CHƯƠNG 3. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM
3.3. Tác động của CDCC ngành kinh tế tới tăng trưởng GDP
3.3.1. Đánh giá qua mức đóng góp vào tăng trưởng GDP do CDCC ngành kinh tế
Phần này sẽ áp dụng công thức (4) để tính ra tỷ trọng đóng góp của các ngành kinh tế trong tăng trưởng kinh tế. Theo đó, phải xác định tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng trong nền kinh tếvà tỷ trọng giá trị gia tăng của từng ngành GDP của nền kinh tế.
Bảng 3.8. Tăng trưởng GDP và CDCC ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam (Đvt:%) Tỷ trọng của các ngành trong GDP Tỷ lệ TT trung bình
% TT GDP Nông lâm
thủy sản
CN-
XD TM-DV Nông lâm
thủy sản
CN- XD
TM- DV
1998-2000 44.00 21.26 34.74 2.26 14.78 9.46 7.18 2001-2005 35.21 28.60 36.19 3.23 19.16 11.27 10.38 2006-2010 22.52 39.48 38.00 2.07 19.10 13.90 12.87 2011-2015 14.81 45.64 39.55 3.02 12.93 12.05 10.96
(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam)
Từ năm 2000 tới năm 2015, tăng trưởng của nông - lâm - thủy sản chậm
nhất, giai đoạn có tăng trưởng thấp nhất là 2006-2010 đạt 2.07%, cao nhất là 3.23%
và trung bình 2.7%. Trong thời gian này, công nghiệp - xây dựng có mức tăng trưởng cao và trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Tăng trưởng trung bình của công nghiệp - xây dựng trong thời kỳ này là 16.9%, giai đoạn cao nhất là hơn 19.16% và thấp nhất là 12.93%. Ngành thương mại dịch vụ có tỷ lệ tăng trưởng trung bình của ngành này là 11.9%. Thực trạng tăng trưởng của các ngành này đang cho thấy ƣu thế của những ngành kinh tế hiện đại và đang thúc đẩy tăng nhanh tỷ trọng của các ngành kinh tế hiện đại nhƣ số liệu trong bảng 3.8. Ở đây lưu ý rằng tất cả các ngành đều tăng trưởng, nhưng ngành nông - lâm - thủy sản tăng chậm trong khi tăng trưởng của hai ngành còn lại cao hơn.
Phần này sẽ xem xét mức độ đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế. Mức sai lệch về tỷ trọng này sẽ thể hiện tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tới tăng trưởng kinh tế.
Bảng 3.9. CDCC kinh tế ngành và tăng trưởng kinh tế
(Đvt:%) Tỷ lệ đóng góp vào TT kinh tế Thay đổi mức đóng góp vào TT Nông lâm
thủy sản CN-XD TM-DV Nông lâm
thủy sản CN-XD TM-DV 1998-2000 13.82 43.54 45.83
2001-2005 11.33 52.89 39.25 -2.49 9.35 -6.58
2006-2010 3.69 58.29 41.07 -7.64 5.40 1.81
2011-2015 4.27 53.52 43.64 0.57 -4.78 2.58
(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam) Bảng 3.9. cho thấy, CDCC ngành kinh tế đã dẫn tới những thay đổi về tỷ trọng đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của ngành nông - lâm - thủy sản đã giảm từ mức 13.82% thời kỳ 1998 - 2000 xuống mức 4.27% thời kỳ 2011-2015 hay giảm gần 10%. Nhƣng trong thay đổi nhiều nhất là thời kỳ 2006-2010.
Tương tự, tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ mức 43.83% thời kỳ 1998 - 2000 lên mức 53.52% thời kỳ 2011- 2015 hay tăng gần 10%. Nhƣng trong thay đổi nhiều nhất là thời kỳ 2001-2005 tới 9.35%.
Tỷ trọng của ngành thương mại - dịch vụ dường như thay đổi không nhiều.
Giảm nhanh trong giai đoạn 2001-2005, từ 45.83% xuống 39.25% hay giảm gần 6.58%. Hai thời kỳ sau tỷ trọng đóng góp tăng lên khoảng trên dưới 2%. Xu thế này đã khấu trừ lẫn nhau.
Những diễn biến này cho thấy tăng trưởng GDP của tỉnh những năm qua đang có xu thế thay đổi rõ. Mức tăng trưởng hàng năm được tạo ra từ ngành công nghiệp - xây dựng ngày càng lớn và vƣợt 53%. Tỷ phần của ngành nông - lâm - thủy sản đã giảm đáng kể chỉ còn khoảng hơn 4%. Tỷ phần của ngành thương mại dịch vụ gần ổn định.
Tình hình này cho thấy CDCC ngành kinh tế ảnh hưởng rất rõ tới tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam. Tăng trưởng kinh tế dựa vào nhiều hơn từ ngành công nghiệp - xây dựng. Ngành nông - lâm - thủy sản đóng góp ít hơn.
Tuy nhiên, những thay đổi này cũng cho thấy xu thế CDCC ngành kinh tế đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng vẫm hàm ý sự thiếu ổn định và bền vững khi những đóng góp của ngành thương mại dịch vụ không thay đổi nhiều. Hay nền kinh tế vẫn chưa phát huy được ưu thế của ngành thương mại và dịch vụ trong những năm qua. Những đó cũng cho thấy tiềm năng của nền kinh tế dựa vào ngành này còn nhiều.
3.3.2. Đánh giá tác động của CDCC ngành kinh tế tới tăng trưởng GDP thông qua mô hình kinh tế lƣợng
Phần này sẽ sử dụng mô hình (12) đƣợc xác định ở mục 2.2.1. để phân tích.
Trước hết hãy xem xét các thống kê mô tả các biến của mô hình này.
reg3 (lny = lny1 cdcc kh) (cdcc = b buged sagr lnl lnk1) (lny1 = lnl1 lnk1 )
Thống kê mô tả các biến
Bảng 3.10 đã thể hiện một số thống kê cơ bản về các biến trong phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu tới tăng trưởng kinh tế. Giá trị trung bình của biến phụ thuộc tăng trưởng kinh tế -lny là 7.40 giá trị nhỏ nhất là 6.27 và giá trị lớn nhất là 8.48. Thống kê cơ bản của các biến khác đƣợc sử dụng trong phân tích đƣợc thể hiện trong bảng 3.10.
Bảng 3.10. Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị bé nhất
Giá trị lớn nhất
lny 48 7.40 0.55 6.27 8.48
lny1 48 7.36 0.57 6.09 8.48
cdcc 48 0.72 0.35 0.01 1.43
kh 48 21.54 0.69 20.19 22.81
lnl 48 11.75 0.36 10.86 12.42
lnk1it-1 48 6.08 1.02 3.94 7.82
lnl1it-1 48 11.70 0.38 10.86 12.42
bit 48 2.362 0.545 1.288 3.266
Bugedit 48 32.629 0.742 31.201 33.974
Sagrit 48 36.691 3.746 20.061 79.993
(Nguồn: Xử lý từ số liệu của Niên giám thống kê các tỉnh Quảng Nam) Ma trận tương quan giữa các biến
Ma trận tương quan giữa các biến trình bày kết quả - thước đo độ lớn của các mối liên hệ giữa các biến định lượng trong nghiên cứu bằng phân tích tương quan.
Thông qua thước đo này người nghiên cứu có thể xác định mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập, phụ thuộc trong nghiên cứu. Kết quả ở ma trận có đặc điểm sau : Dựa trên một khoảng tin cậy cho trước sẽ có một giá trị tương quan của mô hình giữa các biến đại diện; Khoảng giá trị của hệ số tương quan chạy trong đoạn giá trị [-1 đến 1]. Dấu của hệ số tương quan nói lên tính liên hệ thuận nghịch giữa các biến; Phản ánh tính chất tuyến tính của mô hình hồi quy. Hiện nay việc xác định
ma trạn này trên các phầm mềm thống kê đều cho phép thực hiện mà ở đây là kết quả từ phàn mềm STATA 13.
Do đó, Sử dụng ma trận tương quan để xem xét các thống kê về quan hệ giữa các biến để có thể kỳ vọng chiều hướng tác động của các biến độc lập với biến phụ thuộc. Số liệu cụ thể trình bày cụ thể ở bảng 3.10A và phụ lục 2. Qua số liệu cho thấy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, tăng trưởng kinh tế năm trước và vốn con ngườicó mối quan hệ thuận chiều với quy mô nền kinh tế hay tăng trưởng kinh tếvới hệ số tương quan khá cao. Với hệ số tương quan cao có thể sẽ có hiện tương đa công tuyến, tuy nhiên cần phải kiểm định cụ thể. Như vậy kỳ vọng chiều hướng hay chiều tác động sẽ là tác động dương.
Bảng 3.10A. Ma trận tương quan giữa các biến
lny lny1 cdcc kh
lny 1
lny1 0.895 1
cdcc 0.943 0.862 1
kh 0.851 0.796 0.752 1
(Nguồn: Xử lý từ số liệu của Niên giám thống kê các tỉnh Quảng Nam) Mô hình, dữ liện và phương pháp ước lượng
Áp dụng mô hình phân tích (12) ở mục 2.2.1.
lnyit = β0 + β1lnyit-1 + β2cdccit + β3Xit + εit (12)
Trong trường hợp nghiên cứu này mô hình này được viết lại thành lnyit = β0 + β1lnyit-1 + β2cdccit + β3khit + εit (12A)
Trong đó:
i ở đây bao gồm ngành công nghiệp và ngành thương mại - dịch vụ;
lnyit là biến đại diện cho tăng trưởng kinh tế và yit là giá trị gia tăng của ngành i năm t;
cdcct biến đại diện cho CDCC kinh tế ngành của năm t.
khit đại diện cho vốn con người – tỷ lệ lao động qua đào tạo trong ngành i năm t;
Nhưng biến tăng trưởng kinh tế năm trước – lnyit-1và cdccitlà biến nội sinh Để giải quyết vấn đề này, ở đây nên ở đây sẽ thiết lập phương trình sau:
lnyit-1 = β0 + β1 lnk1it-1 + β2lnl1it-1 + εit (12B)
cdccit = β0 + β1bit+ β2bugetlit + β3 sargit + β4lnlit + εit (12C)
Ba phương trình 12A, 12B và 12C là một hệ đồng thời. Ở đây biến nội sinh lnyit-1và cdccitđƣợc giải quyết thông qua các biến ngoại sinh ở trong phương trình 12B và 12C. Trong trường hợp này theo Zellner, A & Theil.H (1962) có thể áp dụng phương pháp ước lượng 3SLS.
reg3 (cdcc = buged sagr b lny) (ttkt: lny = lnvon lnl tttfp)
Ký hiệu và tên các biến đƣợc tổng kết trong bảng 3.10B sau.
Bảng 3.10 B. Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình Tên biến Ký hiệu Diễn giải và cách tính
Tăng trưởng kinh
tế lnyit
yit là giá trị gia tăng của các ngành cấp I thứ i năm t. Tính bằng tỷ đồng và giá 2010. Ở đây dưới dạng logarit.
Tăng trưởng kinh
tế lnyit-1
yit-1 là giá trị gia tăng của các ngành cấp I thứ i năm năm t-1. Tính bằng tỷ đồng và giá 2010. Ở đây dưới dạng logarit nebe
Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế CDCCit
CDCCit là biến đại diện cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, là góc CDCC kinh tế của ngành i năm t, tính bằng độ. Ở đây là giá trị góc φ - góc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đƣợc tính dựa trên công thức theo công thức do các chuyên gia ngân hàng thế giới đề xuất (Nguyễn Thường Lạng (2007))2
Vốn con người khit khit -Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong ngành I năm t, tinh bằng %
2Nguyễn Thường Lạng (2007). “Chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập”, Tạp chí kinh tế và Phát triển số 120, tháng 6/2007
Lao động làm việc
năm t Lnlit
l – lao động làm việc trong ngành I năm t, tính bằng 1000 người, và được lấy từ số liệu Cục thống kê tỉnh Quảng Nam và dưới dạng logarit nebe
Lao động làm việc
năm t-1 lnl1it-1
l1 – lao động làm việc trong các ngành I năm t- 1, tính bằng 1000 người, và được lấy từ số liệu Cục thống kê tỉnh Quảng Nam, và dưới dạng logarit nebe
Vốn sản xuất của
ngành năm t-1 lnk1it-1 k1 vốn sản xuất của ngành cấp I năm t-1, tính từ vốn đầu tƣ của tỉnh
Mức tín dụng ngân
hàng bit
Đại diện cho mức tiến dụng dành cho các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế, đƣợc tính bằng tỷ lệ so sánh giữa mức tín dụng so với GDP của ngành hàng năm. Tính bằng số lần
Chi ngân sách cho
các ngành Bugetit
Đại diện cho biến chi tiêu ngân sách cho cho các ngành kinh tế, tính bằng tỷ lệ % chi ngân sách cho ngành so với GDP của ngành hàng năm.
Đơn vị tính là phần trăm Diện tích đất SD
cho sản xuất của các ngành
Sargit
Tỷ lệ diện tích dành cho sản xuất của các ngành hàng năm, tính bằng đơn vị phần trăm.
Số liệu cho phân tích
Các số liệu đƣợc tổng hợp từ Niên giám thống kê của Tỉnh Quảng Nam các năm nhƣ 2005, 2010 và 2015. Các ấn phẩm này của Cục Thống Kê Quảng Nam công bố và đã xuất bản.
Giá trị gia tăng của các ngành nhƣ nông - lâm - thủy sản, công nghiệp và thương mại dịch vụ được xác định từ niên giám thống kê của tỉnh. Giá trị gia tăng đƣợc tính theo giá cố định 2010 và bằng tỷ đồng.
Số liệu lao động của các ngành là số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Tính bằng số người.
Số liệu vốn đầu tư vào công nghiệp, thương mại dịch vụ sẽ được tính bằng giá hiện hành và giá so sánh, và giá so sánh sẽ là giá 2010 và đơn vị tính là tỷ đồng.
Phương pháp ước lượng
Với số liệu thứ cấp thu thập được ở tỉnh Quảng Nam có thể sử dụng phương pháp phổ biến nhất là OLS hay phương pháp ước lượng OLS thô (Pooled OLS).
Với số liệu các biến trên theo chuỗi thời gian sẽ xuất hiện vấn đề nhƣ độ trễ của biến theo thời gian. Tuy nhiên khoảng thời gian ngắn nhƣ nghiên cứu này độ trễ không phải là vấn đề, dù vậy khi sử dụng kiểm định Dfuller kết quả các biến có tính dừng với độ trễ là không. Ở đây sẽ áp dụng phương pháp 3SLS cho hệ phương trình đồng thời đã nói ở phần trên.
Kết quả nhƣ bảng 3.11 và trong phụ lục 1
Bảng 3.11. Kết quả ước lượng
Biến độc lập Mô hình 12 A với 3SLS
Mô hình 12 B Mô hình 12 C
lnyit-1 0.604**
(0.208)
CDCCit 0.462**
(0.222)
khit 0.125**
(0.065)
lnl1it-1 0.460***
(0.156)
lnk1it-1 0.335***
(0.060)
Lnlit 0.174***
(0.044)
bit 0.202**
(0.060)
Bugetit 0.159***
(0.038)
Sargit 0.094**
(0.036) Hệ số góc -0.091
(0.888)
-0.057 (1.536)
-9.088***
(1.178)
Observations 48 48 48
R-squared 0.895 0.816 0.97
Ghi chú: trong () là độ lệch chuẩn, ***,**,* là mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
(Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam ) Với kết quả này có thể sử dụng để nhận xét nhƣ sau:
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hệ số hồi quy ở đây bằng + 0.462. Điều này hàm ý rằng chuyển dịch cơ cấu các ngành làm thay đổi góc chuyển dịch cơ cấu kéo theo sự phân bổ nguồn lực hệu quả hơn. Chính điều này thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Quy mô nền kinh tế tới kỳ trước có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế năm sau. Hệ số hồi quy là + 0. 604 hàm ý quy mô thời kỳ trước lớn hơn 1% thì tăng trưởng kinh tế năm sau sẽ tăng 0.064%.
Vốn có người có hệ số hồi quy là +0.125 hay tác động dương. Điều này hàm ý rằng khi lao động làm việc trong các ngành kinh tế có tỷ lệ qua đào tạo tăng 1% sẽ thúc đầy tăng trưởng 0.125% khi các yếu tố khác không đổi.
Các yếu tố nguồn lực như vốn, lao động có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Các yếu tố nhƣ lao động, tỷ lệ chi tiêu ngân sách và mức tín dụng dành cho các doanh nghiệp vay tac động tích cực tới CDCC ngành kinh tế qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Kết quả này cũng cho thấy chuyển dịch ngành kinh tế có ý nghĩa rất lớn với tăng trưởng kinh tế ở đây.