CHƯƠNG 3. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM
3.5. Tác động CDCC ngành kinh tế tới phân bổ nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế
Phần này sẽ tập trung vào phân tích xu thế thay đổi cách thức phân bổ các nguồn lực theo ngành kinh tế. Các nguồn lực này bao gồm lao động, vốn và công nghệ.
Với cơ chế phân bổ lao động
Hình 3.7. Cơ cấu ngành kinh tế theo lao động của các ngành tỉnh Quảng Nam (Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam)
Tỷ trọng lao động của ngành nông - lâm - thủy sản giảm từ 75.2% năm 2000 xuống 53.2% năm 2014 hay giảm 22%. Trong 15 năm, tỷ trọng ngành này giảm nhanh dần sau đó giảm lại, mức cao nhất là -8.8 % trong giai đoạn 2006-2010 và thấp nhất là -3.4% trong giai đoạn 2011-2015.
Trong gian đoạn 2000-2015, tỷ trọng lao động của ngành CN-XD đã tăng dần, từ mức 9.7% năm 2000 lên mức 22.9% năm 2014, hay tăng lên 13.2%. Trong gian đoạn 2000-2005 có mức tăng chậm nhất và nhanh nhất là 2011-2015. Cũng trong giai đoạn này, tỷ trọng lao động của ngành thương mại - dịch vụ đã tăng từ 15.1% năm 2000 lên 24.0 % năm 2015, tăng 8.9%. Mức thay đổi tỷ trọng này không nhiều so với mức tăng của ngành CN-XD. Nhƣ vậy xu thế thay đổi cơ cấu lao động theo ngành kinh tế cấp I của tỉnh Quảng Nam là giảm dần tỷ trọng của nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng của ngành thương mại dịch vụ và tăng nhanh tỷ trọng của công nghiệp. Tuy nhiên xu thế này chậm hơn so với xu thế CDCC ngành kinh tế theo giá trị gia tăng trong GDP của tỉnh.
Bảng 3.16. Mức CDCC ngành kinh tế theo lao động của tỉnh Quảng Nam 2000-2005 2006-2010 2011-2015 2000-2015
% chuyển dịch của LĐ
nông - lâm - thủy sản -5.2 -8.8 -3.9 -22.0
% chuyển dịch của LĐ
CN-XD 2.0 7.2 2.5 13.1
% chuyển dịch LĐ của
dịch vụ 3.2 1.7 1.4 8.9
Cosφ 0.997751 0.987697 0.990082 0.94647
Góc CDCC - φ (Độ) 3.8 9.0 8.1 18.8
(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam) Nếu xét theo trình độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế cấp I của tỉnh Quảng Nam bằng cách sử dụng hệ số Cosφ và góc chuyển dịch cơ cấu - φ theo cách đánh giá của chuyên gia Ngân hàng thế giới. Số liệu ở bảng 4.10. cho thấy trong 15 năm qua, cơ cấu ngành kinh tế cấp I đã thay đổi lớn, góc chuyển dịch
cơ cấu - φ bằng 18.8 độ, thấp hơn góc CDCC ngành kinh tế theo giá trị gia tăng là 35.540. Xu thế thay đổi trình độ CDCC ngành kinh tế cấp I này có xu hướng nhanh hơn ở các giai đạn sau.
Nhìn chung lao động đang dịch chuyển từ khu vực truyền thống sang khu vực kinh tế hiện đại, xu thế này phù hợp với xu thế trong lý thuyết kinh tế học.
Nhƣng vẫn còn chậm so với xu thế thay đổi của cơ cấu đầu ra.
Với cơ chế phân bổ vốn
Cơ cấu vốn đầu tƣ theo ngành kinh tế của tỉnh Quảng Nam những năm qua có nhiều biến động. Tuy nhiên xu hướng thay đổi cũng rõ dần. Tỷ trọng vốn đầu tư của nền kinh tế dành cho ngành CN-XD ngày càng tăng, từ mức 26.73% năm 2000 tăng lên 52.3% năm 2014, tăng hơn 25%. Trong thời gian này tỷ trọng vốn đầu tƣ cho ngành TM-DV đã giảm 17.5% và tỷ trọng vốn dành cho nông - lâm - thủy sản giảm 8.1%. Tuy nhiên tỷ trọng vốn dành cho ngành nông - lâm - thủy sản hiện còn rất thấp, khoảng 3.6%. Mức này thấp hơn rất nhiều so với mức chung của cả nước hiện nay.
Hình 3.8. Cơ cấu ngành kinh tế theo vốn đầu tƣ của các ngành tỉnh Quảng Nam
(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam)
Bảng 3.17. Mức CDCC ngành kinh tế theo vốn đầu tư của tỉnh Quảng Nam 2000-2005 2006-2010 2011-2015 2000-2015
% chuyển dịch của vốn
nông - lâm - thủy sản -4.6 -2.5
0.59 -7.55
% chuyển dịch của vốn
CN-XD 11.8 18.5
-3.82 25.67
% chuyển dịch vốn của
dịch vụ -7.1 -16.0
3.23 -18.12
Cosφ 0.977018 0.949627 0.999789 0.8902
Góc CDCC - φ (Độ) 12.3 18.3 1.2 27.1
(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam) Xu thế CDCC ngành kinh tế theo vốn thể hiện rõ trên bảng 3.17. Tỷ trọng vốn cho ngành CN-XD tăng mạnh trong giai đoạn 2000-2010 sau đó giảm đi. Theo chiều ngƣợc lại tỷ trọng vốn dành cho TM-DV và nông - lâm - thủy sản giảm mạnh trong giai đoạn 2000-2010 và tăng trở lại từ 2011 đến 2015. Từ những diễn biến đó đã đƣợc thể hiện qua thông qua chỉ tiêu góc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Góc CDCC - φ giai đoạn 2000-2005 là 12.3 độ, giai đoạn 2006-2010 là 18.3 độ và giai đoạn cuối là 1.2 độ. Trong 15 năm qua góc chuyển dịch cơ cấu này đạt 27 độ.
Xu hướng này thể hiện nền kinh tế này đang trong quá trình điều chỉnh phân bổ vốn đầu tƣ vào các ngành kinh tế nhằm tạo ra một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý hơn. Những điều chỉnh về vốn dường như lớn hơn nhiều so với điều chỉnh về lao động.
Với những thay đổi về công nghệ
Trình độ công nghệ sản xuất rất khó để xác định. Trong lý thuyết kinh tế, người ta sẽ thông qua chỉ tiêu tổng năng suất các nhân tố tổng hợp - TFP.
Nghiên cứu của Bùi Quang Bình (2014) đã thông qua cách tính gián tiếp nhằm xác định tỷ lệ đóng góp của TFP ngành công nghiệp trong TFP chung. Cách tính này xác định qua việc tính tỷ trọng đóng góp của TFP vào giá trị gia tăng công
nghiệp và mức đóng góp của ngành công nghiệp trong tăng trưởng GDP và tỷ lệ đóng góp của TFP vào mức tăng trưởng GDP. Kết quả như bảng 4.13.
Bảng 3.18. Tỷ lệ đ ng g p của TFP công nghiệp vào TFP chung Tỷ lệ phần trăm đóng góp của
Của TFP ngành CN vào tăng trưởng GDP
Của TFP vào tăng trưởng GDP
Của TFP ngành CN vào TFP chung
2000 -9,09 -37,92 23,97
2001 -2,65 -38,1 6,97
2002 11,98 1,52 26,37
2003 3,33 12,08 27,56
2004 -5,79 21,01 -27,55
2005 2,49 22,04 11,31
2006 4,11 24,39 16,83
2007 6,33 23,98 26,39
2008 -7,22 22,9 -31,51
2009 3,88 35,53 10,92
2010 -3,58 25,29 -14,17
2011 -6,38 41,26 -15,45
2012 -16,25 47,55 -34,17
2013 2,53 36,32 6,95
TB 2000-2013 2,27 16,99 56,74
(Nguồn: Bùi Quang Bình (2014)) Mức đóng góp vào TFP công nghiệp vào tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp cũng như mức đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP rất biến thiên. Cho dù mức đóng góp của giá trị gia tăng công nghiệp vào tăng trưởng GDP tăng đều thì tỷ lệ đóng góp của TFP công nghiệp vào TFP chung khá biến thiên, trung bình chỉ khoảng gần 57% trong giai đoạn 2000-2013.
Tuy không xác định đƣợc cơ cấu theo công nghệ nhƣng tỷ trọng đóng góp của TFP công nghiệp chiếm khoảng 57% trong TFP chung nghĩa là TFP của hai ngành còn lại chỉ chiếm 43%.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Về xu thế CDCC ngành kinh tế theo sản lượng
Thứ nhất; Cơ cấu ngành kinh tế cấp I của tỉnh Quảng Nam những năm qua đã có xu hướng chuyển dịch tích cực. Xu hướng này được thúc đẩy bới sự tăng trưởng mạnh của ngành CN-XD và dịch vụ. Tuy nhiên, sự thay đổi đang chậm lại và sự suy giảm này khá nhanh và chỉ mới thể hiện về sản lƣợng chƣa phản ánh hiệu quả.
Thứ hai; Trong nội bộ các ngành cấp II, xu thế CDCC ngành kinh tế vẫn thuể hiện những dấu hiệu tích cực theo những xu hướng chung của các nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển. Xu thế này đƣợc hỗ trợ bởi các ngành kinh tế mà địa phương có nhiều lợi thế cũng như nhằm thực hiện các định hướng công nghiệp hóa nền kinh tế như sự phát triển ngành thủy sản, điện khí và thương mại. Tuy nhiên những thay đổi cơ cấu nội bộ ngành kinh tế này vẫn còn nhiều hạn chế. Sự phát triển của các ngành nội bộ nông nghiệp chƣa đƣợc hỗ trợ và thúc đẩy bởi các ngành công nghiệp. Trong khi các ngành trong nội bộ công nghiệp chỉ mới ở trình độ phát triển ở giai đoạn đầu của sự phát triển ngành này. Nền kinh tế chủ yếu tập trung phát triển các ngành có trình độ công nghệ thấp, thâm dụng lao động tài nguyên và giá trị gia tăng thấp. Ngành dịch vụ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế.
Về xu thế CDCC theo lao động
Về cơ bản CDCC lao động cũng tương đồng với CDCC theo sản lượng tuy nhiên chậm hơn. Điều này cũng cho thấy chất lƣợng chuyển dịch chƣa cao.
Về ảnh hưởng tới tăng trưởng GDP
Thứ nhất, Đóng góp và ảnh hưởng ngày càng rõ mức tăng giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp xây dựng ngày càng lớn hơn trong tăng trưởng GDP của nền kinh tế.
Thứ hai,Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có tác động tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra quy mô kinh tế thời kỳ trước và vốn con người cũng ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
Về ảnh hưởng tới NSLĐ
Thứ nhất, NSLĐ của tỉnh Quảng Nam đã tăng lên liên tục và nhanh hơn của cả nước. CDCC ngành kinh tế đã có những đóng góp nhiều và rõ hơn vào tăng trưởng NSLĐ.
Thứ hai, NSLĐ của tỉnh vẫn thấp hơn so với cả nước. CDCC ngành kinh tế tuy đã thúc đẩy tăng năng suất lao động nhƣng vẫn còn thấp hơn so với tăng năng suất nội bộ ngành. Đóng góp chủ yếu vẫn dựa vào chuyển dịch tĩnh và dƣ địa còn khá nhiều.
Về ảnh hưởng với phân bổ nguồn lực của nền kinh tế
Thứ nhất, Qúa trình CDCC ngành kinh tế đã tạo ra một cơ chế điều chỉnh dịch chuyển lao động khá tích cực phù hợp với quy luật chung. Tuy nhiên, vẫn còn thay đổi chậm hơn với yêu cầu, chủ yếu từ khu vực truyền thống sang khu vực kinh tế hiện đại, giữa các ngành trong nội bộ các ngành. Nhƣng vẫn còn chậm so với xu thế thay đổi của cơ cấu đầu ra và thể hiện hiệu quả của CDCC ngành chƣa cao.
Thứ hai, CDCC theo ngành đã dẫn tới cách thức phân bổ vốn đã diễn ra nhanh và rất mạnh để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa và dựa trên khả năng huy động cao nguồn lực này. Tuy nhiên, cách thức phân bổ nguồn lực này của nền kinh tế lại mang dấu ấn thiên về vốn khá rõ. Những điều chỉnh về vốn dường như lớn hơn nhiều so với điều chỉnh về lao động và không phát huy vai trò của yếu tố này cũng nhƣ phát huy các nhân tố chiều sâu trong các ngành kinh tế;
Thứ ba; Cơ chế phân bổ nguồn lực của nền kinh tế đã chú trọng nâng cao trình độ công nghệ cho các ngành kinh tế. Tuy nhiên vẫn tập trung cho ngành công nghiệp, chƣa có sự lan tỏa mạnh tới các ngành kinh tế khác đặc biệt là nông nghiệp.
CHƯƠNG 4