Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới CDCC kinh tế theo mô hình

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh quảng nam (Trang 119 - 125)

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CDCC NGÀNH

4.1. Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới CDCC kinh tế theo mô hình

Những kỳ vọng về các nhân tố ảnh hưởng từ phân tích định tính

Trước khi sử dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích tác động của các nhân tố tới CDCC ngành kinh tế cần xem xét những đánh giá ban đầu có tính chất định tính về các nhân tố và tác động của chúng.

Chương 1 đã xem xét các nhân tố có ảnh hưởng đến CDCC ngành kinh tế.

Đó là các nhân tố điều kiện tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội khác nhau. Tuy nhiên các nhân tố này có mức độ và chiều hướng ảnh hưởng tới CDCC ngành kinh tế khác nhau tùy thuộc vào khoảng thời gian ngắn hạn hay dài hạn và trình độ phát triển kinh tế của nền kinh tế đó.

Một nền kinh tế đang trong một giai đoạn không dài ở thời kỳ đầu quá trình công nghiệp hóa của các nước đang phát triển thì tác động của các nhân tố có khác nhau mức độ nhưng chiều hướng tùy thuộc vào dẫn suất chính sách, trong đó nhiều nhân tố có tác động tích cực.

Trước khi tiến hành phân tích cần nêu các giả định cho phân tích. Đó là:

(i) Nền kinh tế này là một phần của kinh tế Việt Nam đang trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập sâu rộng hơn và không có cú sốc lớn nào;

(ii) Môi trường kinh tế vĩ mô được cải thiện dần theo quá trình cải cách hành chính công;

(iii) Điều kiện tự nhiên môi trường bình thường không có cú sốc quá lớn;

(iv) Khoảng thời gian nghiên cứu chỉ mang tính ngắn hạn;

(v) Số liệu thống kê của các địa phương thu thập được đảm bảo độ tin cậy cho nghiên cứu.

Phần tiếp theo của nghiên cứu sẽ giới thiệu từng bước kết quả phân tích Thống kê và phân phối xác suất trong mô hình

Bảng 4.1 đã thể hiện một số thống kê cơ bản về các biến trong mô hình. Giá trị trung bình của biến phụ thuộc CDCC là 0.720, giá trị nhỏ nhất là 0.014 và giá trị lớn nhất là 1.425. Giá trị trung bình của biến quy mô kinh tế - lny là 7.401 và nhò nhất và lớn nhất là 6.273 và 8.481. Thống kê cơ bản của các biến khác đƣợc sử dụng trong phân tích đƣợc thể hiện trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến sử dụng phân tích

Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn

Giá trị bé nhất

Giá trị lớn nhất

cdcc 48 0.720 0.353 0.014 1.425

lny 48 7.401 0.551 6.273 8.481

lnl 48 11.749 0.358 10.860 12.419

lnvon 48 6.202 1.023 4.060 7.943

tttfp 48 6.353 5.934 -6.656 18.379

b 48 2.362 0.545 1.288 3.266

buged 48 32.629 0.742 31.201 33.974

sagr 48 36.691 3.746 20.061 79.993

(Nguồn: Xử lý từ số liệu của Niên giám thống kê các tỉnh Quảng Nam)

reg3 (cdcc = buged sagr b lny) (ttkt: lny = lnvon lnl tttfp)

Ma trận tương quan giữa các biến

Sử dụng ma trận tương quan để xem xét các thống kê về quan hệ giữa các biến để có thể kỳ vọng chiều hướng tác động của các biến độc lập với biến phụ thuộc. Số liệu cụ thể trình bày cụ thể ở bảng 4.2 và phụ lục 2. Qua số liệu cho thấy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có mối quan hệ thuận chiều với quy mô nền kinh tế hay tăng trưởng kinh tế, mức tín dụng ngân hàng, tỷ lệ chi ngân sách cho từng ngành và diện tích đất sử dụng trong sản xuất của các ngành với hệ số tương quan khá cao. Với hệ số tương quan cao có thể sẽ có hiện tương đa công tuyến, tuy nhiên cần phải kiểm định cụ thể. Như vậy kỳ vọng chiều hướng hay chiều tác động sẽ là tác động dương.

Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến

cdcc lny b buged sagr

cdcc 1.000

lny 0.943 1.000

b 0.974 0.930 1.000

buged 0.764 0.826 0.752 1.000

sagr 0.659 0.794 0.747 0.940 1.000

(Nguồn: Xử lý từ số liệu của Niên giám thống kê các tỉnh Quảng Nam)

Mô hình, dữ liệu và phương pháp ước lượng

Bảng 4.3. Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình Tên biến Ký hiệu Diễn giải và cách tính

Chuyển dịch cơ cấu

kinh tế

CDCCit

CDCCit là biến đại diện cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, là góc CDCC kinh tế của ngành i năm t, tính bằng độ. Ở đây là giá trị góc φ - góc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đƣợc tính dựa trên công thức theo công thức do các chuyên gia ngân hàng thế giới đề xuất (Nguyễn Thường Lạng (2007))3 Quy mô y là quy mô giá trị gia tăng ngành I năm t; đơn vị tính là tỷ

3Nguyễn Thường Lạng (2007). “Chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập”, Tạp chí kinh tế và Phát triển số 120, tháng 6/2007

Tên biến Ký hiệu Diễn giải và cách tính

kinh tế Lnyit đồng theo giá 2010. Sau đó lấy logarit thập phân.

Mức tín dụng ngân

hàng

bit

Đại diện cho mức tiến dụng dành cho các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế, đƣợc tính bằng tỷ lệ so sánh giữa mức tín dụng so với GDP của ngành hàng năm. Tính bằng số lần Chi ngân

sách cho các ngành

bugetit

Đại diện cho biến chi tiêu ngân sách cho cho các ngành kinh tế, tính bằng tỷ lệ % chi ngân sách cho ngành so với GDP của ngành hàng năm. Đơn vị tính là phần trăm

Diện tích đất SD cho

sản xuất của các

ngành

Sargit

Tỷ lệ diện tích dành cho sản xuất của các ngành hàng năm, tính bằng đơn vị phần trăm.

Đại diện cho yếu tố

lao động Lnlit

l quy mô lao động của tỉnh I năm t. Lao động đƣợc tính bằng 1000 người và sau đó lấy logarit thập phân;

Vốn đầu tƣ Lnvonit K là quy mô vốn đầu tƣ vào ngành i năm t; tính bằng tỷ đồng theo giá 2010; sau đó lấy logarit thập phân

Công nghệ TTTFPit

TFP - tổng năng suất các nhân tố tổng hợp đƣợc lấy tứ kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Bình năm 2015, và đơn vị tính %

Sử dụng mô hình (16) đã trình bày trên và điều chỉnh lại ký hiệu các biến nhƣ mô hình (17)

CDCCit = β0 + β1lnYit + β2bit + β3bugetit + β3sargit + εit (17)

Nhưng biến quy mô hay tăng trưởng kinh tế - lny là biến nội sinh. Để giải quyết vấn đề này, ở đây nên ở đây sẽ thiết lập phương trình sau:

lnyit = β0 + β1lnkit+ β2lnlit + TTTFPit + εit (18)

Hai phương trình này là một hệ đồng thời. Ở đây biến nội sinh lny được giải quyết thông qua các biến ngoại sinh ở trong phương trình (18). Trong trường hợp này theo Zellner, A & Theil.H (1962) có thể áp dụng phương pháp ƣớc lƣợng 3SLS.

reg3 (cdcc = buged sagr b lny) (ttkt: lny = lnvon lnl tttfp)

Ký hiệu và tên các biến đƣợc tổng kết trong bảng 4.3 sau.

Dữ liệu

Các số liệu đƣợc tổng hợp từ Niên giám thống kê của Tỉnh Quảng Nam các năm nhƣ 2005, 2010 và 2015. Các ấn phẩm này của Cục Thống Kê Quảng Nam công bố và đã xuất bản.

CDCC kinh tế đƣợc xác định bằng góc chuyển dịch cơ cấu kinh tế - φ đƣợc tính dựa trên công thức theo công thức do các chuyên gia ngân hàng thế giới đề xuất (Nguyễn Thường Lạng (2007)). Góc này được tính từ tỷ lệ giá trị gia tăng của các ngành nhỏ trong nội bộ từng ngành lớn hay ngành cấp I hay cơ cấu nội bố ngành.

Cụ thể trong cơ cấu ngành nông - lâm - thủy sản sẽ bao gồm tỷ trọng giá trị gia tăng của nông nghiệp theo nghĩa hẹp, lâm nghiệp và thủy sản; Trong cơ cấu ngành công nghiệp sẽ gồm tỷ trọng của công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công điệp cung cấp điện nước; Trong cơ cấu ngành dịch vụ thương mại sẽ gồm thương mại và dịch vụ. Diện tích đất sản xuất dành cho các ngành lấy từ Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam.

Giá trị gia tăng của các ngành cấp I nhƣ nông - lâm - thủy sản, công nghiệp và thương mại dịch vụ được xác định từ niên giám thống kê của tỉnh. Giá trị gia tăng đƣợc tính theo giá cố định 1994 và bằng tỷ đồng.

Số liệu lao động của các ngành là số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Tính bằng số người.

Số liệu vốn đầu tƣ sẽ đƣợc tính bằng giá hiện hành và giá so sánh, và giá so sánh sẽ là giá 2010 và đơn vị tính là tỷ đồng.

Số liệu TFP ở đây sẽ sử dụng kết quả từ Đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu TFP trong tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam thời kỳ 1997-2013 (Trường hợp ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam)” thực hiện năm 2014-2015 do PGS.TS Bùi Quang Bình chủ trì.

Mức tín dụng mà các ngân hàng thương mại cung ứng cho các doanh nghiệp vay và đƣợc tính bằng số tuyệt đối theo giá 2010. Các số liệu này do ngân hàng nhà nước tỉnh cung cấp.

Chi tiêu ngân sách cho các ngành hàng năm lấy từ số liệu của Sở Tài Chính phân chia chi tiêu ngân sách.

Phương pháp ước lượng

Nguồn số liệu cho phân tích nhƣ đã giới thiệu trên có thế áp dụng Hồi quy gộp (Pooled OLS). Nhƣng khi sử dụng số liệu các biến trên theo chuỗi thời gian sẽ xuất hiện vấn đề nhƣ độ trễ của biến theo thời gian. Tuy nhiên khoảng thời gian ngắn nhƣ nghiên cứu này độ trễ không phải là vấn đề, dù vậy khi sử dụng kiểm định Dfuller kết quả các biến có tính dừng với độ trễ là không. Ở đây sẽ áp dụng phương pháp 3SLS cho hệ phương trình đồng thời đã nói ở phần trên.

Kết quả ƣớc lƣợng trình bày trên bảng 4.4 và phụ lục.

Bảng 4.4. Kết quả ước lượng

Mô hình (17) với 3SLS Mô hình (18)

Biến phụ thuộc cdcc lny

lny 0.167**

(0.060)

b 0.181**

(0.065)

buged 0.119**

(0.043)

sagr 0.108**

(0.037)

lnvon 0.340***

(0.067)

lnl 0.210**

(0.111)

tttfp 0.0203*

(0.011)

Hệ số góc -7.198***

(1.114)

2.682**

(1.229)

Observations 48 48

R-squared 0.971 0.926

Ghi chú: trong () là độ lệch chuẩn, ***,**,* là mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

(Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam )

Các kiểm định có ý nghĩa thống kê nên từ kết quả này có thể rút ra những đánh giá sau:

Quy mô kinh tế tác động dương tới CDCC như kết quả các nghiên cứu định tính đã chỉ ra. Hệ số hồi quy là +0.167 hàm ý rằng tăng trưởng kinh tế sẽ thúc đầy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhƣng mức độ tác động không lớn lắm.

Tìn dụng ngân hàng cũng có ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hệ số hồi quy là +0.181. Điều này hàm ý rằng khi các doanh nghiệp có điều kiện vốn vay họ sẽ đầu tƣ nhiều hơn vào các lĩnh vực kinh doanh cơ sở để dịch chuyển từ ngành này sang ngành khác.

Chi tiêu ngân sách có ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu, hệ số hồi quy là + 0.119 hay tác động tích cực. Chi tiêu ngân sách cho các ngành cũng tạo thêm nguồn lực cho hoạt động kinh tế và thúc đẩy CDCC ngành kinh tế.

Sử dụng đất cho sản xuất của các ngành nhƣ điều kiện góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hệ số hồi quy là +0.108.

Cũng giống như kết quả các nghiên cứu định tính đã chỉ ra, tăng trưởng lao động, vốn sản xuất và TFP tác động dương tới tăng trưởng kinh tế -lny. Hệ số hồi quy của lao động là +0.34, vốn sản xuất là +0.21 và TFP là +0.02. Nhƣ vậy thông qua thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - lny các yếu tố này cũng thúc đẩy CDCC ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh quảng nam (Trang 119 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)