ 69.5%

năm 2008 lên 79.6% năm 2014 hay tăng hơn 10% trong 15 năm qua. Tỷ trọng số doanh nghiệp trong SX điện khí, nước, xử lý chất thải giảm nhanh chóng, từ 17%

năm 2008 xuống chỉ còn 4.9% năm 2014, giảm hơn 12%. Tỷ trọng doanh nghiệp trong ngành công nghiệp khai khoáng tăng nhẹ trong giai đoạn này. Tình hình này cho thấy vai trò rất quan trọng của công nghiệp chế biến trong ngành này.

Tỷ trọng của nhóm doanh nghiệp chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng từ 15.5% năm 2008 lên 24% năm 2014. Tỷ trọng của doanh nghiệp trong nhóm sản xuất trang phục tăng từ 15.5% lên 16.1%. Các nhóm khác có tỷ trọng thay đổi không nhiều. Các doanh nghiệp trong công nghiệp chế biến chế tạo chủ yếu tập trung trong nhóm ngành chế biến hàng nông sản, thực phẩm và đồ uống, may mặc và đồ gỗ, nhóm này chiếm hơn 70%. Nhóm doanh nghiệp chế tạo liên quan tới sản phẩm kim loại và sản xuất xe động cơ gần 20%. Nhƣ vậy, công nghiệp chế biến chế tạo chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu và thể hiện trình độ phát triển ở giai đoạn đầu trong quá trình phát triển.

Theo số liệu trên bảng tỷ trọng của doanh nghiệp thương mại đang giảm dần nhưng vẫn chiếm gần 54%. Nếu năm 2008 tỷ trọng của các doanh nghiệp thương mại là 58.7% thì năm 2014 tỷ trọng là 53.7%, giảm 5%. Điều này hàm ý rằng tỷ trọng các ngành dịch vụ cũng tăng tương ứng 5%.

Trong ngành dịch vụ, nhóm doanh nghiệp vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống và hoạt động chuyên môn và khoa học luôn chiếm trên 33-37 % tổng các

doanh nghiệp, các doanh nghiệp còn lại chiếm khoảng 10%. Điều này cũng cho thấy nhóm ngành dịch vụ truyền thống vẫn có vai trò lớn nhƣng nhóm này tiềm năng gia tăng giá trị gia tăng thấp. Nghĩa là nếu phát triển các doanh nghiệp nhóm ngành còn lại sẽ có tiềm năng lớn.

Bảng 2.3. Cơ cấu doanh nghiệp trong ngành thương mại dịch vụ của tỉnh Quảng Nam

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số doanh nghiệp 940 1028 1234 1510 1633 1671 1691 Trong đó (%)

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa

ô tô mô tô 58.7 58.5 57.9 55.2 55.0 54.3 53.7 Vận tải kho bãi 10.5 10.1 11.3 12.1 11.5 11.4 12.1 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 13.8 13.1 11.9 12.8 12.2 12.3 12.5 Thông tin và truyền thông 1.06 1.07 0.89 0.93 0.92 0.90 1 Hoạt động chuyên môn và

khoa học 10.0 11.6 11.6 12.1 12.9 13.3 13.6

Hoạt động hành chính và

dịch vụ hỗ trợ 1.8 1.6 1.8 3.2 3.7 3.9 3.2

Giáo dục đào tạo 1.3 1.4 1.5 0.9 0.9 0.9 0.9

Khác 2.8 2.7 3.2 2.8 2.9 3.1 3.0

(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam) Nhìn chung cấu trúc doanh nghiệp của tỉnh Quảng Nam chƣa có thay đổi nhiều trong những năm qua. Phần lớn doanh nghiệp tập trung trong các ngành truyền thống với hàm lƣợng công nghệ thấp. Tiềm năng phát triển các doanh nghiệp có khả năng tăng giá trị gia tăng lớn.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh quảng nam (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)